Soạn Văn 9: Viết bài tập làm văn số 3 - Văn tự sự

  • Viết bài tập làm văn số 3 - Văn tự sự trang 1
  • Viết bài tập làm văn số 3 - Văn tự sự trang 2
  • Viết bài tập làm văn số 3 - Văn tự sự trang 3
  • Viết bài tập làm văn số 3 - Văn tự sự trang 4
  • Viết bài tập làm văn số 3 - Văn tự sự trang 5
  • Viết bài tập làm văn số 3 - Văn tự sự trang 6
  • Viết bài tập làm văn số 3 - Văn tự sự trang 7
  • Viết bài tập làm văn số 3 - Văn tự sự trang 8
  • Viết bài tập làm văn số 3 - Văn tự sự trang 9
  • Viết bài tập làm văn số 3 - Văn tự sự trang 10
  • Viết bài tập làm văn số 3 - Văn tự sự trang 11
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN số 3 - VĂN Tự sự
Một sô hài làm tham khảo
Đề 1. Hãy kể về một lần em trót xem nhật kí của hạn.
Bài làm 1.
Năm tôi học lớp 9, một năm đầy sóng gió, lớp chúng tôi có thêm nhiều bạn mới. Đứa thì từ Cà Mau, nhỏ thì từ Phan Thiết... Ôi thôi, đủ mọi miền Tổ quốc. Riêng có một tên bí ẩn lúc nào cũng lừ đừ không bao giờ nói chuyện với tôi lần nào...
Tôi ngồi bên phải của dãy bàn trái, còn nó ngồi bên trái của dãy bàn phải, hai đứa chỉ cách nhau có một “cái mông” nên việc “đụng nhau” là điều không tránh khỏi. Từ hồi nó chuyển về đây, tôi luôn liếc nhìn nó, một cách rất ư là nghiêm trọng, nhưng chẳng lần nào nó đáp trả tôi bằng con mắt thân thiện. Có lần, nó nhìn ngược lại, trợn mắt nhìn như có vẻ khiêu khích tôi, có lần nó đáp lại bằng ánh mắt phờ phạc như sắp chết đến nơi, có bữa nó nhìn tôi như con rô-bốt hết pin... Nói chung, nó toàn nhìn ngược lại tôi mà không hề hé miệng, lần nào cũng khiến tôi sợ hết hồn...
Không dụ nó nói được, đâm ra tôi... ghét. Mà công nhận nó thây ghét thật. Nó lùn tịt, còn mập nữa vậy mà được xóm “bà tám” khen là người mẫu mới ác chứ! Còn nữa, chân tay nó bẩn thỉu, da đen sì, tóc tai ngắn tủn tỉn trông như dân châu Phi. Tôi ít khi lại gần nó. A, mà nó tên gì nhỉ? Khổ thật, đến cái tên cũng thấy ghét. Tôi vắt óc, đăm chiêu suy nghĩ, nhìn lên trần nhà. À, phải rồi, nó tên Ngân. Chính xác! Trí nhớ tót! Khiếp, tên như con gái ấy. Hay nó là con gái? Không đời nào! Cái dáng thế kia mà là con gái thì mất mặt “phe ấy” quá! Mà cũng có thể nó là con gái, tuy dơ bẩn, xấu xí, đen sì, thô kệch nhưng nó vẫn còn có chút dáng dấp của con gái ấy chứ! Trai hay gái nhỉ? Gái hay trai nhỉ? Tôi cứ thắc mắc! Chi bằng mình tự làm thám tử đảm nhận vụ án này xem, hay đấy! Thế là tôi bắt tay vào làm cái việc mà tôi cho là ảnh hưởng đến sự cân bằng giới tính của dân số’ trong lớp.
Con trai thích gì nhỉ? Trái banh! Cón gái thích gì nhỉ? Búp bê! Thế là tôi lập ra cả một kế hoạch mà tôi gọi là ‘Thập diện mai phục”. Bữa hôm đó, tôi mang theo trái banh từ nhà đến trường, không quên cả con búp bê tôi “chôm” của nhỏ em gái. Nó vẫn ngồi đó, vẫn cái vẻ mệt mỏi như sắp chết. Tôi ngồi vào chỗ, giả bộ làm rơi cho trái banh lăn đến chỗ nó. Theo dự đoán thì sau khi phát hiện ra trái banh ba giây nó sẽ chộp lấy ngay mà đá. Nhưng... ba phút đã trôi qua, nó vẫn không để ý. Nó cứ chép chép cái gì đó, mê li lắm. Nó không mê banh. Đích thị nó là con gái rồi. Nhưng rồi tôi vẫn thấy không chắc chắn. Tôi rình lúc nó đi lau bảng, len lén đặt con búp bê trên tờ giây nó đang viết dở dang. Xong, nó về chỗ theo dự đoán thì sau năm giây nó sẽ hét toáng lên vì sung sướng. Nhưng mười giây chầm chậm trôi qua, nó cứ nhìn mãi con búp bê rồi nhìn xung quanh xem con búp bê này là của ai. Chẳng có ai nhìn lại. Nó đặt con búp bê qua phải, vẫn không nói tiếng nào. Đích thị nó là con trai rồi! Thằng này láo thật. Im thin thít!... “Nó là con trai hay con gái nhỉ?”
