Soạn Văn 9: Chiếc lược ngà (trích)

  • Chiếc lược ngà (trích) trang 1
  • Chiếc lược ngà (trích) trang 2
  • Chiếc lược ngà (trích) trang 3
  • Chiếc lược ngà (trích) trang 4
  • Chiếc lược ngà (trích) trang 5
  • Chiếc lược ngà (trích) trang 6
  • Chiếc lược ngà (trích) trang 7
BÀI 15
Chiếc lược ngà (trích)
Ôn tập vể thơ và truyện hiện đại
õn tập phần Tiếng Việt
CHIẾC LƯỢC NGÀ
KIẾN THỨC Cơ BẢN
về tóc giả: Nguyễn Quang Sáng sinh năm 1932, quê ở An Giang. Trong kháng chiến chống Pháp, ông tham gia bộ dội, hoạt động ở chiến trường Nam Bộ. Sau dó tập kết ra Bắc, Nguyễn Quang Sáng bắt đầu viêt vãn. Những năm chống Mĩ, ông trở về Nam Bộ tham gia kháng chiên và tiếp tục sáng tác văn học.
Tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng có nhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch bản phim và hầu như. chí viết về cuộc sông và con người Nam Bộ trong hai cuộc kháng chiến cũng như hoà bình.
về tác phẩm: truyện ngắn Chiếc lược ngà dược viêt năm 1966 (khi tác giả hoạt dộng ở chiến trường Nam Bộ) và dược đưa vào tập truyện cùng tên. Văn bản trong sách giáo khoa là doạn trích phần giữa truyện.
Bằng việc tạo ra tỉnh huống bất ngờ mà tự nhiên, hợp u, đoạn trích truyện Chiếc lược ngà đã thể hiện thật cảm động tình cha con sâu nặng và cao dẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh. Truyện đã thành công trong việc miêu tả tâm lí và xây dựng tính cách nhân vật, dặc biệt là nhân vật bé Thu.
HƯỚNG DẪN ĐỌC - Hiểu VĂN BẢN
Câu 1. Em hãy kể tóm tắt cốt truyện của đoạn trích. Tình huống nào dã bộc lộ sâu sắc và cảm động tình cha con của ông Sáu và bé Thu?
+ Tóm tắt cốt truyện: Ông Sáu đi kháng chiến xa nhà suốt tám năm trời, khát khao mong mỏi được có dịp về thăm con gái. Thế nhưng khi được về thăm bé Thu, con gái ông lại không nhận ra cha mình vì vết sẹo trên má làm cho cho ông không giông như trong tấm hình chụp chung với má nó. Đến lúc bé Thu nhận ra cha cũng là lúc ông Sáu phải trở lại khu căn cứ. Nhớ lời con dặn trong những ngày ở khu căn cứ ông Sáu đã cố’ gắng làm một chiếc lược bằng ngà voi để tặng cho con. Nhưng chưa kịpđưa cho con thì ông Sáu đã hi sinh trong một trận càn. Trước khi nhắm mắt ông Sáu đã dùng hết sức lực còn lại để nhờ người bạn đưa chiếc lược về cho con gái.
+ Tình huống biểu cảm:
Đối với bé Thu: Lúc ông Sáu chào bé Thu ra đi, bé đã kêu lên: “Ba....a...a..ba” và lao tới ôm chặt ông Sáu.
Đốì với ông Sáu: Cảnh trước lúc hi sinh: ông Sáu móc chiếc lược đưa cho người bạn, không đủ sức để nói nên lời, ông chỉ có thể gửi gắm bằng ánh mắt.
Câu 2. Tìm hiêu và phân tích diên biến tăm lí, hành động của bé Thu trong lần gặp cha cuối cùng, khi ông Sáu được về phép. Qua dó hãy nhận xét về tính cách nhản vật bé Thu và nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của tác giả?
Diễn biến tăm lí và hành dộng của bé Thu:
+ Trước khi nhận ra cha'.
