Soạn Văn 9: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (trích Truyện Lục Vân Tiên)

  • Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (trích Truyện Lục Vân Tiên) trang 1
  • Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (trích Truyện Lục Vân Tiên) trang 2
  • Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (trích Truyện Lục Vân Tiên) trang 3
  • Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (trích Truyện Lục Vân Tiên) trang 4
  • Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (trích Truyện Lục Vân Tiên) trang 5
  • Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (trích Truyện Lục Vân Tiên) trang 6
  • Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (trích Truyện Lục Vân Tiên) trang 7
  • Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (trích Truyện Lục Vân Tiên) trang 8
  • Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (trích Truyện Lục Vân Tiên) trang 9
LỤC VÂN TIÊN CỨU KIÊU NGUYỆT NGA
KIẾN THỨC Cơ BẢN
về tác giả: Nguyễn Đỉnh Chiểu (1822 - 1888), tục gọi là Đồ Chiểu, sinh tại quê mẹ ở Tân Thái, Gia Định (Thành phố Hồ Chí Minh); quê cha ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ông thi đỗ tú tài năm 21 tuổi, sau đó ông bị mù. Ồng về Gia Định- dạy học và bốc thuốc cho dân.
Khi thực dân Pháp xâm lược Nam Kì, Nguyễn Đình Chiểu đã tích cực tham gia phong trào kháng chiến, cùng các lãnh tụ nghĩa quân bàn việc đánh giặc và sáng tác thơ văn khích lẹ tinh thần chiến đấu của nhân dân.
Lúc cả Nam Kì đã rơi vào tay giặc, ông về sống tại Ba Tri (Bến Tre), nêu cao tinh thần bất khuất trước kẻ thù, giữ trọn lòng trung thành với Tổ quốc, với nhân dân cho đến lúc mất.
Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ lớn của dân tộc. Ông đã để lại nhiều áng văn chương có giá trị nhằm truyền bá đạo lí làm người như truyện Lục Vân Tiên, Dương Từ - Hà Mậu; cổ vũ lòng yêu nước như Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc, Thơ điếu Trương Định... và truyện thơ dài Ngư Tiều y thuật vấn đáp.
về tác phẩm Lục Văn Tiên: là truyện thơ Nôm của Nguyền Đình Chiểu, được sáng tác khoảng đầu những năm 50 của thế kỉ XIX, lưu truyền rộng rãi dưới hình thức sinh hoạt văn hoá dân gian như “kể thơ”, “nói thơ Vân Tiên”, “hát Vân Tiên” ở Nam Kì và Nam Trung K. Ánh hưởng của nó lan rộng ra toàn quốc. Truyện được in nhiều lần, bởi thế có nhiều văn bản khác nhau, có khi thêm bớt cả trăm câu thơ. Theo văn bản thường dùng hiện nay, truyện có 2082 câu thơ lục bát.
• về đoạn trích: Đoạn trích “Lục Văn Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” nằm ở phần đầu của truyện “Lục Vân Tiên”. Đoạn trích thể hiện khát vọng hành dạo giúp đời của tác giả và khắc họa những phẩm chất đẹp đẽ của hai nhân vật: Lục Vân Tiên tài ba, dũng cảm, trọng nghĩa khinh tài và Kiều Nguyệt Nga hiền hậu, nết na, ân tình.
HƯỚNG DẪN ĐỌC - Hiểu VĂN BẢN
Câu 1. Truyện Lục Vân Tiên được kết cấu theo kiểu thông thường của các loại truyện truyền thống xưa như thê nào? Đối với loại văn chương nhằm, tuyên truyền đạo đức thì kiểu kết cấu đó có ý nghĩa gì?
+ Kết cấu của truyện: theo trình tự thời gian, đây là kết cấu quen thuộc của loại truyện truyền thông. Sự việc nào có trước kể trước, sự việc nào có sau kể sau. Nó không bị chồng chéo đan xen nhiều tầng lớp quá khứ và hiện tại như các chuyện hiện đại sau này.