Bao nhiêu nỗ lực của tôi thất bại hoàn toàn cho đến một hôm, cô Văn trả bài kiểm tra một tiết, đề là “Em hãy kể về một người bạn thân của em.” Cả lớp tôi đứa nào cũng bịa, nào là bạn tốt, bạn hiếu thảo, bạn học giỏi, bạn chăm chỉ... Và nào là “Bài văn chưa thật chân thật”, “Câu văn còn mâu thuẫn”, “Cố gắng lần sau nha em”. Tôi cũng bị phê câu đó. Phải công nhận môn văn kinh khủng thật. Tôi cố gắng bịa đến mức tôi đa vậy mà vẫn không đạt yêu cầu. Ay thế mà nó lại đạt điểm 9 to chảng! Nó được cô tuyên dương, nó cũng không cười, im thin thít. Ác độc. Nó đang sỉ nhục mình đây mà. Nhưng phải chấp nhận một điều rằng: nó học cừ thật. Môn nào nó cũng giỏi, đặc biệt là môn Văn. Sự ganh tị, sự thành kiến trước đây hợp lại thành một, khiến tôi vô cùng ghét nó. Cô đọc bài văn của nó:
“Nam ơi! Cậu có biết không, ngoài cậu ra tớ không còn ai để nương tựa, để được an ủi mỗi khi yếu lòng. Mấy đứa em của tớ bệnh nặng quá trời, mẹ tớ thì đã đi từ rất lâu rồi, để lại bọn tớ côi cút nơi thế gian lạnh lẽo này. Vậy mà cậu lại nỡ ra đi không bao giờ trở lại. Tại sao vậy Nam? Tại sao ngay cả cậu cũng bỏ tớ. Tại sao? Tại sao chứ?”
Tiếng nó khóc nghẹn ngào khiến cô không thế đọc nữa. Nó nấc từng tiếng nghe thấy mà thương. Hay thật! Nó bịa hay thật! So với nó, tài bịa của mình còn thua xa. À, đúng rồi! Đích thị nó là con trai. Vì Nam là con trai mà. Tôi chắc mẩm đác ý trong bụng trong khi mấy nhỏ “tám” sụt sùi khóc chẳng biết trời trăng.
Từ đó trở đi, tôi đinh ninh nó là con trai. Như vậy, dễ gây chiến hơn, không sợ bị thiên hạ cười chê là con trai ăn hiếp con gái. Rất nhiều lần tôi chọc phá nó, nhưng nó đều im lặng bỏ qua khiến tôi tức sôi lên. Bữa đó, cô trả bài văn một tiết, nó lại 9 điểm. Ăn gian! Chắc nó chép văn mẫu rồi, chứ ai lại 9 điểm mấy lần liên tiếp. Thế là tôi quyết định điều tra ngay khi nó vừa ra khỏi lớp giờ ra chơi. Trong lớp chỉ có mình tôi trực nhật. Tôi rón rén, nhè nhẹ bước qua bàn nó, từ từ mở cặp nó ra. Khiếp, cặp gì mà khoá ghê thế? Không sao, không có cái gì có thể ngăn cản ta được! Tôi khéo léo mở khoá như “dân nhà nghề”, tôi lục lọi trong đó. Cái cặp cũ kĩ nhỏ xíu chứa vài ba quyển vở cũ nhèm nhưng sạch sẽ. Ua? Cuôn gì đây? Tôi bị thu hút bởi một cuổh sổ cũng đã cũ, được bao bọc cẩn thận. Hà hà! Bí kíp làm văn đây rồi! Đê lần này cô xử “cậu Ngân” cho xem,...
Tôi giả bộ hồi hộp mở ra xem, mặc dù biết chắc trong đó là văn mẫu. Một dòng chữ hiện lên:
“Thương tặng con, Ngân”.
Ái chà, cuốn này là sáng tạo đây à? Văn mẫu độc đáo quá. Tôi lật tiếp.
“Con gái của mẹ, khi con cầm cuốn sổ này trên tay, chắc mẹ đã không còn nữa. Mẹ không có gì để lại cho con ngoài quyển sổ đã mục nát này. Chính quyển sổ này ba con đã tặng cho mẹ, và bây giờ mẹ trao nó cho con. Mẹ biết, khi mẹ đi rồi, các con sẽ rất đau khổ. Nhưng mẹ không còn có cô hội nữa. Mẹ xin lỗi. Mẹ ước được sông và chăm sóc các con mãi mãi. Nhưng mẹ không thể... Ngân à! Con đừng đau khổ, đừng tuyệt vọng. Con hãy cô' gắng sông cho thật tốt nghe con. Mẹ yêu các con lắm lắm!”