Ngơ ngác sợ hãi khi mới gặp cha: Khi ông Sáu lắp bắp run run: “Ba đây con!” thì bé Thu lại tròn mắt ngơ ngác lạ lùng như nhìn người xa lạ, mặt tái đi chạy đi kêu má làm cho ông Sáu rất đau khổ.
Bướng bỉnh, ương ngạnh khi ở nhà với ba: nói năng cộc lốc, cư xử vùng vằng. Ba má gọi vào ăn cơm thì không chịu nghe lời. Nói với ba thì xưng hô trông không. Người nhỏ, nồi cơm lớn vậy mà vẫn bướng bỉnh bất cần, tự mình làm lấy không thèm nhờ ba, bị ba đánh bỏ nhà qua bên ngoại chứ nhất định không chịu nhận ba.
+ Khi nhận ra cha:
Thao thức trằn trọc suy nghĩ: Khi được bà ngoại giải thích về vết sẹo trên mặt ba, bé Thu nằm trăn trở và thỉnh thoảng lại thở dài như người lớn, và quyết định sáng hôm sau bảo ngoại đưa về. Lúc thấy ba chuẩn bị ra đi khuôn mặt bé Thu buồn rầu nghĩ ngợi xa xăm, đằng sau đôi mắt ấy xáo trộn biết bao ý nghĩ.
Chạy tới ôm cha thắm thiết khi cha ra đi: Khi chưa nhận ra cha bé Thu lạnh lùng bao nhiêu thì khi nhận ra cha lại càng nồng thắm bấy nhiêu. Bé Thu lao tới siết tới cổ cha bật ra tiếng kêu nghẹn ngào xé ruột. Đó là giây phút hạnh phúc nhất của cuộc đời ông Sáu. “Nó hôn ba nó cùng khắp, cổ, vai và kể cả vết thẹo dài trên má.
Nhận xét về nhân vật và nghệ thuật miêu tả tăm lí:
+ Tính cách nhân vật: Mặc dù còn nhỏ tuổi (tám tuổi) nhưng Thu là một cô bé rất kiên quyết và mãnh liệt trong tình cảm. Khi không nhận ra cha thì không có một tác động nào có thể làm thay đổi lập trường, còn khi nhận ra cha thì xúc động thiêng liêng biết bao. Thái độ quyết liệt và ngang ngạnh đó không chỉ đơn thuần là sự bướng bỉnh, đó là chất tô' để làm nên tính cách cứng cỏi, ngoan cường của cô giao liên sau này.
+ Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật: Sâu sắc, tinh tế, nhà văn như hoá thân vào trong nhân vật đế biểu hiện những diễn biến tâm lí của một cô bé tám tuổi một cách chân thật xúc động.
Câu 3. Tình cảm sâu nặng và cao đẹp của ông Sáu đối với con dã dược thể hiện qua những chi tiết, sự việc nào? Điều đó đã hộc lộ thêm nét dẹp gỉ trong tâm hồn của người cán bộ cách mạng ấy?
а.	Tình cảm của ông Sáu đối với con:
+ Nôn nóng dược gặp mặt con: Biền biệt xa con tám năm, trong lòng ông Sáu lúc nào cũng đau đáu nhớ về đứa con thân yêu, xuồng chưa cập bến ông đã nhảy thót lên bờ vội vàng bước những bước dài, hai tay đưa về phía trước, giọng lặp bặp run run mong được ôm con gái vào lòng.
+ Khao khát dược nghe tiếng con gọi “Ba ơi”: Mấy ngày ngắn ngủi ở nhà ông Sáu tìm mọi cách đế đứa con gái nhận ra mình, để được nghe nó gọi tiếng ba suốt bao năm chờ đợi, từ việc không chắt nước nồi cơm, cho đến gắp miếng trứng cá ngon nhất. Suốt ngày ông chẳng đi đâu xa lúc nào cũng vỗ về con nhưng con bé vẫn cứ không chịu nhận, không chịu gọi một tiếng ba, đó là điều đau lòng nhất của người cha rất mực thương con.