+ Ý nghĩa: đối với loại văn chương nhằm tuyên truyền đạo đức thì kiểu kết cấu đó rất có ý nghĩa. Nó làm cho mạch truyện rõ ràng, mạch lạc, dễ nắm bắt, phù hợp với sở thích của quần chúng lao động.
Câu 2. Đọc đoạn trích em cảm nhận Lục Vân Tiên là một con người nhừ thế nào? Hãy phân tích những phẩm chất của nhân vật qua hành động đánh cườp và qua cách cư xử với Kiều Nguyệt Nga,
Lục Vân Tiên là mẫu người lí tưởng mà tác giả muôn đề cao. Qua đoạn trích, Lục Vân Tiên thể hiện những phẩm chất sau:
+ Lục Vân Tiên là chàng trai dũng cảm, văn võ song toàn: trên đường về kinh dự thi gặp bọn cướp quấy nhiễu nhân dân ngay lập tức Lục Vân Tiên đã: Giữa đường thấy sự bất bình chẳng tha, chàng ra tay anh hào cứu giúp nhân dân.
Vân Tiên không chỉ nổi tiếng về tài thi phú mà còn là một người anh hùng thật sự. Một mình thân cô, thế cô và chỉ có cành cây làm gậy, chàng vẫn cứ xông vào đánh bọn cướp có đủ quân đông thế mạnh. Vân Tiên đã tả đột hữu xông như một dũng sĩ ở ngoài trận tuyến làm cho bọn cướp kẻ thì tháo chạy kẻ thì bị Vân Tiên cho một gậy thác rầy thân vong.
+ Vân Tiên là chàng trai rất trọng lễ nghĩa đạo lí: sau khi đánh xong bọn cướp thấy hai người con gái nép mình than khóc sợ hãi chàng đã ân cần hỏi han. Nhưng khi thấy Kiều Nguyệt Nga định ra trả ơn chàng đã ngăn lại:
Khoan khoan ngồi đó chớ ra,
Nàng là phận gái, ta là phận trai.
Điều đó chứng tỏ chàng là người rất trọng lễ nghĩa, đạo lí, chàng không muốn vì trả nghĩa mà Kiều Nguyệt Nga bị ảnh hưởng đến danh dự, tiết nghĩa của người con gái.
+ Văn Tiên là người coi trọng nghĩa khi', chàng đã đánh tan bọn cướp cứu Nguyệt Nga, đối với Nguyệt Nga đó là cái ơn rất lớn. Thế nhưng khi thấy Kiều Nguyệt Nga có ý định đền ơn chàng đã từ chối một cách rất nghĩa khí: Làm ơn há dễ trông ngươi*trả ơn.
Câu 3. Với tư cách là người chịu ơn, Kiều Nguyệt Nga trong đoạn trích này đã bộc lộ những nét đẹp tăm hồn như thế nào? Hãy phân tích điều đó qua ngôn ngữ, cử chỉ của nàng.
Vẻ đẹp tâm hồn của Kiều Nguyệt Nga:
+ Nguyệt Nga là người con gái gia giáo, nền nếp: là một tiểu thư
khuê các, thể hiện qua lời nói và hành động rất mực đoan trang dịu dàng, khuôn phép: Thưa rằng, xin cho tiện thiếp lạy rồi sẽ thưa...
+ Nguyệt Nga là người con gái hiếu thảo: cha mẹ bảo về nhà để làm lễ nghi gia, đó là điều mà nàng không muôn nhưng nàng vẫn vâng lời vì “làm con đâu dám cãi cha".
+ Nguyệt Nga là người ân nghĩa thuỷ chung: mặc dù xuất thân từ tầng lớp trên, nhưng khi được Vân Tiên cứu khỏi bọn cướp thái độ của nàng rất kính trọng và đầy hàm ơn. Nàng vừa hết mực cảm ơn Vân Tiên và vừa mong muôn chàng về nhà để được báo đáp ơn cứu mạng, có trước có sau tình nghĩa.
Ngẫm câu báo đức thù công
Lấy chi cho phải tấm lòng cùng ngươi.