Dòng chữ kết thúc trên trang giấy đã bị nhoè đi. Tới đây tôi đã hiểu... Trời ơi! Ngân là con gái! Ngân là con gái! Tôi cảm thấy vô cùng hố thẹn. Từ trước đến giờ tôi luôn so đo với một đứa con gái đáng yêu, tội nghiệp. Chả trách vì sao nó im thin thít suốt ngày. Bị nỗi đau lớn như thế này ai mà nói nổi! Tôi thật sự quá nhỏ bé, quá hèn hạ so với một cô bé tài năng nhưng bất hạnh. Ngân ơi, hãy mắng mình đi, tát mình đi, đâm mình đi! Mình xin chấp nhận tất cả. Bâ'y lâu nay mình cứ lầm bạn là con trai nhưng thật ra bạn là con gái. Hơn nữa, mình đã đùa giỡn trên sự đau khổ của bạn. Mình mong bạn tha lỗi cho mình.
Tôi lật tiếp, mắt rơm rớm lệ. Tôi biết, tôi đang đọc lén nhật kí của Ngân, tôi biết đó là sai, nhưng sao tôi lại cứ muốn đọc.
“Mẹ à! Con không có buồn đâu. À, chỉ buồn một chút thôi. Mẹ yên tâm, con sẽ luôn sông tốt, vì con biết mẹ luôn ở bên con, bảo vệ chúng con và tâm hồn mẹ đang ngự trị ở cuốn nhật kí này. Cho dù mai sau có chuyện gì đi chăng nữa con vẫn sẽ luôn ở bên mẹ, không phút nào rời!”
Đọc đến đây tôi đóng ngay quyển vở lại. Tôi cảm thấy như mình đã xâm phạm đến cái gì thiêng liêng lắm. Tôi không biết nữa. Giờ đây, tâm trí tôi rỗng tuếch. Bỗng như có ai mách bảo, tôi lật lại quyển nhật kí, lật lật, đến giữa tôi ngừng lại:
“Mẹ ơi! Hôm nay con học ở trường mới, vui lắm mẹ ạ! Các bạn, bạn nào cũng vui vẻ, hoạt bát khiến con ganh tị đấy, hi hi! Các thầy cô ai cũng hoà nhã, tận tình. Đặc biệt là cô Văn. Con có cái cảm giác lạ lắm, cứ y như cảm giác con tìm thấy mẹ vậy! À, còn nữa, ngồi bên trái con có anh chàng hay đưa mắt nhìn con. Con chẳng biết anh nhìn con làm gì. Mắc cỡ quá, chẳng biết làm sao, con liều nhìn lại, nghĩ lại thây nó kì kì sao sao ấy mẹ ạ!”
Tôi phì cười, không ngờ cô bé trầm cảm, ít nói mà trò chuyện với mẹ thân mật và vui vẻ như vậy. Tôi lâng lâng cảm giác gì đó sung sướng lắm. Có lẽ ít ra cũng được cô bé để ý...
Reeng... Chuông reo vào tiết. Tôi vội “phi tang chứng cứ” trở về chỗ ngồi. Cả bọn ùa lên. Ngân đi sau cùng. Nhìn kĩ thì Ngân cũng đâu có xấu, đẹp đấy chứ. Rất dịu dàng và rất nữ tính nữa. Tôi ngắm nhìn cô bé mà quên đi sự để ý của đám “húi cua” cực kì lắm chuyện...
Sau bữa đó tôi không còn thành kiến với Ngân nữa, ngược lại tôi vô cùng cảm phục trước một cô bé nghị lực phi thường biết vượt qua số phận. Nhưng tôi lại không hiều vì sao Ngân lại ít nói như vậy. Đau khổ vì mẹ mất ư? Không thể nào? Cô bé trò chuyện với mẹ vui lắm mà. ít nói vì không thích nói ư? Lại càng phi lí! Tôi tự biên tự diễn như thế đến hết tiết lúc nào không hay. Ra về, tôi không còn kiên nhẫn nữa, tôi cố gắng bịa ra một lí do để bắt chuyện với cô bé. Tôi lấy hết cam đảm, lại gần Ngân: “Ngân ơi, Ngân ăn cơm chưa?”. Tôi thở phào, tim tôi muôn nhảy tưng ra ngoài. Ngân múa tay múa chân gì đó rất khó hiểu. Thấy tôi đứng đực ra, Ngân cười lấy giấy ra loay hoay ghi. Kì lạ thật, đây là lần đầu tiên tôi thấy Ngân cười, nụ cười tự nhiên và thu hút làm sao. Nó bình dị và con gái quá. Ngân chìa ra tờ giấy. “Tất nhiên là Ngân chưa ăn! Hỏi kì vậy?”. Tôi cười, Ngân cười. Hai đứa cùng cười...
