Soạn Văn 9: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ

  • Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ trang 1
  • Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ trang 2
  • Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ trang 3
  • Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ trang 4
BÀI 12
Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
Ánh trăng
Tổng kết về từ vựng (Luyện tập tổng hợp)
Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận
KHÚC HÁT RU NHỮNG EM BÉ
LỚN TRÊN LƯNG MẸ
Nguyễn Khoa Điềm
I. KIẾN THỨC Cơ BẢN
về tóc giả: Nguyễn Khoa Điềm sinh năm 1943 tại Thừa Thiên Huế, trong một gia đình trí thức cách mạng. Ông thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc. Nguyễn Khoa Điềm từng là Tổng thư kí Hội Nhà văn Việt Nam, ủy viển Bộ Chính trị, Trưởng ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương.
về tác phẩm: bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ được Nguyễn Khoa Điềm sáng tác năm 1971, khi đang công tác ở chiến khu miền Tây Thừa Thiên.
Trong gian nan, vắt vả của cuộc sống ở chiến khu, người mẹ càng dành cho con tình yêu thương thắm thiết, càng ước mong con mau lớn khôn, khoẻ mạnh, trở thành công dân của một đất nước tự do. Nguyễn Khoa Điềm đã thể hiện tình yêu thương con gắn bó với lòng yêu nước, với tinh thần chiến đấu của người mẹ miền tây Thừa Thiên qua Khúc hát ru những em bé lởn trên lưng mẹ mang giọng điệu ngọt ngào, trìu mến.
HƯỚNG DẪN ĐỌC - Hiểu VĂN BẢN
Câu 1. Theo em, cách lặp di lặp lại, cách ngắt nhịp có tác dụng tạo nhịp điệu như thê nào cho lời ru, có liên quan gì đến nội dung tình cảm của hài thơ?
+ Lời hát có ba khúc ru, mỗi khúc ru đều có hai khổ, và đều mở đầu bằng hai câu: Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi - Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ. Rồi sau đó kết thúc bằng lời ru trực tiếp của mẹ: Ngủ ngon a-kay ơi - Ngủ ngon a-kay hỡi. Sự lặp đi lặp lại như thế có tác dụng:
Tạo nên nhịp điệu dìu dặt tha thiết, tạo cho bài thơ có. tiết tấu nhịp nhàng như lời hát ru.
Thể hiện tình mẹ con thắm thiết, nhất là tình cảm yêu thương trìu mến của mẹ dành cho đứa con yêu.
Câu 2. Phân tích hình ảnh người mẹ Tà - ôi trong bài thơ.
Người mẹ tảo tần, lam lủ:
+ Hình ảnh người mẹ đã được khắc họa qua những công việc quen thuộc hằng ngày của bao bà mẹ Việt Nam: giã gạo, dịu con, trỉa bắp bao vất vả, lo toan, đôi vai gầy của mẹ đẫm mồ hôi..
Vai mẹ gầy nhẩp nhô làm gối.
Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi.
Lưng núi thì to mà lưng mẹ thì nhỏ. h. Người mẹ kháng chiến:
Giặc Mĩ đến xâm lược, trên đôi vai bà mẹ Tà - ôi lại thêm trách nhiệm mới, tham gia kháng chiến, đánh giặc cứu nước. Tình mẹ không chỉ dành cho a - kay mà còn dành cho anh bộ đội, cho làng, cho đất nước.
Mẹ địu em đi để giành trận cuối.
Mẹ đang chuyển lán, mẹ đi đạp rừng
Câu 3. Em hiểu như thế nào về hai câu thơ: “Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi - Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng”? Phân tích hình ảnh của người mẹ đôi với con ở câu thơ thứ hai.
+ Mặt trời của bắp: là mặt trời của thiên nhiên vĩnh hằng, đem lại ánh sáng và sự sông cho muôn loài, đem lại sự tốt tươi cho ngô, lúa,...
+ Mặt trời của mẹ: đó là em cu Tai, là con yêu, là miền hạnh phúc của mẹ. Đứa con là nguồn sông, là mặt trời của mẹ. Một ẩn dụ sáng tạo làm rung động lòng người.
Đứa con bé bỏng nhưng lại là nguồn năng lượng to lớn, không thể thiếu của cuộc đời mẹ, là sự sông của mẹ, nhờ có đứa con ngủ yên trên lưng mà người mẹ mới có thể quên đi những mệt mỏi, mới có đủ nghị lực để chịu đựng với nắng cháy mưa nguồn.
Câu 4. Qua khúc hát ru em cảm nhận tình cảm của người mẹ đối vơi con như thế nào? Nhận xét về mối liên hệ giữa lời ru trực tiếp của người mẹ với hoàn cảnh, công việc mà mẹ dang làm và ước vọng của người mẹ qua ba khúc ru?
