Soạn Văn 9: Tổng kết về từ vựng

  • Tổng kết về từ vựng trang 1
  • Tổng kết về từ vựng trang 2
  • Tổng kết về từ vựng trang 3
  • Tổng kết về từ vựng trang 4
  • Tổng kết về từ vựng trang 5
  • Tổng kết về từ vựng trang 6
  • Tổng kết về từ vựng trang 7
BÀI 9
Chương trình địa phương (phần Văn)
Tổng kết về từ vựng
TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG
TỪ ĐƠN VÀ TỪ PHỨC
Câu 1. Ôn lại khái niệm từ đơn, tù phức
+ Từ đơn: là từ chỉ gồm một tiếng.
Ví dụ: nhà, gió, mẹ, đi, ngồi,...
+ Từ phức: là từ gồm hai hay nhiều tiếng trở lên. Từ phức gồm hai loại:
Từ láy: là từ giữa các từ có sự láy lại âm thanh của nhau (âm đầu, vần hoặc toàn bộ tiếng)
Ví dụ: nho nhỏ, đủng đính, xiên xiên, dìu dịu,...
Từ ghép: là từ mà các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa.
Ví dụ: áo quần, sách vở, xe máy,...
Câu 2. Trong những từ sau, tù nào là từ ghép, từ nào là từ láy?
+ Từ ghép: ngặt nghèo, giam giữ, bó buộc, tươi tốt, bèo bọt, cỏ cây, đưa đón, nhường nhịn, rơi rụng, mong muôn. Một sô' từ có các tiếng quan hệ với nhau về âm thanh như: bèo bọt, bó buộc... nhưng chúng vẫn chủ yếu là quan hệ về nghĩa.
+ Từ láy: nho nhỏ, gật gù, lạnh lùng, xa xôi, lấp lánh.
Câu 3. Trong các từ láy sau đây, từ láy nào có sự “giảm nghĩa” từ láy nào có sự “tăng nghĩa” so với nghĩa của yếu tố gốc?
+ Từ láy giảm nghĩa: trăng trắng, đèm đẹp, nho nhỏ, xôm xô'p.
+ Từ láy tăng nghĩa: sạch sành sanh, sát sàn sạt, nháp nhô.
THÀNH NGỮ
Câu 1. On lại khái niệm thành ngữ.
Thành ngữ là tập hợp từ cố định, quen dùng biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. Nghĩa của thành ngữ thường mang nghĩa bóng bẩy chứ không phải nghĩa cộng của các yếu tô' tạo ra.
Câu 2. Trong những tổ hợp từ sau đây, tổ hợp nào là thành ngữ, tổ hợp nào là tục ngữ? Giải thích nghĩa của mỗi thành ngữ tục ngữ đó?
+ Tổ hợp tục ngữ:
Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng-, hoàn cảnh sông, môi trường sông có ảnh hưởng râ't lớn đến tính cách của con người.
Chó treo mèo dậy. tuỳ từng loài vật, tuỳ từng con người mà có cách xử lí đối phó thích hợp.
+ Tổ hỢp thành ngữ:
Đánh trống bỏ dùi: phê phán những kẻ làm việc dở dang, thiếu trách nhiệm.
Được voi đòi tiên: phê phán tính tham lam, đã có cái này rồi lại còn muôn có cái khác nữa.
Nước mắt cá sấu: lên án những kẻ giả vờ thương xót người khác nhằm che dấu tội lỗi.
Câu 3. Tìm hai thành ngữ có yếu tổ chỉ động vật và hai thành ngữ có yếu tô chỉ thực vật. Giải thích ý nghĩa và đặt câu với mỗi thành ngữ tìm được.
+ Thành ngữ có yếu tô chỉ động vật:
Êch ngồi đáy giếng: nói về những kẻ sông trong môi trường nhỏ, hẹp, ít tiếp xúc, cứ tưởng mình ghê gớm, kiêu căng, tự phụ.
Ví dụ: Hắn ta chưa hao giờ bước ra khỏi ngôi nhà của mình để nhìn ra thế giới xung quanh, cứ tưởng mình là thông thái lắm, vênh vang, tự đại, đúng là ếch ngồi đấy giếng.
Cá chậu chim lồng: cảnh sông tù túng, ngột ngạt, bị bó buộc, kiềm toả mất tự do.
Ví dụ: Cậu ấy bây giờ đã rơi vào tình cảnh cá chậu chim lồng.
+ Thành ngữ có yếu tố thực vật:
Dây cà dây muống: nói không biết chắt lọc, dài dòng, dư thừa không cần thiết.
Ví dụ: Cậu ta lúc nào cũng phát biểu theo kiểu dây cà dây muống.