“Mẹ à! Hôm nay bạn mới bắt chuyện với con. Con mừng lắm. Đây là lần đầu tiên một tên con trai nói chuyện với con ngoài Nam đó mẹ à. Chắc bạn cũng biết con nói không được nên suốt buổi hai đứa cứ nhìn nhau cười riết, vui ghê!”.
Trên đường về, tôi mới thông suốt, thì ra cái cảm giác Ngân xa lánh mọi người là tự tôi nghĩ ra và lí do Ngân không nói là vì Ngân không thể nói được. Tôi có hơi tiếc, nhưng quan trọng lòng rất vui sướng và thầm cảm ơn quyển nhật kí.
Không lâu sau, Ngân đạt giải Nhất cuộc thi Học sinh giỏi Văn cấp thành phố'! Trong buổi trao giải, trông Ngân đẹp lạ lùng. Khắp người Ngân trắng tinh, đẹp như diễn viên vậy. Ngồi dưới khán đài, tôi vỗ tay quá trời. Thông qua người dịch, Ngân phát biểu: “Em có được ngày hôm này là nhờ sự động viên của thầy cô, bạn bè và của mẹ em, người luôn luôn trong tâm hồn em”.
(Nguyễn Huỳnh Đức Ân Sơn)
Bài làm 2.
Một buổi sáng chủ nhật đẹp trời. Một tia nắng, hai tia nắng rồi trăm ngàn sợi lung linh phủ khắp căn phòng ngủ đáng yêu của tôi. Tôi bật dậy, khẽ vươn vai, rồi mở cửa sổ, đón cái hồn của thiên nhiên, của sức sông cho ngày mới. “Làm gì đây nhỉ?”. Tôi tự hỏi. “Học bài hay xem ti vi?”. Không! Một buổi sáng đẹp đẽ như thế không phải là lúc ở nhà một mình và ôm lấy kiến thức khô khan từ những trang sách. Ánh nắng diệu kì làm tôi khao khát muôn được tung bay khỏi không gian bé nhỏ chật hẹp, để tung bay khám phá những điều mới lạ.
Vậy là tôi sẽ đi đâu đó. Nhưng là đi đâu? Tôi chưa biết. Tôi tưởng tượng đến một nơi hấp dẫn, rực rỡ,... Nhưng đi một mình thì có gì là vui! Tôi quyết định sẽ rủ Nam, người bạn thân của tôi cùng đi.
Chiếc xe đạp lướt nhẹ nhàng qua cánh cửa sắt lạnh lùng và tôi đang say sưa tận hưởng một ngày mới. Trời đất chuyển mình về xuân. Những cơn gió bấc tràn về, thấm sâu vào da thịt. Tôi khẽ run người, dù đã khoác lên mình một chiếc áo len. Lạnh thật! Nhưng chỉ khi trời lạnh tôi mới quý trọng những điều ấm áp vẫn ở bên cạnh mình, những hơi thở, chiếc áo len, hay vòng tay ấm áp của mẹ,... những điều tôi hay bỏ quên nó. Tôi yêu không khí này, và yêu cả mùa xuân đang về.
Bánh xe vẫn lăn đều trên còn đường ngập nắng. Nói gì về Nam bây giờ? Có nhiều điều lắm. Tôi và Nam quen nhau từ năm học lớp Ba, trong lớp bồi dưỡng học sinh giỏi. Nam giỏi toán, rất giỏi và với tôi, những người giỏi toán là những người thần tượng, cấp hai, chúng tôi thi vào cùng trường và cùng lớp. Suốt 4 năm học, chúng tôi luôn giúp đỡ nhau trong học tập, trong cuộc sông. Nam đẹp trai, đôi mắt sáng và một dáng người khoẻ khoắn. Nam trầm tính, ít khi nào nó tự thổ lộ những suy nghĩ hay tâm sự của mình, và đương nhiên là nó ít nói. Nhưng đôi lúc tôi giận nó vì tính cách trầm lắng ấy. Những tâm sự, tình cảm, suy nghĩ cần được bày tỏ mà giữ mãi trong lòng sẽ trở thành chất độc. Tôi nghĩ như vậy.
Còn nhiều thứ để nói lắm, nhưng tôi phải ngừng lại rồi vì nhà Nam đã ở ngay trước mặt. Tôi nhấn chuông, một khắc tĩnh lặng. Tôi chợt nhìn căn nhà của Nam, hình như nó còn đang ngủ, đang chìm trong khoảng tôi nào đó và chưa kịp bừng dậy đón xuân. Một, hai phút sau, mẹ Nam ra mở cửa. Nam đi vắng, có lẽ ba mươi phút nữa nó mới về. Tôi xin phép mẹ Nam vào nhà chờ, đi chơi mà thiếu nó thì chán chết. Tôi ngồi chờ, và nghĩ đến những nơi có thể đi. Nhà sách chẳng hạn, tôi đang định tìm mua cuốn thần thoại Hi Lạp, hoặc rủ nó đi siêu thị với nhỏ bạn, rồi nhờ nhỏ tư vấn cho vài bộ quần áo mới.