+ Tìm kiếm kỉ vật tặng cho con: ông đã cô' công tìm được khúc ngà để làm cho con gái một chiếc lược thật đẹp, ông thận trọng tỉ mỉ cưa từng chiếc răng lược như một người thợ bạc, rồi còn khắc lên đó những dòng chữ đầy yêu thương. Suốt ngày, ông ngắm chiếc lược và gửi gắm trong đó biết bao nhớ thương về người con gái bé nhỏ. Cảm động nhất là trước lúc nhắm mắt, ông vẫn gắng chút sức lực còn lại đế móc chiếc lược trong túi ra nhờ người bạn đưa về cho con gái.
б.	Nét đẹp trong tâm hồn của người chiến sĩ cách mạng:
Họ không chỉ là những người thiết tha yêu quê hương đất nước, sẵn sàng hi sinh vì Tố quốc mà còn là những người sâu nặng tình cảm gia đình, thương yêu con cái hết mực với một tình thương vô cùng đẹp đẽ và cao thượng.
Câu 4. Truyện được kể theo lời trần thuật của nhăn vật nào? Cách chọn vai kế như vậy có tác dụng gì trong việc xây dựng nhăn vật và thể hiện nội dung tư tưởng của truyện?
+ Ngôi kể: Truyện được kế theo ngôi thứ nhất, nhân vật “tôi” là người bạn thân của ông Sáu.
+ Tác dụng: Tạo cho câu truyện tính khách quan chân thực và thể hiện mô'i quan hệ gắn bó giữa những người đồng chí trong chiến đấu.
HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
Câu 1. Thái độ và hành động của nhăn vật bé Thu đối với ba rất trái ngược trong những ngày dầu khi ông Sáu về thăm nhà và lúc ông sắp ra đi, nhưng vẫn nhất quán trong tính cách của nhân vật. Em hãy giải thích diều dó.
Bé Thu khi không nhận ra cha thì hết sức lạnh lùng, bướng bỉnh, ương ngạnh. Khi nhận ra cha thì tình cảm như sóng lũ trào dâng. Điều đó thế hiện sự yêu ghét rạch ròi phân minh, một tính cách bản lĩnh vững vàng của cô bé dù chỉ mới tám tuổi.
Câu 2. Em hãy viết lại doạn truyện kể về cuộc gặp gỡ cuối cùng của hai cha con ông Sáu theo lời hồi tưởng của một nhân vật khác (ông Sáu hoặc bé Thu).
Viết đoạn văn hồi tưởng lại cuộc gặp gỡ cuối cùng của cha con ông Sáu, ta nên lựa chọn nhân vật bé Thu hợp lí hơn và dễ thế hiện được tâm lí nhân vật hơn.
TƯ LIỆU TIIAM KHẢO
Truyện nói đến ba nhân vật: một người con và hai người cha. Truyện viết về hai cuộc gặp gỡ ngắn ngủi, éo le: cuộc gặp gỡ đầu tiên mà cũng là cuối cùng của cô con gái với cha mình và cuộc gặp gỡ cũng của người con gái ấy với bạn chiến đấu của người cha đã hi sinh.
Truyện xoay quanh một kỉ vật mà vô giá nô'i hai cuộc gặp gỡ với ba con người: chiếc lược ngà. Nhưng vang vọng suốt cả câu chuyện, suốt những quãng đời, suốt những cuộc đời ấy chỉ có một tiếng kêu, một tiếng kêu bình dị mà thiêng liêng bậc nhất cõi đời này: ấy là tiếng ba!