Cây cao bóng cả: người từng trải, lớn tuổi, có uy tín, có tài năng, có khả năng che chở cho người khác được cộng đồng trọng vọng, ngưỡng mộ.
Ví dụ: Ông Năm thuộc loại cây cao bóng cả của làng nói ai cũng nghe.
Câu 4. Tìm hai dẫn chứng về việc sử dụng thành ngữ trong văn chương.
Ba đồng một mớ trầu cay Sao anh chẳng hỏi những ngày còn không.
Bây giờ em đã có chồng Như chim vào lồng, như cá cắn câu.
Cá cắn câu biết đâu mà gỡ Chim vào lồng biết thuở nào ra.
(Ca dao)
Vợ chàng quỷ quái tinh ma Phen này kể cắp bà già gặp nhau.
Kiến bò miệng chén chưa lâu Mưu sâu cũng trả nghĩa sâu cho vừa
(Truyện Kiều)
Tự ta ta phải lo âu Miệng hùm nọc rắn ở đâu chốn này.
(Truyện Kiều)
NGHĨA CỦA TỪ
Câu 1. Ôn lại khái niệm nghĩa của từ.
Nghĩa của từ là nội dung mà từ biểu thị (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ)
Câu 2. Chọn cách hiểu đúng trong những cách hiểu:
Trong 4 đáp án a, b, c, d, ta chọn đáp án (a) là đúng.
Nghĩa của từ mẹ là người phụ nữ có con, nói trong quan hệ với con.
Câu 3. Cách giải thích nào trong hai cách giải thích sau là đúng? Vì sao?
Trong hai cách, cách (a) là cách giải thích đúng.
a. Độ lượng là đức tính rộng lượng, dễ cảm thông với người có sai lầm và dễ tha thứ.
ơ câu (a) có ngữ danh từ đức tính rộng lượng làm rõ hơn tính chất của từ độ lượng.
TỪ NHIỀU NGHĨA VÀ HIỆN TƯỢNG CHUYEN nghĩa của từ Câu 1. Ôn lại khái niệm từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
+ Từ có thể có nhiều nghĩa do hiện tượng chuyển nghĩa tạo ra. Trong các từ nhiều nghĩa có:
Nghĩa gốc: nghĩa ban đầu, làm cơ sở cho các nghĩa chuyển.
Nghĩa chuyển: nghĩa được tạo thành trên cơ sở nghĩa gốc.
Câu 2. Trong hai câu thơ sau, từ hoa trong “thềm hoa, lệ hoa” dược dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Có thể coi đây là hiện tượng chuyển nghĩa làm xuất hiện từ nhiều nghĩa được không? Vì sao?
Nỗi mình thềm tức nỗi nhà,
Thêm hoa một bước lệ hoa mấy hàng!
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
Trong hai câu thơ trên, từ hoa trong thềm hoa, lệ hoa được dùng theo nghĩa chuyển. Nghĩa này xuất hiện tạm thời trong văn cảnh, vì vậy chúng ta không thể coi đây hiện tượng chuyển nghĩa làm xuất hiện nghĩa mới, nó chưa có tính ổn định.
TỪ ĐÕNG ÂM
Cău 1. On lại khái niệm từ đồng ăm. Phân biệt hiện tượng từ nhiều nghĩa vời hiện tượng từ đồng âm.
Từ đồng âm: là những từ có hình thức ngữ âm giông nhau nhưng nghĩa hoàn toàn khác nhau, không liên quan đến nhau.
Từ nhiều nghĩa: là từ có các nghĩa liên quan đến nhau.
Phần biệt hiện tượng từ nhiều nghĩa và hiện tượng từ đồng ăm.
Hổrcg âm: giống âm khác nghĩa. 1 trái ngJỢc nhau
Nhiều nghĩa: giông nghĩa khác âm. J
Câu 2. Trong hai trường hợp (a) và (b) sau đây, trường hợp nào có hiện tượng từ nhiều nghĩa, trường hợp nào có hiện tượng từ đồng âm? Vì sao?
Từ lá, trong:
Khi chiếc lá xa cành Lá không còn màu xanh Mà sao em xa anh Đời vẫn xanh vời vợi.
(Hồ Ngọc Sơn, Gửi em dưới quê làng)
Và trong: Công viên là lá phổi của thành phố.
Hai từ lả trong khổ thơ trên được dùng theo nghĩa gốc: bộ phận của Gây thường mọc ở cành hay thân và thường có hình dẹt, màu lục. Hai từ lá này có cùng một nghĩa và cùng đồng âm.
• Từ lá trong: Công viên là lá phổi của thành phố được dùng theo nghĩa chuyển (lấy nét nghĩa tạo ra chất nuôi cây)
Từ đường, trong:
Đường ra trận mùa này đẹp lắm.