Tôi ngồi xuống, nhìn khắp phòng Nam. Hình như lâu lắm rồi tôi mới vào phòng nó, từ đầu năm lớp Mười. Không phải, chúng tôi không còn thân nhau mà vì chúng tôi phải chạy đua với một lượng kiến thức khổng lồ. Căn phòng không có gì khác, vẫn ngăn nắp, gọn gàng. Nhưng căn phòng cứ u ám thế nào ấy. Tôi không thích sự u ám trong một ngày như thế này. Làm sao bây giờ? Đơn giản là tôi phải mở cửa sổ ra. Từ khung cửa sổ, từ những tia nắng, những âm thanh tinh tế của đất trời ùa vào, khiến căn phòng lộng lẫy hẳn lên. Đẹp thật! Tôi chợt nhận ra bồn hoa hồng ngay trước ban công phòng nó. Những bông hoa đang độ nở rộ, nhẹ nhàng mở những cánh hoa đón chào ngày mới.
Tôi quay về bàn học của Nam. Ngay giữa bàn là một quyển sổ màu đen, dày và cũ, nó thu hút sự chú ý của tôi ngay lập tức. Tôi cầm quyển sổ, mở nhẹ nhàng như đón chờ một chuyên phiêu lưu. Tôi vẫn thường làm thế để dễ dàng tận hưởng điều thú vị trong những quyển sách. Cuốn sổ là nhật kí của Nam. Buôn thật, nó không kể cho tôi những điều về nó mà một mình viết vào đây. Nhưng cũng hay, dù sao nó cũng có người bạn tâm sự, cảm thông và chia sẽ những điều nó không thể nói.
Không chần chừ, tôi quyết định đọc cuốn nhật kí ấy. Tồi muôn đi sâu vào thế giới tâm hồn của Nam, và khám phá những bí ẩn về nó. Hồi hộp không? Có, ai chẳng hồi hộp khi khám phá một cái gì đó mới lạ. Hối hận, lo lắng không? Không hề, tôi không có những cảm giác ấy, dù tôi biết đọc nhật kí của người khác là không tốt. Mà cuốn nhật kí này cũng chỉ toàn những kĩ niệm tuổi học trò. Vì thế, tôi giở ra những trang đầu tiên:
“Ngày... tháng... năm...
Ngày hôm nay mình bước vào lớp Sáu. Vào trường mới thích thật, cái nào cũng đẹp, cũng rực rỡ. Nhưng sao thấy buồn quá, đứa nào cũng có bạn đi cùng, còn mình chẳng có ai...
Cô giáo gọi từng bạn lên tự giới thiệu. Tới lượt mình, mình thấy mất bình tĩnh và sợ hãi trước đám đông. Có lẽ mình sẽ không trở thành doanh nhân như mình mong ước. Doanh nhân phải bản lĩnh, tự tin,...
Ngày... tháng... năm...
Chẵng hiếu vì sao mình không quen nhiều bạn mới. Những lúc muôn nói chuyện với ai đó, dường như có một bức tường vô hình chắn mình lại. Nó là cái gì? Tại sao mình không thể thoát ra khỏi nó. Ước gì mình có thể phá bỏ tấm chắn ấy,...”
Những chuyện như thế mà Nam cũng im lặng được. Vậy ra nó ít nói, trầm tính là do nó không tự tin vào chính mình. Nếu Nam nói cho tôi, thì nó đâu phải buồn như vậy. Nhưng tại sao nó lại bi quan như thế? Nó có thua kém gì ai, học giỏi, đẹp trai, gia đình hạnh phúc,... Vậy mà.
Tôi lắc đầu thay cho Nam. Tội nó quá! Mà tôi cũng hơi vô tâm, có đôi lúc tôi cũng thấy nỗi buồn trên khuôn mặt nó, tôi cứ nghĩ nó mệt hay đói,... Tôi đã từng hứa với Nam “sẽ luôn hiểu nhau, vượt qua mọi thử thách, khó khăn”, vậy mà lại không quan tầm, chia sẻ nỗi buồn với nó.
“Hôm nay, mình tranh luận với D. Mình chắc chắn mình đúng trong vấn đề này, vậy mà D cứ phản bác khiến mình không kiềm chế nữa, mình đã to tiếng với D. chẳng hiểu vì sao mình lại làm việc ấy. Mình đã xúc phạm bạn, người bạn thân nhất của mình, mình thấy lo quá. Mình chỉ có D là người bạn thân, mình không thể làm mất đi tình bạn đẹp đẽ này được. Mình phải làm sao đây?...”