Hãy nói về cuộc gặp gỡ thứ nhát. Khi ấy, nhân vật Thu còn là một cô bé. Người cha được về thăm nhà sau bao nhiêu năm ở chiến khu. Khao khát đốt lòng ông là được gặp con, là được nghe con gọi tiếng ba, để được sông trong tình cha con mà lâu nay ông chưa từng được sông, bấy lâu ông mong đợi. Nhưng mọi chuyện diễn ra rất éo le. Đứa con gái đã hoàn toàn lạnh lùng trước mọi tình cảm vồ vập của người cha. Ông càng xích lại gần, nó càng lùi xa. Ong càng chiều thương nó càng lảng tránh. Ông càng khao khát được nghe tiếng ba từ lòng con, nó càng cố’ tình cự nự. Ngọn lửa nồng nàn của lòng cha cứ bị những đối xử xa lánh, ương ngạnh của con dội xuống những gáo nước lạnh. Có những tình huống tưởng chừng như cô bé không thể ương bướng được nữa, ây thế mà nó vẫn quyết liệt. Đó là lúc cơm sôi, một mình nó bé, không thể tự nhấc nồi để chắt nước. Nó đã phải cầu cứu đến người lớn. Tình thế khiến người đọc ngỡ rằng nó sẽ phải thua, không thế chiến tranh lạnh được nữa - nó buộc phải gọi ba để được giúp đỡ. Nhưng không. Nó vẫn không chịu cât lên cái tiếng mà ba nó mong! Chỉ cần nói lên cái tiếng ba ấy thôi, nó sẽ thoát khỏi thế bí. Nhưng quyết không! Nó vẫn hành động theo sự bướng bỉnh: Bất cần! Tự mình làm lấy một công việc nguy hiểm quá sức! Nghĩa là nó không chịu nhượng bộ, không chịu thua cuộc. Điều ấy đã làm cho người cha, người bạn của cha và cả người đọc đau lòng. Còn gì đau lòng cho bằng người cha giàu lòng thương yêu con, mà lại bị chính đứa con ấy kiên quyết chô'i bỏ!
Nhưng, khi ta hiểu ra thì lại thấy rằng: chính cái hành động đáng ghét ấy lại vô cùng đáng quý! Chính thái độ kiên quyết ngang ngạnh đó lại là biểu hiện tuyệt vời của tình cảm người con dành cha cha. Đơn giản vì bấy giờ, cô bé thấy vết thẹo dài trên má người đang xưng là ba đấy không giông với ảnh cha mình. Cô bé không tin, và thậm chí còn ngờ vực. Điều đáng nói là cô bé không dễ tin người khác. Cả bạn của cha, cả mẹ xác nhận là cha. Nhưng không ai tháo gỡ được thắc mắc thầm kín trong lòng mình, thì cô bé vẫn chưa chịu thông. Còn chưa thông thì còn chưa chịu. Nó không đơn thuần là sự bướng binh của một con bé đỏng đảnh, nhiễu sách, mà đó là sự kiên định, quyết liệt của một người có lập trường. Đây chính là cái mầm sâu kín, sau này làm nên tính cách cứng cõi, ngoan cường của một cô gái giao liên giải phóng. Đến khi được ngoại giảng giải về lai lịch vết thẹo trên má ba, thì Thu mới vỡ lẽ đó thực là ba mình. Hình ảnh người cha thân yêu trên ảnh, người cha kính mến mà cô bé ghi sâu trong lòng, đến lúc ấy, mới nhập vào người đang xưng ba có vêt thẹo dài đây. Đã vỡ lẽ, thì lòng yêu ba nhân lên gấp bội. Nhưng muộn quá, đúng lúc ba từ giã lên đường, nó mới có thể gọi ba. Tiếng ba vỡ ra từ sâu thẳm lòng cô bé. Cái tiếng ba nó đã chờ đợi suôi chín năm trời xa con, đã chờ đợi suốt mấy ngày trời về bên con, ông đã tưởng chẳng thể còn được nghe, thì bất ngờ, nó thét lên. Nó vỡ ra còn người đọc thì nghẹn lại. Người cha không kìm nồi nước mắt vì bát ngờ, vì sung sướng, vì thương yêu và vì cả sự éo le của tình cảm nữa: “Nhưng thật lạ lùng, đến lúc ấy, tình cha con như bỗng nổi dậy trong lòng nó, trong lúc không ai ngờ đến thì nó bỗng kêu thét lên:
Ba... Ba!
Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa [...1. Nó vừa ôm chặt cố’ ba nó vừa nói trong tiếng khóc:
Ba! Không cho ba đi nữa! Ba ở nhà với con!