Câu 4. Theo em nhản vật trong đoạn trích này được miêu tả chủ yếu qua ngoại hình, nội tâm hay hành động, cử chỉ? Điều đó cho thấy truyện Lục Văn Tiên gần với loại truyện nào mà em đã được học.
+ Cách miêu tả: cả hai nhân vật Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga trong đoạn trích này chủ yếu được miêu tả qua hành động và ngôn ngữ, không miêu tả ngoại hình, tâm trạng.
Hành động của Vân Tiên dũng cảm, mạnh mẽ, lời nói thì dứt khoát, thẳng thắn.
Hành động của Nguyệt Nga thì e dè kính cẩn, lời nói thì dịu dàng, nhỏ nhẹ.
+ Về thể loại: qua cách miêu tả ta thấy, truyện Lục Vân Tiên rất gần với các truyện dân gian (truyền thuyết, cổ tích, và truyện thơ Nôm bình dân,...). Nhân vật có tính cách nhất quán từ đầu đến cuối tổt là luôn luôn tốt, xấu là luôn luôn xấu, đại diện cho haí phe chính nghĩa và gian tà. Hành động của nhân vật diễn biến theo trật tự thời gian tuyến tính.
Câu 5. Em có nhận xét gì về ngôn ngữ của tác giả trong đoạn thơ trích?
Ngôn ngữ trong đoạn trích có hai đặc điểm sau:
+ Mang đậm màu sắc Nam Bộ: chất Nam Bộ được thấm sâu từ tính cách bộc trực, thẳng thắn, yêu ghét rạch ròi phân minh, nghĩa khí hào hiệp cho đến lời ăn tiếng nói.
+ Ngôn ngữ giản dị, mộc mạc: thể hiện sự chân mộc chứ không đẽo gọt bóng bẩy như Truyện Kiều. Một phần là do chất Nam Bộ, nhưng có lẽ chủ yếu do tác giả bị mù phải nhờ người khác chép hộ nên không có điều kiện trau chuốt.
HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
Truyện Lục Vân Tỉên còn có những nhân vật nào có thể xếp vào cùng một loại với ông Ngư ở đoạn trích này? Họ có những đặc điểm chung gì? Tác giả muốn gửi gắm ý tưởng nào thông qua các nhân vật đó?
Đoạn trích có bôn nhân vật: Vân Tiên, Phong Lai, Nguyệt Nga, Kim Liên, mỗi nhân vật có một sắc thái riêng trong lời thoại.
+ Vân Tiên: sắc thái trong lời thoại thể hiện sự mạnh mẽ dứt khoát, hùng hồn (đối với Phong Lai) và nhẹ nhàng thẳng thắn đôi với Nguyệt Nga và Kim Liên.
+ Phong Lai: lời thoại rất ngắn.
Phong Lai đỏ mặt phừng phừng,
Thằng nào dám tới lẫy lừng vào đây.
Trước đây việc dữ tại mày,
Truyền quân bốn phía bủa vây bịt bùng.
Sắc thái lời thoại thể hiện sự hung dữ, hồ đồ ngạo mạn của một kẻ gian ác và vô học.
+ Nguyệt Nga: sắc thái lời thoại thể hiện sự dịu dàng, đoan trang của người con gái.
TƯ LIỆU THAM KHẢO
1. Trận đánh kết thúc nhanh chóng, bất ngờ như trong truyện cổ tích. Người đọc chưa kịp hồi hộp mà quân giặc dường như chỉ chờ Vân Tiên đến để bỏ chạy và chịu chết. Đó không phải là trận đánh của vũ lực, mà là trận đánh của chính nghĩa chông gian tà, và chính nghĩa dù vũ khí thô sơ cũng nhất định thắng lợi. Đó là niềm tin và ước vọng của nhân dân.