Buồn cười quá! Tôi tưởng tượng khuôn mặt lo lắng của Nam, cứ như một đứa trẻ ấy, đứa trẻ đang sợ bị mất bạn. Nhưng vì thế tôi càng quý Nam hơn.
Tôi lật nhanh từng trang nhật kí còn hai mưới phút nữa Nam mới về. Tôi quyết định đọc tiếp và thật tình cờ, những dòng nhật kí đặc biệt hiện lên.
“Ngày... tháng... năm...
Hôm nay, ba về trễ và say rượu. Trông ba thật ghê rợn, khuôn mặt đỏ bừng, mái tóc bù xù,... Đã ba năm nay, ba thường như vậy. Mỗi lần như vậy ba lại làm mẹ khóc. Nhưng, lần đầu tiên trong cuộc đời, và cũng là giây phút khủng khiếp nhất: ba đã đánh mẹ. Trong cơn say ấy, ba đã mất tự chủ, ba đã làm mẹ tổn thương. Mình chạy ra, ôm lây mẹ và khóc. Mình thương mẹ quá! Mẹ là người phụ nữ đảm đang, phúc hậu, lo lắng cho ba, chăm sóc cho ba chu đáo. Mẹ đâu đáng bị như thế. Ba có biết con yêu ba biết nhường nào! Tại sao ba lại có thể làm như thế? Trời ơi, mình phải làm gì bây giờ?
Ngày... tháng... năm...
Mỗi lần mình thấy những đứa bạn cùng lớp cười vui, hạnh phúc, mình lại thấy lòng đau nhói. Sao tụi nó hạnh phúc quá? Mình ước gì,... ước gì có một phép màu khiến ba bình tĩnh trở lại, quay về làm một người ba hoàn hảo như ngày nào...”
Những dòng chữ bị nhoè đi. Nam đã khóc, khóc rất nhiều khi phải chứng kiến những chuyện đau lòng, những điều mà một học sinh lớp Sáu như nó không đáng phải chịu đựng. Tội Nam quá! Có lẽ bức tường vô hình đã ngăn nó tiếp xúc với mọi người là gia đình nó, một gia đình đang trên bờ vực đổ vỡ. Và chỉ mới một tháng nay:
“Cũng như mọi hôm, ba lại xô xát với mẹ. Khuôn mặt ấy như một hung thần, đã ám ảnh mình suốt bôn năm qua. Mình thương mẹ quá. Mẹ đã chịu đựng quá nhiều đau khổ, xót xa. Sự sợ hãi đã làm mẹ héo hon, đã khắc sâu lên đôi mắt mẹ. Và hôm nay, mẹ không im lặng nữa: mẹ đã chông cự quyết liệt. Cũng từ lúc ấy, mình biết chẳng bao lâu nữa gia đình sẽ tan vỡ. Tất cả sẽ tan biến như một giấc mơ, cả những giấc mơ đẹp đẽ về những ngày tháng hạnh phúc và những cơn ác mộng dữ dội của sự đau khổ, lo sợ,... Tất cả, sẽ chấm hết...”
Tôi vội vàng gấp cuốn nhật kí lại. Tôi không thể đọc và cũng không muôn đọc nữa. Càng đọc tôi sẽ càng thấy buồn hơn, xót xa hơn. Những cảm xúc như lẫn lộn trong tâm trí tôi như những lúc tôi đọc một tiểu thuyết nhiều chương: cảm thông cho Nam, lại vừa buồn vừa tức giận. Không! Tôi sẽ kéo Nam ra khỏi hô' sâu tuyệt vọng của nó. Tại sao không? Tôi liền ngắt nhánh hoa hồng đẹp nhất kẹp vào nhật kí của Nam và viết: “Hãy tha thứ cho tớ vì đã đọc nhật kí của cậu. Tớ chỉ muôn khuyên cậu một điều: hãy vượt qua cú sốc này bằng niềm tin, nghị lực của chính mình và luôn nhớ rằng nụ cười trên môi không phải là điều vô ích. Tớ tin cậu sẽ vượt qua tất cả và mong cậu sẽ lại tràn đầy sức sống và nhiệt huyết của một học sinh như cành hoa hồng này nhé”.
Một tuần sau, không thấy Nam đâu. Hay là nó còn giận mình? Hay là nó cảm thấy bị sốc không gượng dậy nỗi? Tôi không biết. Mấy lần tôi ghé qua nhà Nam nhưng đều thấy khoá cửa. Tôi lo cho Nam quá!
Hôm nay, tôi nhận được thư của Nam, tôi mừng rỡ, mở ngay ra đọc những dòng chữ của Nam.
“Mẹ và tớ chuyển nhà lên Đà Lạt rồi, xin lỗi vì không báo cho D biết. Cảm ơn D! Nhờ có D mà mình biết được tình bạn, nhờ có D mà mình cảm thấy vui hơn. Thật không uổng phí khi có D làm bạn. Chúng ta sẽ mãi là bạn tốt nhé!”
