Soạn Văn 9: Bếp lửa

  • Bếp lửa trang 1
  • Bếp lửa trang 2
  • Bếp lửa trang 3
  • Bếp lửa trang 4
  • Bếp lửa trang 5
BẾP LỬA
Bằng Việt
KIẾN THỨC Cơ BẢN
về tác giả: Bằng Việt sinh năm 1941, quê ở tỉnh Hà Tây. Bằng Việt làm thơ từ dầu những năm 60 và thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Hiện nay, ông là Chủ tịch Hội liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội.
về tác phẩm: bài Bếp lửa được sáng tác năm 1963, khi tác giả đang là sinh viên học ngành Luật ở nước ngoài. Bài thơ được đưa vào tập Hương cây - Bếp lửa (1968), tập thơ đầu tay của Bằng Việt và Lưu Quang Vũ.
Qua hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu đã trưởng thành, bài thơ Bếp lửa gợi lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu, dồng thời thể hiện lòng kính yêu trân trọng và biết ơn của người cháu đối với bà và cũng đối với gia đình, quê hương, đất nước.
Bài thơ đã kết hợp nhuần nhuyễn giữa biểu cảm với miêu tả, tự sự và bình luận. Thành công của bài thơ còn ở sự sáng tạo hình ảnh bếp lửa gắn liền với hình ảnh người bà, làm điểm tựa khơi gợi mọi kỉ niệm, cảm xúc và suy nghĩ về bà và tình bà cháu.
HƯỚNG DẪN ĐỌC - Hiểu VĂN BẢN
Câu 1. Bài thơ là lời của nhăn vật nào, nói về ai và về điều gì?
Dựa vào mạch tăm trạng của nhân vật trữ tình, em hãy nêu bố cục của bài thơ.
+ Bài thơ là lời của người cháu đã đi xa nói về người bà. Qua dòng hồi ức hình ảnh của người bà tần tảo, giàu lòng yêu thương đã hiện lên thật đẹp trong lòng biết ơn và kính trọng của người cháu.
+ Bô' cục của bài thơ: dựa vào mạch tâm trạng của nhân vật trữ tình ta có thể chia bô' cục của bài thơ thành bốn phần.
Phần một (khổ 1): hình ảnh bếp lửa và sự khơi nguồn của cảm xúc.
Phần hai (4 khổ tiếp theo): hình ảnh những kỉ niệm thuở thơ â'u.
Phần ba (2 khổ tiếp theo): suy ngẫm của cháu về bếp lửa và người bà kính yêu.
Phần bôn (khổ cuối): niềm thương nhớ khôn nguôi của cháu về bà. Câu 2. Trong hồi tưởng của người cháu, những kỉ niệm nào về người hà và tình bà cháu đã được gợi lại? Em hãy chỉ ra sự kết hợp giữa biểu cảm với miêu tả, tự sự, bình luận trong bài thơ và tác dụng của sự kết hợp ấy?
+ Những kỉ niệm về tình bà cháu:
- Bà cùng cháu vượt qua những ngày tháng cơ hàn:
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi
“Cuộc sông đói khổ, vất vả đã đổ sập xuống tuổi ấu thơ của tác giả, để cho chú bé lên bôn dường như già trước tuổi. Thời gian “tám năm ròng” tưởng chừng như vô tận. Cái đói, cái vâ't vả đã đeo đẳng hai bà cháu như chẳng thể nào thoát ra được”. (Nguyễn Thị Nhàn)
Bà thay bố mẹ dạy dỗ cháu nền người:
Mẹ cùng cha công tác bận không về Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học
Hai bà cháu lui cui bèn nhau, nương tựa vào nhau, trên đôi vai già nua gầy yếu của bà lại thêm gánh nặng mới “dạy cháu học, dạy cháu làm”. Tuổi già cơ cực, tuổi thơ gian khổ làm ta xúc động biết bao. Bà cháu quấn quít sớm hôm dường như thâu hiểu được hoàn cảnh, hiểu được lòng bà cháu cũng rất ngoan “biết thương bà khó nhọc”.