Ba bế nó lên. “Nó hôn ba nó khắp mọi nơi. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài trên má ba nó nữa”. Đối với người cha ấy, đó là tiếng gọi ba dầu tiên và củng là những tiếng cuối cùng ông nghe được từ con!
Có thể kế’ thêm nhiều nét tính cách khác ở nhân vật bé Thu, nhưng đây vẻ đẹp cốt lõi của hình tượng cô bé.
Còn nười cha cũng có nhiều nét đẹp khác như chiến đấu ngoan cường, trung thành với cách mạng, gắn bó với quê hương đồng chí, đồng đội.... Nhưng vẻ đẹp nổi bật nhất được tô đậm ở đây chính là tình phụ tử. Những ngày chưa được gặp con, người cha ấy khổ sở nôn nao bao nhiêu thì giây phút giây phút được nhìn thấy con vồ vập cuông quýt bấy nhiêu. Và khi con không chịu nhận ninh ngay ông đã đau khổ và kìm nén đau khổ như thế nào. Tuy nhiên, tất cả những biểu hiện ấy chỉ là thứ yếu. Điều cảm động nhất là tự tay làm chiếc lược ngà cho con gái. “Ba mua về cho con một cây lược nghe ba”. Đó là mong ước đơn sơ của đứa con gái bé bỏng trong giây phút cha con từ biệt. Nhưng đô"i với người cha đó là mong uớc đầu tiên và duy nhất. Cho nên nó cứ thôi thúc trong lòng. Kiếm cho con một cây lược trở thành bổn phận của người cha, thành tiêng gọi cầu khấn của tình phụ tử. ông đã ngồi bật dậy như loé lên một sáng kiến lớn: làm lược cho con bằng ngà voi. Có lẽ không đơn thuần vì ở rừng rú chiến khu, ông không thế mua được cây lược, làm lược từ ngà voi là một cách khắc phục khó khăn mà cao hơn thế sâu hơn thế, ngà voi là thứ quý hiếm - chiếc lược cho con của ông phải bằng thứ quý qiá - và, ông không muôn mua, mà muôn tự tay mình làm ra. Ồng sẽ đặt vào đấy tất cả tình cha con của mình. Kiếm được ngà voi mặt ông “hớn hở như đứa trẻ bắt được quà”. Vậy đấy người ta hoá thành con trẻ, lại chính là lúc người ta đang hiện lên cái tư cách người cha cao quý của mình. Rồi, ông ngồi cưa từng chiếc răng lược cẩn trọng tỉ mỉ và khổ công như một người thợ bạc “gò lưng tẩn mẩn khắc từng nét: “Yêu mến tặng Thu con của ba”. Ông thường xuyên “lấy cái lược ra ngắm và mài lên tóc cho cây lược thêm bóng, thêm mượt. Lòng thương con đã biến người chiến sĩ thành một nghệ nhân - nghệ nhân chỉ sáng tạo ra một tác phẩm duy nhất trong đời - cho nên cây lược ngà đã kết tinh trong nó tình phụ tử mộc mạc, mà đằm thắm sâu xa đơn sơ mà kì diệu biết bao!
Thế rồi ông không kịp đưa cây lược ngà đến tận tay cho con. Người cha ấy đã hi sinh. Nhưng hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được “Không còn đủ sức trăng trối gì. Tất cả tàn lực cuối cùng chỉ còn cho ông làm được một việc “đưa tay vào túi móc chiếc lược” đưa cho người bạn chiến đấu thân thiết và nhìn bạn hồi lâu, nhưng đó là điều trăng trối không nói nên lời, nó rõ ràng và thiêng liêng hơn cả một lời di chúc. Bởi đó là sự uỷ thác, là ước nguyện cuối cùng của một người bạn thân, ước nguyện về tình phụ tử!
Bắt đầu từ giây phút ấy, cây lược ngà của tình phụ tử đã biến người đồng đội thành một người cha - người cha thứ hai của bé Thu.
(Chu Văn Sơn)