Soạn Văn 9: Hoàng Lê nhất thống chí - Hồi thứ mười bốn (trích)

  • Hoàng Lê nhất thống chí - Hồi thứ mười bốn (trích) trang 1
  • Hoàng Lê nhất thống chí - Hồi thứ mười bốn (trích) trang 2
  • Hoàng Lê nhất thống chí - Hồi thứ mười bốn (trích) trang 3
BÀI 5
Hoàng Lê nhất thống chí - Hồi thứ 14
Sự phát triển của từ vựng
HOÀNG LÊ NHẤT THốNG CHÍ
(Hồi thứ mười bôn)
Đánh Ngọc Hồi, quân Thanh hị thua trận
Bỏ Thăng Long, Chiêu Thống trốn ra ngoài.
KIẾN THỨC Cơ BẢN
về tác giả Ngô gia văn phái: một nhóm tác giả thuộc dòng họ Ngô Thì, ở làng Tả Oai, Thanh Oai, tỉnh Hà Tây, trong đó hai tác giả chính là Ngô Thời Chí làm quan từ thời Lê Chiêu Thống, và Ngô Thời Du làm quan thời nhà Nguyễn.
về tác phẩm: “Hoàng Lê nhất thống chí” là tác phẩm viết bằng chữ Hán, là cuốn tiểu thuyết lịch sử viết theo lối chương hồi nói về sự thống nhất của vương triều nhà Lê vào thời điểm Tây Sơn diệt Trịnh trả lại Bắc Hà cho vua Lê, đồng thời tái hiện lại một giai đoạn lịch sử đầy biến động của xã hội phong kiến Việt Nam cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX. Tiểu thuyết gồm có 17 hồi.
Giá trị nội dung hồi mười bôn: với quan điểm lịch sử đúng đắn và niềm tự hào dân tộc, các tác giả “Hoàng Lê nhất thống chí” đã tái hiện chân thực hình ảnh người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ qua chiến công thần tốc đại phá quân Thanh, sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi đát của vua Lê Chiêu Thống.
HƯỚNG DẪN ĐỌC - Hiểu VĂN BẢN
Câu 1. Tìm đại ý và bố cục của đoạn trích
Đoạn trích có thể chia làm hai phần:
+ Phần một (từ đầu đến đừng cho là nói khoác)-, cuộc hành quân thần tốc của quân Tây Sơn.
+ Phần hai (còn lại): sự thảm bại của quân Thanh.
Câu 2. Cảm nhận của em về người anh hùng Quang Trung? Theo em, nguồn cảm hứng nào đã chi phối ngòi bút của tác giả khi tạo dựng người anh hùng dân tộc này?
+ Cảm nhận về người anh hùng Nguyễn Huệ
Nhà quân sự tài ba: với cuộc hành quân thần tốc chỉ trong mười ngày đã đánh bại quân Thanh. Trong lịch sử quân sự hiếm thấy vị tướng cầm quân nào mà chưa đánh đã định chính xác ngày tháng chiến thắng với lô'i đánh bí mật táo bạo, bất ngờ.
Là nhà chính trị rất giỏi dùng người: khi lui vào Nam để Ngô Thời Nhậm ở lại lo liệu cho Bắc Hà lúc lâm nguy.
Là người có tầm nhìn xa trông rộng: tính chuyện cử người sang nhà Thanh khi chưa đánh xong giặc Thanh, dùng lời lẽ khéo léo cầu hoà để dẹp yên việc binh đao lâu dài.
Là người thấu tình đạt lí: tha tội cho hai tướng Lâm, Sở (mặc dù họ thua trận), những lời dụ của Quang Trung với quân lính để cho mọi người thấy được đại nghĩa mà đồng lòng đánh giặc, không ăn ở hai lòng. Khi Quang Trung mất, Ngọc Hân công chúa đã khóc chồng mình :
Mà may áo vải cờ hoa
Giúp dân dựng nước xiết bao công trình.
Đây cũng là tiếng lòng, là sự đánh giá của nhân dân với người anh hùng áo vải.
+ Cảm hứng chi phối tác giả
Ngòi bút của tác giả Ngô gia văn phái dành nhiều thiện cảm cho nhà Lê, mặc dù vua Lê Chiêu Thống hèn hạ “cõng rắn cắn gà nhà” nhưng tư tưởng trung quân của Nho giáo đã chi phôi rất nhiều đến quan điểm sáng tác.
Người anh hùng Nguyễn Huệ không phải là đổì tượng mà tác giả hướng ngòi bút để ca ngợi thậm chí còn có ý phê phán. Thế nhưng ánh sáng của phong trào Tây Sơn, sức mạnh như vũ bão của đoàn quân này cũng như tài trí của người anh hùng Nguyễn Huệ quá tuyệt vời đặt bên cạnh những ông chúa ăn chơi, những ông vua hèn hạ bạc nhược, ánh sáng ấy càng rực rỡ khiến tác giả không thể không ca ngợi.
Câu 3. Sự thảm bại của quân tưởng nhà Thanh và sô phận bỉ đát của vua Lê Chiêu Thông hèn hạ được miêu tả như thê nào? Nhận xét giọng văn.
Quân tướng nhà Thanh
Vua Lê Chiêu Thống
Hình ảnh miêu tả
+ Tướng giặc:
Sầm Nghi Đống chống cự không được thắt cổ tự tử.
Tôn Sĩ Nghị sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, không kịp mặc áo giáp chiếm trước qua cầu phao.
+ Quân lính:
Ồ đồn Hạ Hồi: bị quân Tây Sơn bao vây bất ngờ ai nấy rụng rời sợ hãi xin hàng.
Ở đồn Ngọc Hồi: bỏ chạy tán loạn giày xéo lên nhau mà chết, thây nằm thành đống, máu chảy thành suối.
Ổ Thăng Long: hoảng hồn tan tác bỏ chạy tranh nhau sang sông xô đẩy nhau rơi xuống cầu phao, nước sông tắc không chảy được.
+ Nghe tin có việc biến vội vã chạy ra ngoài, gặp chiếc thuyền đánh cá cướp lấy chèo sang bờ Bắc.
+ Mấy ngày không ăn ai nấy đểu mệt lử.
+ Vừa ăn xong nghe tin quân Tây Sơn đến nơi cuống quýt bảo người thổ hào... có con đường sống nào chạy lên cửa ai xin tính kế ngay cho.
+ Gặp Tôn Sĩ Nghị, vua quan nhìn nhau than thở, chảy nước mắt.
Giọng kể
+ Khách quan, để tự sự việc phơi bày lên sự đê hèn, thảm hại của quân Thanh.
+ Tướng thì bất tài vô dụng, kiêu ngạo. Lúc lâm nguy một mình một ngựa chạy trốn thoát thân.
+ Quân ô hợp, tham sống sợ chết, chưa đánh đã xin hàng lúc vào trận xéo lên nhau bỏ chạy tán loạn.
+ Tác giả cố gắng tái hiện một cách trung thực cuộc chạy trốn thê thảm của vua tôi nhà Lê.
+ Giọng văn khá khách quan không thể hiện thái độ bênh vực như ở phần đầu tác phẩm.
+ Gắn vào vận mệnh của mình với kẻ xâm lược vua tôi nhà Lê phải chịu chung số phận thảm hại.