Bà cháu cũng vượt qua cơn giặc giã:
Năm giặc dốt làng cháy tàn cháy rụi Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi Dỡ dần bà dựng lại túp lều tranh
Cơ hàn chưa qua, giặc giã lại tới, bà và cháu lại tiếp tục cùng nhau chèo chông vượt qua gian khổ mới. Làng xóm cháy rụi, căn nhà của hai bà cháu cũng không ngoại lệ. Trong kí ức của cháu còn giữ mãi ấn tượng đẹp không chỉ tình bà cháu mà còn tình làng nghĩa xóm thắm thiết, nồng ấm.
+ Tác dụng của sự kết hợp-. biểu cảm, tự sự, bình luận, làm cho bài thơ vừa sinh động, cụ thể, giàu sức gợi cảm lại vừa có tính chất suy tưởng, triết lí sâu xa thấm sâu vào hồn người.
Câu 3. Phăn tích hình ảnh bếp lửa trong bài thơ. Hình ảnh bếp lửa được nhắc đến bao nhiêu lần? Tại sao khi nhắc đến bếp lửa là người cháu nhớ đến bà, và ngược lại, khi nhớ về bà là nhờ ngay đến hình ảnh bếp lửa? Hình ảnh ấy mang ý nghĩa gì trong bài thơ này? Vì sao tác giả lại viết: “Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa!”?
+ Sô' lần nhắc đến bếp lửa: hình ảnh bếp lửa trở đi trở lại tới 12 lần trong suốt bài thơ. Bếp lửa ấp iu nồng đượm, cháu cùng bà nhóm lửa, nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc, sớm chiều bếp lửa bà nhen,... mở đầu bài thơ là hình ảnh bếp lửa chờn vờn sương sớm và khép lại bài thơ cũng là hình ảnh bếp lửa ấy: Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?
+ Hình ảnh người bà và bếp lửa: “Bà và bếp lửa là hai mà như một, hoà quyện hun thấm thiêng liêng. Bếp lửa gợi nhắc hình bóng thân thiết của bà và nhớ đến bà là cháu không thể quên bếp lửa ấm tình thuở ấy. Bếp lửa không còn là bếp lửa thông thường nữa”. Bà nhen lửa là bà nhen lên:
Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng
Từ ngọn lửa được nhen lên từ bếp lửa của bà hoá thành ngọn lửa của tình thương yêu ấp ủ, ngọn lửa của niềm tin yêu cháy bỏng mãi không thôi.
(Nguyễn Trọng Hoàn -Sđd)
+ Ôi kì lạ thiêng liêng bếp lửa: cái điều bình dị, thường ngày đã trở thành điều thiêng liêng kì diệu. Chỉ một bếp lửa nhỏ bé mà đã ghi dấu tình bà cháu nồng đượm thân thương, đã cất giữ cả một tuổi thơ nghèo cực trong gian khó. Bếp lửa ấy đã trở thành tài sản vô giá, đã sưởi ấm cho tâm hồn nhà thơ suốt cả cuộc đời.
Câu 4.
Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng...
Vì sao ở hai câu dưới tác giả dùng từ “ngọn lửa” mà không nhắc lại “bếp lửa”? “Ngọn lửa” ở đây có ý nghĩa gì? Em hiểu những câu thơ trên như thê' nào?
ở hai câu dưới tác giả đã dùng từ ngọn lửa thay thế cho từ bếp lửa. Bởi vì ngọn lửa ở đây có ý nghĩa biểu tượng. Ngọn lửa đã chuyển hoá thành sức mạnh của tình cảm, là tâm hồn tình thương của người bà đồng thời là ngọn lửa của niềm tin duy trì sự sông.
Câu 5. Cảm nhận của em về tình cảm bà cháu được thể hiện trong bài thơ. Tình cảm ấy được gắn liền với những tình cảm nào khác?
“Cứ nhẹ nhàng, mộc mạc mà thâm thìa sâu xa, bếp lửa của bà, ngọn lửa của bà, tình yêu thương của bà, cuộc đời bà đã soi rọi, toả ấm con đường cháu đi. Có thể cuộc sông hiện đại sẽ không còn nhiều người biết đến bếp lửa như ở nơi quê nghèo ấy nữa, nhưng nó đã thành biểu tượng, sẽ còn mãi giá trị khơi gợi cho người đọc những kỉ niệm về cuộc sông gia đình truyền thông nghĩa tình của người dân Việt Nam”.
