Soạn Văn 9: Kiểm tra về truyện trung đại

  • Kiểm tra về truyện trung đại trang 1
  • Kiểm tra về truyện trung đại trang 2
  • Kiểm tra về truyện trung đại trang 3
  • Kiểm tra về truyện trung đại trang 4
  • Kiểm tra về truyện trung đại trang 5
ÔN TẬP VỀ TRUYỆN TRUNG ĐẠI
Câu 1. Lập bảng thống kê, ghi những kiến thức cần thiết vào từng cột theo mẫu dưới đây:
STT
Tên văn bản
Tác
giả
Nội dung chủ yếu
Đặc sắc nghệ thuật
1
Chuyện
người
con
gái
Nam
xương
Nguyễn
Dữ
Thể hiện niềm thương cảm sâu sắc đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến. Đổng thời ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của họ: chung thuỷ, đảm đang, hiếu thảo...
Thành công về nghệ thuật dựng truyện, miêu tả nhân vật, kết hợp tự sự với trữ tình.
2
Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh
Phạm
Đình
Hổ
Phản ánh đời sống xa hoa của phủ chúa và sự nhũng nhiễu của bọn quan lại thời Lê Trịnh
Lối viết văn ghi chép sự việc cụ thể, chân thực, sinh động.
3
Hoàng
Lê
nhất
thống
chí
Ngô gia văn phái
Tái hiện lại chân thực hình ảnh người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ qua chiến công thần tốc đại phá quân Thanh và sự thảm bại nhục nhã của quân tướng nhà Thanh, sự bi đát của vua tôi Lê Chiêu
Thống phản dân hại nước.
Lối văn trần thuật kết hợp với miêu tả chân thực sinh động.
4
Truyện Kiều
Nguyễn
Du
Đề cao khát vọng sống,khát vọng về hạnh phúc của con người và ước mơ vể tự do công lí.
Nghệ thuật miêu tả nhân vật, miêu tả thiên nhiên.
5
Lục
Vân
Tiên
Nguyễn
Đình
Chiểu
Là khúc ca chiến đấu và chiến thắng của chính nghĩa, của đạo lí nhân dân, là bản án kết tội những kẻ bất nhân bất nghĩa.
Ngôn ngữ mộc mạc, bình dị, lối kể chuyện tự nhiên sinh động.
Câu 2. Phân tích vẻ dẹp và sô phận đầy bi kịch của người phụ nữ qua tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương và qua các doạn trích Truyện Kiều?
+ Vẻ đẹp người phụ nữ:
- Hiền thục, thuỳ mị, nết na:
Vũ Nương làm vợ Trương Sinh luôn gìn giữ khuôn phép để vợ chồng không bao giờ phải bất hoà.
Chị em Thuý Kiều sông cuộc sông của con nhà nề nếp, trướng rủ màn che kín đáo mặc cho tường đông ong bướm đi về mặc ai.
Hiếu thảo, thuỷ chung:
Vũ Nương chăm sóc mẹ chồng như cha mẹ đẻ, chồng đi lính xa nhà vẫn giữ gìn một tiết chung thuỷ chờ chồng.
Thuý Kiều bán mình để cứu cha và em, lưu lạc đất khách quê người lòng vẫn luôn lo lắng hướng về cha mẹ ở quê nhà.
Nhan sắc tuyệt vời:
Vũ Nương có tư dung tốt đẹp, Trương Sinh mới nhờ mẹ đem một trăm lạng vàng cưới về làm vợ.
Chị em Thuý Kiều mười phân vẹn mười “nghiêng nước nghiêng thành”.
Thông minh, tài sắc:
Kiều thông minh vôn sẵn tính trời, một tư chất thiên bẩm không mấy người có được.
Nàng còn rất sành về cầm kì thi họa, những bộ môn nghệ thuật thể hiện tâm hồn giàu cảm xúc.
Sô phận dầy bi kịch của con người.
+ Họ bi coi như một món hàng để mua bán mặc cả {Mã Giám Sinh mua Kiều).
+ Bị nghi oan và phải chết oan một cách đau đớn {Chuyện người con gái Nam Xương).
+ Thân phận bọt bèo bơ vơ trước sóng gió vô định của cuộc đời (Kiều ở lầu Ngưng Bích).
Ý nghĩa: thông qua những bi kịch của họ tác giả bày tỏ niềm cảm thông sâu sắc và lên án sự tàn bạo bất công của xã hội phong kiến và giai cấp thông trị.
Câu 3. Bộ mặt xấu xa, thối nát của giai cấp thống trị, của xã hội phong kiến được thể hiện như thế nào qua các đoạn trích Chuyện củ trong phủ chúa Trịnh (Vũ trung tuỳ bút), Quang Trung đại phá quăn Thanh (Hoàng Lê nhất thống chí), Mã Giám Sinh mua Kiều (Truyện Kiều)?
Xã hội phong kiến Việt Nam thế kỉ XVIII bước vào sự khủng hoảng trầm trọng, bộc lộ tất cả những xấu xa, tồi tệ:
+ Đồng tiền lộng hành uy hiếp cuộc sông của người dân lương thiện {Mã Giám Sinh mua Kiều).
+ Những kẻ có tiền táng tận lương tâm (Mã Giám Sinh).
+ Vua chúa quan lại ăn chơi xa đọa, thi nhau hà hiếp bóc lột dân
lành {Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh).
+ Giai cấp thông trị bạc nhược, tham sông sợ chết, phản dân hại
nước {Quang Trung đại phá quân Thanh).
