Soạn Văn 9: Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em

  • Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em trang 1
  • Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em trang 2
  • Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em trang 3
BÀI 3
Tuyên bố thế giới vê sự sống còn, quyển được bảo vệ và sự phát triển của trẻ em
Các phương châm hội thoại (tiếp theo)
xưng hô trong hội thoại
Viết bài làm văn số 1 - văn thuyết minh (một số bài làm tham khảo)
TUYÊN BỐ THẾ GIỚI VỀ sự SốNG CÒN,
QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIEN của trẻ em
KIẾN THỨC Cơ BẢN
Bảo vệ quyền lợi, chăm lo đến sự phát triển cho trẻ em là một trong những vấn đề quan trọng, cấp bách có ý nghĩa toàn cầu. Bản “Tuyên bố của Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em” ngày 30-9-1990 đã khẳng định điều ấy và cam kết thực hiện những nhiệm vụ có tính toàn diện vì sự sống còn, phát triển của trẻ em, vì tương lai của toàn dân.
HƯỚNG DẪN ĐỌC - Hiểu VĂN BẢN
Câu 1. Văn bản này (gồm 17 mục) được bố cục thành mấy phần? Phân tích tính hợp lí chặt chẽ của bô cục văn bản.
+ Văn bản được chia thành ba phần
Phần một (từ điều 1 đến điều 7): thực trạng về đời sống khốn khổ của trẻ em, đó cũng là những thách thức đặt ra đối với những nhà lãnh đạo.
Phần hai (gồm điều 8 và điều 9): những cơ hội thuận lợi trong việc bảo vệ và phát triển cuộc sông của trẻ em, nếu như chúng ta quan tâm đến điều đó.
Phần ba (từ điều 10 đến điều 17): những nhiệm vụ cụ thể, cần thiết cần phải thực hiện để bảo vệ quyền lợi và sự phát triển của trẻ em.
+ Nhận xét về tính hợp lí và chặt chẽ
Tính hợp lí: đi từ thực trạng về cuộc sông khổ cực, những thiệt thòi mà trẻ em trên thế giới đang phải gánh chịu, để từ đó nêu lên những cơ hội, những điều kiện mà các nhà lãnh đạo có thể nắm bắt, vận dụng. Sau đó đặt ra những nhiệm vụ cụ thể cấp thiết cần làm ngay để bảo đảm quyền lợi và sự phát triển cho trẻ em, để có được tương lai tươi sáng.
Tính chặt chẽ: toàn bộ văn bản gồm có 17 điều, trình bày ngắn gọn, súc tích được chia thành những đề mục một cách rõ ràng và có tên gọi cụ thể cho những đề mục ấy: thách thức, cơ hội, nhiệm vụ.
Câu 2. Ở phần “sự thách thức”, bản tuyên bô' đã nêu lên thực tế cuộc sống của trẻ em trên thế giới ra sao? Nhận thức, tình cảm của em khỉ đọc phần này như thế nào?
+ Thực tê cuộc sông của trẻ em trên thê giới
Luôn bị các hiểm họa đe dọa cuộc sông như: chiến tranh, bạo lực, sự phân biệt chủng tộc, bi trở thành người tị nạn, bị bóc lột, bị ruồng bỏ.
Phải chịu đựng thảm họa của đói nghèo bệnh tật như: vô gia cư, ma tuý, ảnh hưởng của nợ nước ngoài, bị chết do suy dinh dưỡng (mỗi ngày 40.000 em), ma tuý, AIDS,...
Giọng văn phóng sự đã bóc trần sự thật đắng cay của dân các nước đó nói chung, của trẻ em nói riêng đến mức không còn tưởng tượng nổi
(Vũ Dương Quỹ - Lê Bảo)
+ Nhận thức tình cảm: Qua thực tế ấy giúp chúng ta nhận thức về một sự thật nghiệt ngã, đưa đến cho chúng ta sự xúc động và thái độ cảm thông chia sẻ. Để từ đó mỗi chúng ta cần có hành động cụ thể.
Câu 3. Qua phần “cơ hội”, em thấy việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em trong bối cảnh thếgiởi hiện nay có những điều thuận lợi gì?
+ Sự liên kết giữa các nước đưa đến sự đầy đủ về các phương tiện và kiến thức để giảm thiểu những nỗi khổ đau và thiệt hại về sinh mệnh cho trẻ em.
+ Công ước về quyền trẻ em ra đời.
+ Bầu không khí chính trị của thế giới thay đổi từ đốì đầu chuyển sang đôi thoại.
Câu 4. Ở phần “nhiệm vụ”, bản tuyên bô dã nêu lên khá nhiều điểm mà từng quốc gia và cả cộng đồng quốc tế cần phải nỗ lực phôi hợp hành động. Hãy phân tích tính chất toàn diện của nội dung này.
+ Bản tuyên bô đã nêu ra 8 nhiệm vụ co' bản và cấp bách:
Tăng cường sức khoẻ và chế độ dinh dưỡng.
Quan tâm đến trẻ em tàn tật và khó khăn.
Bảo đảm quyền bình đẳng nam nữ.
Bảo đảm cho trẻ em được học hết bậc giáo dục cơ sở.
— Chú trọng kế hoạch hoá gia đình.
Bảo đảm sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Sự nỗ lực hợp tác quốc tế để thực hiện nhiệm vụ.
— Nâng cao nhận thức của trẻ em về giá trị và nguồn gốc bản thân.
+ Nhận xét: 8 nhiệm vụ đề cập đến mọi vấn đề trong đời sông từ vi mô đến vĩ mô, từ y tế, sức khoẻ, học hành... đến sự hợp tác quốc tế; đời sông vật chất; chế độ dinh dưỡng; hoàn cảnh khó khăn bệnh tật đến đến đời sông tinh thần, trí tuệ, quyền bình đẳng, sự học hành... Từ những nhiệm vụ cụ thể trước mắt tới những kế hoạch lâu đài của toàn nhân loại để đảm bảo tương lai cho trẻ em.
Cău 5. Nêu nhận thức của bản thân.
Chú ý làm rõ 2 vấn đề cơ bản:
+ Tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
+ Sự quan tâm của cộng đồng quốc tế đốì với vấn đề này.
TƯ LIỆU THAM KHẢO
Một bài văn nghị luận chứa bao nhiêu tư tưởng lớn, bao nhiêu khát vọng đẹp đẽ của con người, cả ý chí đấu tranh không mệt mỏi đã được diễn đạt khá rành mạch, rõ ràng với một kết cấu hợp lí, phù hợp với quy luật tư duy cần được đón nhận tự giác như một mệnh lệnh từ trái tim mình. Đó là kết quả mà bài văn đạt tới.
(Vũ Dương Quỹ - Lê Bảo - Sđd)
Bài viết của nhà văn Mác-két đã gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh nhân loại về nguy cơ một cuộc chiến tranh hạt nhân thảm khốc, có khả năng huỷ diệt toàn bộ sự sống trên hành tinh xanh. Mỉa mai thay phương tiện của cuộc chiến tranh ấy lại là hệ quả của sự phát triển khoa học như vũ bão do con người tạo ra.
Vấn đề được khơi gợi hết sức ấn tượng: “Chúng ta đang ở đâu ? Hôm nay ngày 8-8-1986 hơn 50000 đầu đạn hạt nhân đã được bô' trí khắp hành tinh...”
(TƯ liệu Ngữ văn 9- do Đỗ Ngọc Thống chủ biên)