Sau trận diệt cướp là cuộc gặp gỡ với người đẹp gặp nạn. Điều thú vị là cuộc gặp gỡ này chỉ toàn là đối thoại, người hỏi, người đáp, ngoài ra không có miêu tả. Hình như Vân Tiên chỉ nắm bắt thông tin bằng kênh
nghe: Vân Tiên hỏi: Ai than khóc ở trong xe nầy?. Rồi lời đáp và than khóc. Vân Tiên nghe nói động lòng, nhưng chàng không muốn nhìn thấy gì hết, chỉ muốn hỏi: Tiểu thơ con gái nhà ai... Hai nàng ai tớ ai thầy nói ra? Tiếp theo là Nguyệt Nga thưa rang một thôi (22 câu). Rồi: Vân Tiên nghe nói liền cười... Làm người thế ấy cũng phi anh hùng.
Tuy chỉ là hỏi đáp, nhưng lời hỏi của Vân Tiên chứng tỏ chàng quang minh, chính đại. Lời hỏi dõng dạc, cái gì cũng muôn rõ ràng: muôn phân định ranh giới nam nữ rõ ràng, muôn biết rõ lí lịch cô gái, nguyên nhân mắc nạn, phân biệt thứ bậc tớ, thầy. Ngay hành động anh hùng chàng cũng không muôn nhập nhằng với việc làm ơn. Đó là một nhân cách sáng ngời. Một lí tưởng làm người anh hùng truyền thông theo quan niệm Nho giáo. Nụ cười của chàng mới thật hiền lành, đáng yêu biết bao. Chỉ có hỏi đáp mà tính cách Vân Tiên hiện lên thật đẹp đẽ và độc đáo.
(TheoTrần Đình sử, Đọc văn học văn)
Mở đầu truyện Lục Vân Tiên, nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu viết:
Hỡi ai lẳng lặng mà nghe
Dữ dặn việc trước, lành dè thân sau Trai thời trung hiếu làm đầu
Gái thời tiết hạnh làm câu trau mình...
Lời thơ giản dị, rành rẽ như một tuyên ngôn, định hướng cho bước đi
của toàn bộ tác phẩm. Với nhà thơ xứ dừa ấy, sáng tác văn chương không phải vì sự nghiệp văn chương mà trước hết, quan trọng hơn hết là vì mục đích giáo dục, truyền bá đạo lí, nhân cách con người. Truyện thơ Lục Vân Tiên của cụ được nhân dân ta - nhất là bà con ở Nam Bộ - yêu thích không phải vì có nhiều câu hay, lời đẹp, nghệ thuật tính tế mà vì những chi tiết, sự việc, những nhân vật toả sáng đạo lí, vì những ý tưởng giáo huấn chân thành, thấm thìa. Nội dung đạo lí bao trùm toàn thiên truyện là nhân nghĩa, hiếu trung, tiết hạnh. Song đấy không phải những từ ngữ khô khan trói trong khuôn khổ phong kiến cổ hủ, nặng nề.
Với Nguyễn Đình Chiểu, nhân nghĩa là đạo đức của nhân dân, là căn cốt, gốc rễ để trau dồi, rèn rũa con người. Vì vậy, vào đầu tác phẩm - ở đoạn Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga - nhà thơ đã hào hứng giới thiệu hai con người trẻ tuổi, biết hướng theo lòng nhân, biết hành động theo việc nghĩa. Đó là Lục Vân Tiên - chàng trai dũng cảm, có lòng “nhân”, sẵn sàng làm việc “nghĩa”. Vân Tiên vốn con nhà thường dân, nhưng học giỏi, văn võ kiêm toàn. Chàng đang háo hức trên con đường lên kinh ứng thí. Vậy mà gặp cướp. Không phải chúng gây sự với chàng, mà chúng đang quấy nhiễu nhân dân. Trước mắt chàng, bày ra một nghịch cảnh: dân thì “than khóc tưng bừng, đều đem nhau chạy vào rừng lên non”, bọn cướp thì “xuống thôn hương, thấy con gái tốt qua đường bắt đi”. Thế là, sau một lời hứa ngắn gọn: “tôi xin ra sức anh hào...”, Lục Vân Tiên nhanh nhẹn “ghé lại bên đàng, bẻ cành cây làm gậy”, xông thẳng vào giữa bọn cướp. Bọn cướp đông đặc. Tên tướng cướp “mặt đỏ phừng phừng”, dữ tợn như một con ác thú. Chúng “truyền quân bôn phía bủa vây bịt bùng”. Lực lượng thật quá chênh lệch. Bên kia là cả lũ lâu la đông như ong, như kiến. Bên này chỉ độc nhất một mình chàng trai dũng cảm với lời hứa chân thành “Cứu người ra khỏi lao đao buổi này”, với vũ khí giản dị “cây gậy bên đàng”. Vậy mà, chàng không chút nào nao núng:
Vân Tiên tả đột hữu xông Khác nào Triệu Tử mở vòng Đương Dương
Nhà thơ không tả tỉ mỉ trận giao chiến mà chỉ kể ngắn gọn bằng mấy dòng thơ, một câu so sánh và dăm ba từ đặc sắc: “tả đột, hữu xông, khác nào Triệu Tử...”. Đúng là một dũng tướng, đánh nhanh, kín võ, sánh ngang với Triệu Tử Long thời Tam quốc trong trận phá vây quân Tào Tháo ở Đương Dương Trường Bản. Ngày xưa, Triệu Tử Long chiến đấu vì ngôi vua nhà Hán, vì bảo vệ ấu chúa A Đẩu, dù sao vẫn là nghĩa vụ của một bầy tôi trung thành. Còn ngày nay, Lục Vân Tiên chiến đấu vì người dân gặp nạn, cứu dân, trừ ác, xuất phát từ lòng nhân. Giản dị, vô tư mà trong sáng, cao đẹp biết bao. Cuộc chiến đấu của chàng y như trận đánh của Thạch Sanh, diệt đại bàng cứu nàng công chúa. Sức mạnh của Lục Vân Tiên là sức mạnh của nhân dân, của điều thiện. Do đó, nó vô địch:
Lâu la bốn phía vỡ tan Đều quăng gươm giáo tìm đàng chạy ngay
Phong Lai trở chẳng kịp tay BỊ Tiên một gậy thác rày thân vong...
Lời thơ chân chất có chỗ còn thô mộc, song hồn thơ chan chứa dạt dào. Đọc Lục Vân Tiên, chúng ta thường gặp nhiều câu chữ chân mộc như thế. Thơ chân mộc, nhưng cảm hứng tác giả vẫn bay bổng, mộng mơ. Ngỡ như người thi sĩ mù ây vừa kể chuyện vừa rung đụi thích thú, gởi tới bạn đọc một lẽ phải nhãn tiền: người có lòng nhân, biết làm việc thiện thì sẽ thắng. Kẻ độc ác, bất nhân sẽ thảm bại như thế đấy. Xuất phát từ lòng nhân, Lục Vân Tiên đã làm được một việc “nghĩa”, một việc xứng đáng được anh hùng.