(Nguyễn Tiến Dương)
Đề 2. Hãy tưởng tượng mình gặp gỡ và nói chuyện với người lính lái xe trong tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. Viết bài văn kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó.
Gấp lại quyển sách Ngữ văn lớp 9, tôi soạn cặp để mai đi học, rồi leo lên giường. Đồng hồ điểm mười một giờ, đêm vắng lặng và yên tĩnh quá đỗi. Ngoài cửa sổ, nháp nháy muôn triệu vì sao, những ngôi sao xa hắt ánh sáng lung linh kì ảo vào căn phòng tôi bé nhỏ. Vừa ngắm sao, tôi vừa nhẩm lại cho thuộc những câu thơ sinh động của Bài thơ về tiểu đội xe không kính của nhà thơ Phạm Tiến Duật. Mai tôi sẽ có một bài trình bày trước lớp về những người lính, những người trẻ tiêu biểu trong thế hệ thanh niên ngày trước,... Giá như, chỉ giá như thôi, tôi có dịp gặp một người lính Trường Sơn, có dịp thấy một chiếc xe không kính...
Này cô bé, sao con đứng ngẩn ra vậy? Đường Trường Sơn lúc này nguy hiểm lắm. Leo lên đây này
“Chú người lạ”, người vừa hỏi tôi, mặc một bộ đồ màu xanh lá cây sẫm, màu xanh bộ đội. Gương mặt chú nhễ nhại mồ hôi, đôi mắt sáng nhanh nhạy, miệng nở một nụ cười. Chú trong giông hình ảnh những người lính thanh niên xung phong xưa mà ngoại hay kể cho tôi nghe. Trong lúc tôi còn phân vân, chú chỉ tay vào chỗ trông cạnh chú, trên một chiếc xe - chiếc xe không kính. Thú vị và bất ngờ, tô leo lên xe, có dịp trông rõ hơn chú lính. Áo chú lấm tấm bụi đường, gương mặt cũng bết bụi, tóc bụi phủ trắng xoá. Tôi hỏi chú:
Chú ơi! Con cũng không biết tại sao con lại ở đây, nhưng chú thuộc tiểu đội xe không kính đang hành quân tiến vào Nam phải không ạ?
ừ, con cũng biết tiểu đội xe không kính à? Đúng là chú đang vào Nam. - Chú trả lời, môi nở nụ cười.
Nghe chú hỏi, tôi bẽn lẽn đáp:
Con chỉ nghe về tiểu đội xe không kính thôi, chứ chưa thây bao giờ. Con chỉ biết qua thơ và lời cô giảng, lời ngoại con kể.
Thế bây giờ biết rồi, con thấy ra sao? - Chú hỏi, đôi mắt tỏ vẻ thích thú.
Con thấy vất vả quá, mà đúng như những gì con biết luôn. Nãy giờ con ngồi có chút xíu mà đã lấm bụi, gió quất vào mặt, cay cả mắt. Chú phải đi cả đoạn đường dài từ Bắc vào Nam nên mệt lắm đúng không?
Chú đưa tay xoa đầu tôi rồi bảo:
Mệt thì mệt thật đấy! Con chỉ biết nắng, biết bụi, biết gió. Còn các chú thì biết nhiều thứ hơn nữa. Biết cảm giác mưa giữa đường đi, mưa tuôn xốì xả. Ướt mặt, ướt áo. Nhưng mà...
Chưa cần thay, lái trăm cây số’ nữa. Tôi nhoẻn miệng cười tiếp lời.
ừ, mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi. Chú và tôi đồng thanh đọc.
Chú lái xe bon bon với tôi ngồi cạnh, chạy dọc suôt con đường, xẻ dọc
Trường Sơn tiến vào Nam với tốíc độ xe chạy, gió cát và bụi đường cứ cuộn lên mù mịt, hai bên đường, những hàng cây lướt qua vun vút, vài cánh rừng xác xơ vụt qua tầm mắt, văng vẳng đâu đây bên tai tôi tiếng bom chát chúa. Tôi quay sang chú, vẫn ngồi thẳng, nhìn thẳng, tay xoay vô lăng, ánh mắt cương nghị. Tôi hỏi:
Lái xe suốt ngày, nguy hiểm cứ chực chờ, nhiệm vụ lại cấp bách, chắc chú buồn lắm nhỉ. Lại vất vả, khắc nghiệt suốt dọc đường đi nữa.
Chú trả lời, giọng râm ran:
Không hẳn chăn êm, nệm ấm mà vui đâu con. Người chiến sĩ luôn tìm được niềm vui trong mỗi nhiệm vụ của mình, chú cũng vậy. Con có bao giờ ngắm sao chưa?
Dạ rồi! Con hay nhìn sao qua khung cửa sổ.