Câu 4. Phân tích hình tượng các nhân vật:
Nguyễn Huệ (đoạn trích “Quang Trung đại phá quân Thanh”)
Lục Văn Tiên (đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”)
Nhân vật Nguyễn Huệ:
+ Nguyễìĩ Huệ là người anh hùng có tài cầm quân’, tính toán ngày giờ đánh giặc và thắng giặc như thần, có thế’ lường trước mọi tình huống.
+ Nguyễn Huệ là người lãnh đạo có tầm nhìn xa rộng’, trước khi rút quân khỏi Bắc Hà để Ngô Thời Nhiệm ở lại để lo việc về sau, dự tính sau khi đánh xong giặc Thanh cử người đi để xoa dịu mối quan hệ căng thẳng giữa hai nước, giữ hoà hiếu lâu dài.
+ Nguyễn Huệ là người anh hùng có sức thu phục lòng người: tha chết cho hai tướng Lân, Sở mặc dù họ thua trận, cách ăn nói vừa khéo léo, mềm mỏng lại vừa kiên quyết.
Hình tượng nhăn vật Lục Vân Tiên:
+ Một trang anh hùng hảo hán: có tài vũ dũng, có khí phách anh hùng, có tấm lòng vì nghĩa quên thân. Chỉ có một mình hai tay không đối chọi với bọn cướp hung hãn, đông đảo, gươm giáo đầy đủ, thanh thế lẫy lừng, nhưng để cứu người “cho khỏi lao đao buổi này”, Vân Tiên đã “bẻ cây làm gậy” xông vào trận, không hề đắn đo suy nghĩ, không quản nguy hiểm đến tính mạng.
+ Một Nho sinh chính trực, phong thái đường hoàng: khinh tài trọng nghĩa, đôn hậu bao dung, ân cần thăm hỏi người bị hại, thái độ ứng xử đúng mực với hai cô gái, từ chối mọi đền đáp ơn huệ bởi lẽ “làm ơn há dễ trông người trả ơn”.
Câu 5. Nêu những nét chính về thời đại, gia đình và cuộc dời Nguyễn Du. Tóm tắt “Truyện Kiều”.
Câu 6. Qua các đoạn trích “Chị em Thuỷ Kiều”, “Kiều ở lầu Ngưng Bích”, “Mã Giảm Sinh mua Kiều”, “Thuý Kiều báo oán báo ân”, hãy phân tích giá trị nhân đạo của” Truyện Kiều”.
Qua các đoạn trích giá trị nhân đạo của Truyện Kiều được thể hiện ở những khía cạnh sau đây:
+ Ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của con người:
Ngợi ca vẻ đẹp nhan sắc (Kiều và Vân là những cô gái mười phân vẹn mười, mai cốt cách, tuyết tinh thần).
Ca ngợi vẻ đẹp tài năng (Thuý Kiều giỏi cầm kì thi họa).
Ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn (cuộc sống trong sáng của chị em Thuý Kiều, tấm lòng luôn nghĩ về người khác của Thuý Kiều khi ở lầu Ngưng Bích), tấm lòng nhân hậu vị tha (tha chết cho Hoạn Thư).
+ Cảm thông cho những nỗi đau khổ của con người:
Kiều phải bán mình chuộc cha trong tình cảnh “thềm hoa một bước, lệ hoa mấy hàng...”
Cảnh sông hãi hùng, lênh đênh của Kiều khi ở lầu Ngưng Bích.
+ Tố cáo những thế lực chà đạp lên cuộc sống con người:
Thế lực đồng tiền đã đẩy con người vào cảnh khốn cùng.
Những kẻ tán tận lương tâm, lọc lõi, xảo quyệt (Mã Giám Sinh).
+ Đề cao khát vọng về công lí, về hạnh phúc của con người (cảnh Thuý Kiều báo ân báo oán, những kẻ có tội bị trừng trị đích đáng, những người có công được đền ơn xứng đáng).
Câu 7. Qua các đoạn trích đã học, hãy phân tích những thành công nghệ thuật của Truyện Kiều (nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ, nghệ thuật tả cảnh thiên nhiên, nghệ thuật miêu tả nhân vật).
+ Ngôn ngữ: trong sáng, chuẩn mực, giàu sức gợi cảm, chính xác, đẹp đẽ (ngôn ngữ tả vẻ đẹp chị em Thuý Kiều, ngôn ngữ tả cảnh ngày xuân), có sự kết hợp hài hoà giữa ngôn ngữ dân gian và ngôn ngữ bác học.
+ Tả cảnh thiên nhiên: trong sáng, êm đềm, sông động đến mức cảnh như đang hiện ra trước mắt người đọc, vừa có cảnh trực tiếp (cảnh ngày xuân), vừa có cảnh ngụ tình. Tám câu thơ cuối tả cảnh lầu Ngưng Bích là sự hài hoà giữa ngoại cảnh và tâm cảnh, mỗi hình tượng thiên nhiên miêu tả trong đoạn thơ đồng thời là một ẩn dụ về tâm trạng và một phỏng dụ về sô' phận con người.
+ Miêu tả nhân vật: nhân vật có tính điển hình cao, mỗi nhân vật tác giả chỉ dành cho vài ba câu nhưng đã diễn tả một cách chính xác tính cách đặc điểm của nhân vật.
Mã Giám Sinh:	Mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao.
Trước thầy sau tớ xôn xao.
Thuý Kiều:	Làn thu thuỷ nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.
Kết hợp với việc miêu tả ngoại hình, tác giả đi sâu vào miêu tả tâm trạng, tâm lí nhân vật, hành động cụ thể để chân dung nhân vật trở nên ấn tượng sâu sắc.