Tự nguyện dấn thân vào vùng nguy hiểm, chiến đấu hết mình, thắng lợi rực rỡ..., tất cả đều vì nhân nghĩa, nên sau thắng lợi, Lục Vân Tiên không một chút kiêu ngạo. Trái lại, chàng thật khiêm nhường, chính trực. Nghe cô hầu Kim Liên than thở như vẫn còn hoảng sợ, Vân Tiên động lòng thương, an ủi: “Ta đã trừ dòng lâu la”. Rồi ôn tồn, chàng thăm hỏi ngọn ngành từ tên họ, gia cảnh, đến quê hương, nguyên cớ gặp nạn của hai cô gái. Trong lời chàng, có ý còn lạc hậu, ảnh hưởng quan niệm phong kiến “nam nữ thụ thụ bất thân”, song tất cả đều chân thành, dung dị, rất đáng mến. Đáng mến, đáng phục hơn nữa là sau nghe cô tiểu thư Kiều Nguyệt Nga - nạn nhân được chàng cứu giúp - kể lể, thở than, ca ngợi và tha thiết muôn tri ân, thì:
Vân Tiên nghe nói liền cười
“Cái cười đáng yêu, đáng kính làm sao! Một là cái cười của anh hùng quân tử, hai là cái cười của anh con trai, ba là cái cười của quần chúng rộng lượng, đều ở trên mồi Vân Tiên” (Xuân Diệu - Đọc lại thơ Nguyễn Đình Chiểu). Sau nụ cười đáng yêu ấy là lời nói, cũng rất đáng yêu:
Làm ơn há dễ trông người trả ơn Nay đà rõ đặng nguồn cơn
Nào ai tính thiệt hơn so làm gì
Đúng là giọng nói, cách nói của chàng trai Nam Bộ - nôm na giản dị. Nó cất lên từ một cõi lòng chất phác. Chất phác, là cái bên ngoài, cái vỏ xù xì, thô ráp. Nhưng phía trong, phần ruột thì cao đẹp, thắm đỏ, ngọt ngào thơm thảo của một qua niệm nhân sinh, rất hào hiệp, vô tư của cả một lớp người, một thế hệ con người. Chúng ta hiểu lời của Lục Vân Tiên như thế nào? Trước hết, chàng khẳng định việc mình làm là hoàn toàn tự nguyện. Gọi là ơn cũng được. Hay nên xem đó là việc “ơn nghĩa”. Làm việc “ơn nghĩa” thì không nên mong việc trả ơn, tính hơn thiệt, lời lãi... Vì “ơn nghĩa” là lẽ thông thường của người sông có văn hoá, đang theo dùi kinh sử, người hướng về nghĩa khí, lấy nghĩa lớn, lấy chữ nhân, lòng nhân làm động cơ, làm mục đích cho mọi hành động. Chàng đã hành động vì lòng nhân, vì nghĩa lớn trừ kẻ ác, bảo vệ người lương thiện. Chàng chỉ mong Nguyệt Nga - cũng như mọi người “rõ đặng nguồn cơn” - nghĩa là hiểu rõ, cảm thông với hành động của chàng. Sau nữa, chàng nhắc tới sử sách, nhắc lời của các bậc hiền nhân xưa. Người xưa nói: “Kiến ngãi bất vi vô dũng dã”. Nghĩa là: thấy việc nghĩa mà không làm, không phải người dũng cảm. Cách nói của chàn giản dị hơn: Nhớ câu kiến ngãi hất vi -Làm người thế ấy cũng phi anh hùng. “Phi anh hùng” là những kẻ tiểu nhân, hèn nhát. Lời của Vân Tiên chắc nịch, vừa để đối chứng, phê phán những kẻ tầm thường, vừa khẳng định việc làm là đúng đắn, là tất yếu, hiển nhiên, thuộc căn cốt, gốc rễ trong lẽ sống mình. Đó cũng là lẽ sông của biết bao hiền nhân, quân tử ngày xưa, bao con người chân chính ngày nay. Lời chàng, nhân cách của chàng, gợi nhớ Từ Hải, nhân cách Từ Hải trong Truyện Kiều'. Anh hùng tiếng đã gọi rằng - Giữa đường dẫu thấy bất bằng mà tha. Thế đấy, Lục Vân Tiên là một chàng trai dũng cảm, trọng nghĩa, khinh tài, tiêu biểu cho những chàng trai Nam Bộ hảo hán một thời.
Còn Kiều Nguyệt Nga, nàng cũng là một cô gái biết trọng nghĩa tình. Sau khi được cứu thoát khỏi tay bọn bất nhân, độc ác, nàng vô cùng xúc động. Nàng đã nói những lời đẹp nhất để cám ơn ân nhân:
Lâm nguy chẳng gặp giải nguy Tiết trăm năm củng bỏ đi một hồi
Trước xe quân tử tạm ngồi Xin cho tiện thiếp lạy rồi sẽ thưa...