Vậy có lẽ con chưa có dịp ngắm sao ở rừng Trường Sơn đâu nhỉ? Ngắm sao ở đây đẹp lắm. Bầu trời bao la, sâu thẳm, mình như là chủ tất cả. Vừa chạy xe dưới ánh trăng soi, xung quanh là rừng cây bạt ngàn, gió đêm lồng lộng. Thiên nhiên hoang dã với bộ đội thanh niên Trường Sơn đã là bạn bè thân thiết lắm rồi. Đôi khi, những cái đơn giản ấy lại là niềm vui lớn.
Tôi hình dung ra bức tranh đêm giữa rừng Trường Sơn qua lời chú kể. Chiếc xe mui trần, ngẩng mặt lên là trời xanh mỉm cười, nắng vàng vẫy gọi và khi về đêm thì sao đêm nhấp nháy... “Thấy sao trời và đột ngột cánh chim”, “Như sa như ùa vào buồng lái”. Thời chiến tranh bom đạn ác liệt, những niềm vui bé nhỏ là như vậy đây.
Một chiếc xe không kính khác chạy ngang qua chiếc xe tôi đang ngồi. Chú từ từ lái xe ngang với chiếc xe kia. Qua khung kính vỡ, họ bắt tay nhau, nói cười rôm rả, thân mật như anh em trong một gia đình. Một lúc sau, chú chào tạm biệt chiếc xe kia đi trước làm nhiệm vụ. Quay sang tôi chú nói:
Con thấy không, cả tiểu đội xe như một đại gia đình, vui buồn có nhau, cùng chia ngọt sẻ bùi, cùng vượt qua gian khổ. Đôi khi đắp chung manh áo, chia nhau điếu thuốc, bát cơm. Mỗi lúc dừng giữa rừng, thân mình phủ lá nguỵ trang, cùng nhóm bếp Hoàng cầm, ăn uống tuy khó khăn nhưng ấm áp lắm!
Đầu tôi văng vẳng những cầu thơ:
Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy!
Nhìn chú hiên ngang, vui tươi xông pha tiến về phía trước, tôi tự hỏi có nỗi buồn nao da diết mà chú giàu kín trong lòng không? Nhìn gương mặt vui vẻ ưu tư của tôi, chú nói nhẹ nhàng:
Có chuyện gì muôn hỏi chú à? Cứ hỏi đi, sắp tới đoạn đường nguy hiếm, chú phải thả con xuống nhà dân rồi đấy! Khi ấy lại tiếc nhé! - Chú cười.
Chú à! Chú đi chiến đâu xa như vậy thay vì được ở bên gia đình, làm điều mình thích, chú có buồn hay tiếc gì không?
Có buồn chứ con. Ai chẳng muôn ở bên gia đình, làm điều mình thích. Mẹ chú ở nhà một mình có lẽ còn buồn hơn, khóc và lo lắng nhiều, vì anh chị chú đi kháng chiến cả. Nhưng đất nước đang chiến tranh, giặc vẫn còn, mỗi ngày đều có thông báo kêu gọi thanh niên lên đường cứu nước, mình còn trẻ chỉ ngồi nhà thì không được. Nhìn đồng bào đói khổ, súng bom dội cả ngày, chú quyết định tham gia đánh giặc. Nỗi nhớ nhà đôi khi lại da diết, nhưng hình ảnh đất nước độc lập, cờ đỏ sao vàng tung bay khắp mọi nẻo đường làm chú tiếp tục cố gắng. Con nhớ lời chú nhé: nếu có mục tiêu và thực sự muôn làm, cố' gắng hết sức thì mọi chuyện sẽ ổn cả thôi!
Nghe những lời chú nói, tôi chợt cảm thấy khâm phục sâu sắc những người lính đã anh dũng hi sinh hạnh phúc cá nhân cho nền độc lập dân tộc. Đó quả là một sự hi sinh cao cả vì đất nước, vì nhân dân.
Này, tới khu vực nguy hiểm rồi. Chú phải đi một mình thôi. Tạm biệt con! Nhớ những lời chú nói nhé!
Nói rồi chú giơ tay chào và lái xe đi. Xe chạy kéo theo làn bụi đường mù mịt làm mắt tôi cay xè... Tôi dụi mắt... bụi tan và tôi nhận ra ô cửa sổ phòng quen thuộc đang tràn ngập nắng sớm. Chú lái xe, những chiếc xe không kính, cảnh rừng Trường Sơn tuy là giấc mơ nhưng hiện rõ mồn một trong tôi. Tai tôi vẫn còn âm vang lời chú: “Nếu có mục tiêu và thực sự muốn làm, cố gắng hết sức thì mọi chuyện sẽ ổn cả!” Lời chú như lời khích lệ, động viên tôi quyết tâm hết mình trong học tập, trong cuộc sống, vì mình, vì mọi người, vì đất nước, chớ ngại khó khăn, tiến lên mãi - như những chiếc xe dù không có kính nhưng vẫn xông pha.