Soạn Văn 9: Sự phát triển của từ vựng

  • Sự phát triển của từ vựng trang 1
  • Sự phát triển của từ vựng trang 2
  • Sự phát triển của từ vựng trang 3
  • Sự phát triển của từ vựng trang 4
Sự PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VựNG
KIẾN THỨC Cơ BẢN
Cùng với sự phát triển của xã hội, từ vựng của ngôn ngữ cũng không ngừng phát triển. Một trong những cách phát triển của từ vựng tiếng Việt là phát triển của từ ngữ trên cơ sỡ nghĩa gốc của nó.
Có hai phương thức chủ yếu phát triển nghĩa của từ ngữ: phương thức ẩn dụ và phương thức hoán dụ.
HƯỚNG DẪN TÌM Hiểu CÂU HỎI PHAN bài học
Câu 1. Nghĩa của tù “kinh tế” trong hài thơ “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” của Phan Bội Châu.
+ Trong bài thơ kinh tế có nghĩa là kinh bang tế thế, trông coi việc nước giúp người đời.
+ Kinh tế theo ngày nay: tổng thể nói chung những quan hệ sản xuất của một hình thái xã hội kinh tế nhất định, hoặc là những hoạt động của con người nhằm thoả mãn nhu cầu vật chất {Từ điển tiếng Việt).
Câu 2. Nghĩa của từ “xuân” và từ “tay” trong Truyện Kiều.
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân.
Ngày xuân em hãy còn dài
+ Từ xuân thứ nhất chỉ mùa xuân (nghĩa gốc).
+ Từ xuân thứ hai chỉ tuổi trẻ (nghĩa chuyển).
Giờ kim thoa với khăn hồng trao tay
Cùng phường buôn thịt cùng tay bán người
+ Từ tay thứ nhát chỉ bộ phận của cơ thể con người: từ vai đến các ngón để có thể cầm nắm (nghĩa gốc).
+ Từ tay thứ hai chỉ khả năng trình độ nghề nghiệp (nghĩa chuyển).
TÌM HIỂU CÂU HỎI PHẦN LUYỆN TẬP
Câu 1. Từ “chân” trong các câu sau là từ nhiều nghĩa, hãy xác định nghĩa gốc, nghĩa chuyển, phương thức chuyển.
Đề huề lưng túi gió trăng
Sau chăn theo một vài thằng con con.
Từ chân theo câu thơ trên được dùng theo nghĩa gốc, chỉ bộ phân cơ thể con người dùng để đi đứng.
Năm em học sinh lớp 9A có chân trong đội tuyển của trường đi dự Hội khoẻ Phù Đổng
Từ chân trong câu trên chỉ ý nghĩa tư cách là thành viên của một tổ chức, nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ.
Dù ai nói ngả nói nghiêng Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.
Từ chân trong câu thơ trên chỉ bộ phận dưới cùng của một đồ vật có tác dụng đỡ cho các bộ phận khác. Nghĩa chuyển, phương thức ẩn dụ.
Buồn trông nội cỏ rầu rầu Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
Từ chân trong câu thơ trên được dùng theo nghĩa chuyển. Chỉ phần dưới cùng của vật tiếp giáp với mặt nền. Phương thức ẩn dụ.
Câu 2. Căn cứ vào “Từ điển tiếng Việt” định nghĩa từ “trà” để xác định nghĩa của từ “trà” trong các cách dùng khác.
+ Từ trà theo nghĩa gốc chè là búp hoặc lá cây chè đã sao, đã chế biến để pha nước uống.
+ Căn cứ vào định nghĩa trên ta thấy từ trà trong những cách dùng: trà atisô, trà sâm, trà linh chi, trà tăm sen, trà khổ qua được dùng theo nghĩa chuyển, chỉ những sản phẩm thực vật đã sao, chế thành dạng khô để pha làm nước uống.
Câu 3. Căn cứ vào “Từ điển tiếng Việt” nêu nghĩa gốc của từ “đồng hồ”, hãy nêu nghĩa chuyển của từ “đồng hồ” trong các từ sau.
+ Từ đồng hồ theo nghĩa của Từ điển tiếng Việt', dụng cụ đo giờ phút một cách chính xác.
+ Căn cứ vào định nghĩa trên ta thấy nghĩa chuyển của các cách dùng như: đồng hồ điện, dồng hồ nước, đồng hồ xăng... đều có nét giông nhau chỉ những dụng cụ để đo có bề ngoài giông như đồng hồ.
Câu 4. Hãy tìm ví dụ để chứng minh rằng các từ: “hộỉ chứng, ngân hàng, sốt, vua” là những từ có nhiều nghĩa.
+ Hội chứng
Nghĩa gốc: tập hợp nhiều hội chứng cùng xuất hiện của bệnh nào đó. Ví dụ: hội chứng màng não.
Nghĩa chuyển: tâp hợp nhiều hiện tượng, sự kiện biểu hiện về một tình trạng, một vấn đề nào đó có ảnh hưởng tới một nhóm người, hoặc nhiều người như: hội chứng Irắc.
+ Ngân hàng
Nghĩa gốc: tổ chức kinh tế hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh và quản lí tiền tệ. Ví dụ: ngân hàng ngoại thương.
Nghĩa chuyển: nơi lưu giữ, bảo quản dữ liệu hoặc bộ phận cơ thể như: ngân hàng máu, ngân hàng cơ thể người, ngân hàng đề thi...
+ Sốt
Nghĩa gốc: nhiệt độ cơ thể tăng lên so với mức tiêu chuẩn.
Nghĩa chuyển: tình trạng tăng đột ngột về một lĩnh vực nào đó. Như: cơn sốt nhật kí Đặng Thuỳ Trâm và Nguyễn Văn Thạc, cơn sốt phim, cơn sốt vàng...
+ Vua
Nghĩa gốc: người đứng đầu nhà nước quân chủ. Ví dụ: vua Trần Nhân Tông.
Nghĩa chuyển: người được coi là nhất về một lĩnh vực nào đó. Như: vua nhạc Pốp, vua bóng đá.
Câu 5. Từ “mặt trời” trong câu thứ hai được sử dụng theo phép tu từ nào? Có thể coi đây là hiện tượng một nghĩa gốc của từ phát triển thành nhiều nhiều nghĩa được không?Vì sao?
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
(Viễn Phương - Viếng lăng Bác)
+ Từ mặt trời trong câu thơ thứ hai được sử dụng theo phép tu từ ẩn dụ. Bác Hồ cũng giông như một mặt trời, đã đem lại ánh sáng độc lập tự do cho dân tộc, xua tan bóng đêm nô lệ.
+ Đây là hiện tượng nghĩa gốc của từ phát triển thành nghĩa chuyển nhưng có tính chất tạm thời vì nếu như tách khỏi ngữ cảnh mặt trời không còn có nghĩa là Bác Hồ nữa.