Nói “tiết trăm năm” là nói việc hệ trọng của một đời người. “Lạy rồi sẽ thưa” cũng là một thái độ kính nể, thiêng liêng trong quan hệ của con người. Một cô tiểu thư vốn quen được yêu chiều, quen được bảo vệ, chở che mà xử sự như thế, hạ mình như thế, đâu phải chuyện dễ dàng. Nguyệt Nga là tiểu thư - con quan tri phủ - nhưng nàng được giáo dục chu đáo, nàng gắn bó với những người dân, nên tiếp nhận được đạo đức của nhân dân. Đạo đức ấy là chữ “ân”, chữ “nghĩa”. Do đó, sau những phút giao đãi mở đầu, nàng thẳng thắn bày tỏ ý nguyện đền đáp công lao cứu mạng của Lục Vân Tiên. Thái độ và lời nói của nàng có cái gì như lúng túng, ngượng ngập, nhưng chất phác, “nghe thánh thót bên tai giọng nói của cô gái miền Nam” (Xuân Diệu).
Gặp đây dương lúc giữa đàng Của tiền chẳng có, bạc vàng cũng không
Tưởng câu báo đức thù công Lấy chi cho phí tấm lòng cùng ngươi.
Nguyệt Nga nói tới “của tiền, vàng bạc” để giãi bày sự thiếu hụt về vật chất. Lại nói tới “báo đức thù công” - đền đáp ơn đức, công lao. Rồi tham thở “Lấy chi cho phỉ tấm lòng...” để giãi bày sự lúng túng về tinh thần, những xúc động có thật của một tâm hồn trong trắng. Sau đó Nguyệt Nga cố mời Vân Tiên về nhà mình để tạ ơn. Nhưng chàng từ chối. Nàng băn khoăn, day dứt khôn nguôi. Chỉ đến khi thấy “Vân Tiên nghe nói liền cười...” và an ủi: Nhớ câu kiến ngãi bất vi, Làm người thế ấy cũng phi anh hùng, Nguyệt Nga mới khuây khoả hỏi thăm gia cảnh, tuổi tên của vị ân nhân... Cuối cùng, nàng đã rút cây trâm đang cài đầu tặng Vân Tiên lam kỉ vật, cũng là gửi gấm một tín hiệu của tình yêu chung thuỷ sau này. Vậy đấy, ngay phút gặp gỡ ban đầu với Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga đã tỏ rõ một tâm hồn trung hậu, nết na. Tâm hồn ấy bắt nguồn từ đâu, nếu không phải từ đạo lí nhân nghĩa của nhân dân ta, nhất là nhân dân Nam Bộ quê hương Nguyễn Đình Chiểu.
Nhiều nhà nghiên cứu văn học cho rằng: Lục Vân Tiên là Truyện Kiều của nhân dân Nam Bộ.
Vân Tiên, Vân Tiên, Vân Tiên Cho tôi một tiền, tôi kể chuyện thơ...
Những nghệ sĩ hát rong vùng đồng bằng sông Cửu Long, thường giáo đầu bài hát Lục Văn Tiên bằng câu ca như thế. Ngay sau đó, buổi diễn xướng dân gian được đông đảo bà con hưởng ứng, quây tròn quanh người kể chuyện. Người diễn, ngừời nghe giao hoà, say đắm hàng giờ, hàng buổi. Một trong những đoạn truyện được mọi người yêu thích nhất là đoạn Lục Vân Tiền cứu Kiều Nguyệt Nga. Yêu thích không phải vì văn chương chải chuốt, nghĩa lí thâm trầm như Truyện Kiều mà trước hết vì phẩm chất tốt đẹp của hai con người, vì tấm lòng nhân nghĩa dung dị của nhà thơ. Sau nữa còn vì nghệ thuật ngôn từ, giọng điệu phóng khoáng, chân mộc ở mỗi trang thơ, kể chuyện cũng như khắc hoạ tính cách nhân vật. Tất cả những nét riêng, những vẻ đẹp ấy của tác phẩm phù hợp với phong cách sông, với ước mơ, khát vọng giản dị mà trong sáng, cao cả của nhân dân.
Vũ Dương Quỹ