Soạn Văn 9: Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh

  • Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh trang 1
  • Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh trang 2
LUYỆN TẬP SỬ DỤNG MỘT số BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT
TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
Thuyết minh một trong các đồ dùng: cái quạt, cái kéo, chiếc nón.
Nón lá là biểu tượng gắn liền với dân tộc Việt Nam, gắn liền với những người mẹ ra đồng hai sương một nắng, với những người chị một đời buôn gánh bán bưng. Nón lá chứa đựng tâm tình của lứa đôi những chiều mưa bay, nắng đổ, của lòng du khách tìm về với bản sắc dân gian... Vừa là vật chất trong đời sông vừa thuộc tâm linh con người, nón lá bình dị như tên gọi nhưng mấy ai hiểu được chứa đựng trong những nan vành là cả cội nguồn nguồn của đất mẹ, quê cha...
Cái làm nên một dân tộc không chỉ những năm tháng đánh đuổi ngoại xâm, cái làm nên một dân tộc còn từ những văn hoá truyền thông tồn tại ngàn đời. Cách đây khoảng ba ngàn năm, nón lá đã được khắc trên thạp đồng Đào Thịnh, trên trông đồng Ngọc Lũ. Nón lá ban đầu gắn liền với đời sống nông nghiệp như một phương tiện của người dân trên xứ sở nhiệt đới nắng lắm mưa nhiều. Người ta đội nón đi cày bừa, cấy, gặt. Người ta đội nón đi chợ sớm, chợ chiều. Người ta đội nón đi hội hè, tế lễ... Trên khắp đất Việt này, đâu lại chẳng có hình ảnh của nón lá thân thương: một chiếc nón quai thao yểu điệu trong lễ hội người dân đất Bắc, nón gò găng Bình Định trên những chiếc xe ngựa ngược xuôi, nón bài thơ lãng mạn của con người Huế...
Người Việt từ nông thôn cho tới thành thị đều dùng nón lá, nhưng ít người để ý nón lá có bao nhiêu vành, đường kính rộng bao nhiêu. Nón lá tuy giản dị nhưng nghệ thuật làm nón cần phải khéo tay. Với cây mác sắc, người ta chuốt từng sợi tre thành mười sáu nan vành một cách công phu, sau đó uốn thành vòng thật tròn trịa và bóng bẩy. Người phụ nữ thì chằm nức vành. Để có được lá đẹp, họ thường chọn lá nón non vẫn giữ được màu xanh nhẹ, ủi lá nhiều lần cho thẳng và láng. Khi xây và lợp lá, người ta phải khéo léo sao cho khi chêm lá không bị chồng lên nhau thành nhiều lớp để nón có thể thanh và mỏng. Loại lá làm nón tuy dờn sơ nhưng khó tìm. Lá mọc ở những cùng núi, sau này người ta đem giông về trồng ở vườn, có tên là Bồ Quy Diệp. Lá non lúc khô có màu trắng xanh, người ta phải phơi lá vào sương đêm cho lá bớt độ giòn, đè và kéo nón lá thẳng như một tờ giấy trắng, có nổi lên những đường gân nhỏ, lựa những lá đẹp để làm phần ngoài của nón. Người ta dùng cái khung hình như Kim tự tháp, có sáu cây sườn chính, khoảng cách giông nhau để gài mười sáu cây vành tròn lớn nhỏ khác nhau lên khung. Nón thường chỉ mười sáu vành tròn làm bằng tre cật vót đều nhau nôi lại. Nón bài thơ nhẹ mỏng chỉ hai lớp lá, trong chen hình cảnh và các câu thơ. Nón thường độ bền lâu hơn và có ba lớp, phần trong lót thêm loại lá đọt. Nón rộng đường kính 41 cm, người ta phết phía ngoài lớp sơn dầu trong suốt để nước mưa không thấm vào... Nghề làm nón lá thường có ở miền Trung và miền Bắc trong các làng quê sau vụ mùa, các tỉnh miền Nam không thây người ta chằm nón...
Đời sông văn minh phát triển nhưng nón lá Việt Nam vẫn thuần tuý nguyên hình của nó. Ở bất cứ nơi đâu, từ rừng sâu hẻo lánh, trên đồng ruộng mênh mông, dọc theo sông dài biến cả, đều thấy chiếc nón lá ngàn đời không đổi thay. Sự không đổi thay ấy ngoài việc làm nên bản sắc truyền thông còn xây dựng cho biết bao mốì tình chung thuỷ của đôi lứa với quê hương:
Ai ra xứ Huế mộng mơ Mua về chiếc nón hài thơ làm quà.
Hay:
Nhớ nón Gò Găng Vầng trăng Đập Đá Sông dài sóng cả Người quân tử,
Khăn điều vắt vai...
Nón lá trong đời sống mưa nắng dãi dầu, nón lá trong nghệ thuật tôn vinh vẻ đẹp thuỷ chung, nón lá trong văn chương đượm tình nặng nghĩa. Nón theo hình ảnh của mẹ đi vào giấc ngủ con thơ, theo hình ảnh quê hương đi vào khúc dân ca ru người viễn xứ. Trên vành nón dường như còn đọng lại cả mùi nắng gió quê hương, mùi cỏ cây quê cha đất mẹ, mùi bùn nâu dân ta vất vả trên đồng. Đi qua những năm tháng, đi qua những thăng trầm cuộc sông, nón lá mãi là nghĩa tình, chứa đựng những giá trị hữu hình lẫn vô hình của mấy ngàn năm dân tộc.
(Nguyễn Thị Hồng Anh, học sinh giỏi văn thành phố)