Soạn Văn 9: Truyện Kiều của Nguyễn Du

  • Truyện Kiều của Nguyễn Du trang 1
  • Truyện Kiều của Nguyễn Du trang 2
  • Truyện Kiều của Nguyễn Du trang 3
BÀI 6
Truyện Kiều của Nguyễn Du
Chị em Thuý Kiều
Cảnh ngày xuân
Thuật ngữ
Miêu tả trong văn bản tự sự TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYEN DU
KIÊN THỨC Cơ BẢN
Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc, thiển tài văn học, danh nhân văn hoá, nhà nhân dạo chủ nghĩa, có dóng góp to lớn đối với sự phát triển của văn học Việt Nam.
“Truyện Kiều” là kiệt tác văn học, kết tinh giá trị hiện thực giá trị nhân đạo và thành tựu nghệ thuật tiêu biểu của văn học dân tộc.
HƯỚNG DẪN ĐỌC - Hiểu VÃN BẢN
Câu 1. Nêu những nét chính về thời đại, gia đỉnh, cuộc đời của Nguyễn Du đã có ảnh hưởng đến việc sáng tác “Truyện Kiều”.
+ Thời đại và gia đình
Nguyễn Du (1765 - 1820), tên chữ là Tô" Như, hiệu là Thanh Hiên quê ở Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh.
Ông sinh trưởng trong một gia đình đại quý tộc nhiều đời làm quan to và có truyền thông về văn học. Cha là tể tướng Nguyễn Nghiễm.
Nguyễn Du sông trong thời kì lịch sử đầy biến động, chế độ phong kiến Việt Nam rơi vào khủng hoảng trầm trọng, các tập đoàn phong kiến Lê - Trịnh - Nguyễn tranh giành quyền lực, phong trào nông dân khởi nghĩa nổi lên khắp nơi đỉnh cao là phong trào Tây Sơn.
+ Cuộc đời:
Nguyễn Du đã phải sông phiêu bạt nhiều năm ở đất Bắc (1786 - 1796) rồi sau đó về ở ẩn ở Hà Tĩnh (1796 - 1802).
Nguyễn Ánh lên ngôi mời ông ra làm quan, bất đắc dĩ ông phải nhận lời (1802). Ông từng được cử làm chánh sứ sang Trung Quốc, chuẩn bị đi lần thứ hai thì bị bệnh mất ở Huế.
+ Sự nghiệp văn học:
Nguyễn Du sáng bằng chữ Hán và chữ Nôm.
Thơ chữ Hán gồm 3 tập: Thanh Hiên thi tập, Bắc hành tạp lục, Nam trung tạp ngâm 243 bài.
Sáng tác chữ Nôm xuất sắc nhất là Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều).
+ Đánh giá: Nguyễn Du là người có kiến thức sâu rộng vốn sông phong phú, am hiểu nền văn hoá dân tộc đặc biệt là niềm thương cảm sâu sắc với những đau khổ của nhân dân, là một thiên tài văn học, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn.
Câu 2. Trình bày giá trị nội dung và nghệ thuật của Truyện Kiều,
Giá trị nội dung:
+ Giá trị hiện thực:
Là bức tranh về xã hội bất công và tàn bạo.
Là tiếng nói thương cảm trước sô" phận bi kịch của con người.
Là sự lên án những thê" lực xấu xa.
+ Giá trị nhân đạo:
Khẳng định tài năng, đề cao nhân phẩm của con người.
• Đề cao khát vọng chân chính của con người về quyền sông,
tình yêu, tự do, hạnh phúc, công lí...
b. Giá trị nghệ thuật: Với truyện Kiều
Ngôn ngữ văn học dân tộc đạt đến đỉnh cao rực rỡ.
Thể thơ lục bát đạt tới sự tinh luyện nhát.
Nghệ thuật tự sự đã có sự phát triển vượt bậc, từ nghệ thuật dẫn truyện đến nghệ thuật miêu tả thiên nhiên, khắc họa tính cách và miêu tả tâm lí con người.