(Lê Bảo, Vũ Dương Quỹ - Sđd)
HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
Viết một đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh bếp lửa trong bài thơ.
Bếp lửa là hình ảnh người bà đã gắn bó với tuổi thơ của Bằng Việt cũng như gắn bó với tuổi niên thiếu của bao người. Bếp lửa là tình cảm bà cháu thơm thảo, yêu thương, ấp iu nồng đượm. Ngọn lửa yêu thương, tấm lòng ấm áp niềm tin dai dẳng của bà đã truyền cho cháu thời thơ bé để cháu mang đi suốt cả cuộc đời. Bà và cháu, cháu và bà quấn quýt bên bếp lửa. Bếp lửa chính là tình cảm ấp iu nồng thắm, đậm đà của tâm lòng người bà để dành cho đời, cho người cháu bé bỏng của mình.
TƯ LIỆU THAM KHẢO
Thơ của cái thuở ban đầu thường là nồng, nồng đến vụng dại. Ây thế mà Bếp lửa của Bằng Việt thì lại đạm, đạm của thơ trẻ tạo ra một nét duyên riêng dễ thương lạ. Đứng trong bản đồng ca thơ trẻ, thơ Bằng Việt như một giọng trầm với gam thứ (như rê thứ chẳng hạn) tha thiết mà đượm buồn, cả hai đều chân thành và trong sáng. Có thế’ là bài thơ còn thiếu cái này cái nọ, nhưng phải nhận rằng Bếp lửa là tiếng thơ của một tấm lòng có cội nguồn, chứ không chơi vơi, nửa vời, của một tâm hồn nhạy cảm và tinh tế, phong phú và mới mẻ. Anh đã thổi bừng lên hết thảy những bếp lửa ấp iu nồng đượìn trong kí ức của mỗi chúng ta. Và cả tình cảm bà cháu đẹp như trong truyện cổ tích của anh cũng như riêng của tuổi nhỏ chúng mình. Trong thơ ta còn có tình bà cháu nào cảm động hơn? Tình bà cháu như một dòng sông, dòng sông êm đềm và trong vắt, một dòng sông chở đầy kỉ niệm. Một bếp lửa và một làn sương sớm. Tiếng tu hú và giọng kể chuyện của bà. Rồi những ngày cha mẹ đi công tác xa. Rồi cháu làm, cháu học với bà... Và những kỉ niệm này xin để nguyên khôi, không dám lược:
Lên bốn tuổi cháu dã quen mùi khói Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi
Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!
Những kỉ niệm trôi theo một nhạc điệu tâm tình thầm thì triền miên như nỗi nhớ. Dòng sông êm đềm và trong vắt vẫn âm thầm chảy. Chúng ta được đi dạo trên chiếc thuyền thơ với một tay khoan thai, chúng ta đang say mê với những kỉ niệm thì thấy biển cả hiện ra trước mặt! Dòng sông của tình cảm bà cháu đã đổ vào biển cả của tình yêu nước. Biển yên sóng lặng thôi, nhưng cũng bát ngát và sâu thẳm:
Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh:
“Bố ở chiến khu, bố còn việc bố,
Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ,
Cứ bảo nhà vẫn dược bình yên!”
Mấy câu thơ chẳng có gì là hình là nhạc cả, kĩ xảo cũng không, như lời nói thường thôi. Như tôi được nghe chính lời bà ngoại của mình mà như có một thứ gió lạ kì lay động tâm hồn ta mãi. Đứa cháu có nghĩa thật đã biết trưng bày hạt ngọc ẩn kín trong tâm hồn ta mãi. Và chính ánh sáng của hạt ngọc đó đã từng rọi vào tâm hồn thơ bé của đứa cháu, nhóm dậy, nhóm dậy, nhóm dậy cả những tăm tỉnh tuổi nhỏ. Nhịp thơ trở nên xôn xao như sự sống sinh sôi, như cây non xoè lá, như chim non chớp cánh. Rồi đứa cháu lớn vụt lên, bay bỏng:
Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:
Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?...
{Theo Nguyễn Đức Quyên, Những vẻ đẹp thơ)