+ Tình cảm của người mẹ đôi với con: tình cảm của mẹ đôi với người con thể hiện qua lời ru dìu dặt, tha thiết ngân vang cả núi đồi. Lưng mẹ là chiếc nôi đế’ nuôi con khôn lớn, tim mẹ dạt dào tình mẫu tử hát thành lời ru con:
Lưng đưa nôi và tim hát thành lời.
+ Lời ru với hoàn cảnh công việc của mẹ: bài thơ có ba khúc và
r
mỗi khúc ru đều gắn liền với hoàn cảnh cụ thể, và việc làm cụ thể mà đang làm, đồng thời trong mỗi hoàn cảnh như thế ước mơ của mẹ, của em cu Tai cũng mỗi khác, theo sự trưởng thành khôn lớn của con và niềm khát khao cho con được tự do.
Lời ru lúc mẹ giã gạo: “Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần” và mong ước sau này lớn lên sẽ “vung chày lún sân”.
Lời ru lúc mẹ trỉa bắp trên nương: “Con mơ cho mẹ hạt bắp lên đều” và mong ước sau này có thể phát nương cho mẹ “rộng gấp mười Ka-lưi”.
Lời ru của mẹ lúc chiến dấu, “chuyển rừng đạp lán”. Em cu Tai cũng vào Trường Sơn theo mẹ, “Em mơ cho mẹ được thấy Bác Hồ” và điều đó cũng đồng nghĩa “Con được làm người tự do”.
Cảu 5. Em thấy tình yêu thương con của người mẹ gắn với những tình cảm gì? Em hiếu thế nào về những ước mong, ý chí của nhăn dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mĩ được thể hiện trong các khúc ru?
+ Sự gắn bó của tình yêu thương: tình yêu con của người mẹ Tà - ôi gắn với tình thương anh bộ đội, buôn làng và cao hơn nữa là sự gắn bó vơí tình yêu quê hương đất nước.
+ Ý nghĩa của khúc ca: qua những khúc ca của bà mẹ Tà - ôi đốì với đứa con của mình, ta thấy được tình yêu thương con dào dạt đằm thắm, lòng yêu nước sâu sắc, ý chí chiến đâu mãnh liệt vì độc lập tự do của những bà mẹ Việt Nam, dân tộc Việt Nam.
HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
Nhận xét về ý nghĩa của yếu tô tự sự trong bài thơ đối với việc thế hiện cuộc sống của người dân ở chiến khu Trị - Thiên thời chông Mĩ.
Giá trị cửa yếu tô' tự sự:
+ Thể hiện tâm hồn trong sáng của người mẹ Tà-ôi.
+ Thể hiện phong cách của đồng bào miền núi.
+ Làm tăng thêm sự chân thực, sâu lắng của hình tượng nhân vật trữ tình.
TƯ LIỆU THAM KHẢO
Bài thơ là một cấu tạo nhịp điệu tinh vi:
Ba đoạn lặp lại một lời ru của nhà thơ, một lời ru người mẹ, song song như một bài sóng ca.
Lời ru nhà thơ hướng vào thực tại, lời ru người mẹ hướng về tương lai, như là sự lí giải động lực tinh thần sâu xa giúp mẹ vượt qua mọi gian lao, thử thách.
Mỗi dòng thơ đều đặn bảy tiếng hay tám tiếng, đều được ngắt thành hai nhịp: nhịp 3/4 hay 4/4, như nhịp chày, nhịp tỉa bắp, nhịp bước chân.
Nội dung bài thơ tiến triển thay đổi: từ giã gạo, đến tỉa bắp, rồi chuyển lán, ra chiến trường. Ước mơ ngày một lớn:
Mai sau con lớn vung chày lún sân Mai sau con lớn phát mười Ka-lưi
Mai sau con lớn làm người tự do
Ước mơ con lớn có sức mạnh huyền thoại xen lẫn với ước mơ làm người tự do trong hiện tại.
Bài thơ xây dựng hình tượng người mẹ Tà-ôi nuôi con thơ mà làm đủ việc cho kháng chiến chông đế quốc Mĩ, góp phần cho thắng lợi chung của đất nước Việt Nam. Một người mẹ lao động nhọc nhằn mà ước mơ bay bổng, toát lên một niềm tin chắc chắn về tương lai. Đây là một hình tượng hiếm có trong thơ ca cách mạng hiện đại, sáng cùng các hình tượng khác như chị Lí, mẹ Suốt, mẹ Tơm,...
(Trần Đình sử, Đọc vần học văn)