(Phạm Tiến Duật, Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây)
Và trong:
Ngọt như đường.
Hai từ đường ở hai ví dụ trên là từ đồng âm. Từ đường trong câu thơ của Phạm Tiến Duật là đường đi, từ đường ỗ câu sau là đường dùng để ăn, nghĩa không liên quan đến nhau.
TỪ ĐỔNG NGHĨA
Câu 1. Ôn lại khái niệm tù đồng nghĩa.
Từ đồng nghĩa là từ có nghĩa tương tự nhau (trong một số trường hợp có thể thay thế cho nhau).
Câu 2. Chọn cách hiểu đúng trong những cách hiểu sau:
Trong bôn cách hiểu về từ đồng nghĩa được nêu ra ở các câu a, b, c, d cách hiểu câu (d) là đúng: các từ đồng nghĩa với nhau có thể không thay thế cho nhau được trong nhiều trường hợp sử dụng.
Câu 3. Đọc câu sau đây:
Khi người ta đã ngoài 70 xuân thì tuổi tác càng cao, sức khoể càng thấp.
(Hồ Chí Minh, Di chúc)
Cho biết dựa trên cơ sở nào, từ “xuân” có thể thay thê cho từ “tuổi”. Việc thay từ trong câu trên có tác dụng diễn đạt như thè nào?
+ Cơ sở để từ xuân có thể thay thế cho từ tuổi ở câu văn trên là phương thức hoán dụ, lấy tên gọi của một mùa thay thế cho tên gọi một năm.
+ Việc thay thế từ như vậy có tác dụng thể hiện tinh thần lạc quan yêu đời và sự dí dỏm hài hước của Bác, đồng thời làm cho câu văn trở nên sinh động.
TỪ TRÁI NGHĨA
Câu 1. Ôn khái niệm từ trái nghĩa.
Từ trái nghĩa là từ có nghĩa trái ngược nhau.
Câu 2. Cho biết trong các cặp từ sau đây, cặp tù nào có quan hệ trái nghĩa?
+ Những cặp từ có quan hệ trái nghĩa', xấu - đẹp, xa - gần, voi - chuột, rộng - hẹp.
+ Những cặp từ còn lại khác nghĩa', ông - bà, chó - mèo.
Câu 3. Cho những cặp từ trái nghĩa sau: sống - chết, yêu - ghét, chẵn - lẻ, cao - thấp, chiến tranh - hoà bình, già - trẻ, nông - sâu, giàu - nghèo.
Có thể xếp những cặp từ trái nghĩa này thành hai nhóm: nhóm 1 như sống - chết, nhóm 2 như già - trẻ. Hãy cho biết mỗi cặp từ trái nghĩa còn lại thuộc nhóm nào?
+ Cặp từ trái nghĩa có tính chất loại trừ (sông - chết): chiến tranh - hoà bình, chẵn — lẻ.
+ Cặp từ trái nghĩa có tính chất đốì lập (già - trẻ): nông - sâu, giàu - nghèo, cao - thấp, yêu - ghét.
CẤP ĐỘ KHÁI QUÁT CỦA TỪ NGỮ
Câu 1. Ôn lại khái niệm cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.
Nghĩa của một từ có thể rộng hay hẹp hơn nghĩa của từ ngữ khác gọi là cấp độ khái quát của từ ngữ. Một từ được coi là:
Có nghĩa rộng hơn khi phạm vi nghĩa cùa nó bao hàm phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác.
Có nghĩa hẹp hơn khi phạm vi nghĩa của nó không bao hàm phạm vi nghĩa của một từ khác.
Câu 2. Vận dụng kiến thức về các kiểu cấu tạo từ tiếng Việt đã học ở lớp 6 và lớp 7 dể điền tù ngữ thích hợp vào các ô trống trong sơ dồ sau.
TRƯỜNG TỪ VựNG
Câu 1. Ôn lại khái niệm trường từ vựng
Trường từ vựng là tập hợp các từ có ít nhất một nét nghĩa chung.
Câu 2. Vận dụng kiến thức về trường từ vựng để phân tích sự độc đáo trong cách dùng từ ở doạn trích sau:
+ Câu văn trên có những từ ngữ sau cùng trường từ vựng:
Yêu nước, thương nòi: những người có lòng yêu Tổ quốc.
Yêu nước, thương nòi, các cuộc khởi nghĩa: trường nghĩa về tinh thần yêu nước.
Tắm, bể: trường nghĩa về tính chất của vật.
Máu, chém giết: trường nghĩa về sự chết chóc.
Những từ trường nghĩa đó làm tăng tính chất biểu cảm của câu văn, tăng giá trị tô' cáo.