Soạn Văn 9: Viết bài tập làm văn số 1 - Văn thuyết minh

  • Viết bài tập làm văn số 1 - Văn thuyết minh trang 1
  • Viết bài tập làm văn số 1 - Văn thuyết minh trang 2
  • Viết bài tập làm văn số 1 - Văn thuyết minh trang 3
  • Viết bài tập làm văn số 1 - Văn thuyết minh trang 4
  • Viết bài tập làm văn số 1 - Văn thuyết minh trang 5
  • Viết bài tập làm văn số 1 - Văn thuyết minh trang 6
  • Viết bài tập làm văn số 1 - Văn thuyết minh trang 7
  • Viết bài tập làm văn số 1 - Văn thuyết minh trang 8
  • Viết bài tập làm văn số 1 - Văn thuyết minh trang 9
  • Viết bài tập làm văn số 1 - Văn thuyết minh trang 10
  • Viết bài tập làm văn số 1 - Văn thuyết minh trang 11
  • Viết bài tập làm văn số 1 - Văn thuyết minh trang 12
  • Viết bài tập làm văn số 1 - Văn thuyết minh trang 13
VIẾT BÀI TẬP LÀM VÀN số 1 - VĂN THUYẾT MINH
ĐỂ THAM KHẢO
Đề 1. Cây lúa Việt Nam
Đề 2. Cây... ở quê em (Đây là dạng đề chưa hoàn tất, dành để giáo viên và học sinh lựa chọn, bổ sung. Nên chọn đối tượng thuyết minh cụ thế cho sát với thực tế mỗi địa phương).
Đề 3. Một loài động vật hay vật nuôi ở quê em.
Đề 4. Một nét đặc sắc trong di tích, thắng cảnh quê em (Nên chọn đôi tượng thuyết minh cụ thể cho sát với thực tế mỗi địa phương).
MỘT SỐ BÀI LÀM THAM KHẢO
Đề 1. Cây lúa Việt Nam.
Việt Nam đất nước ta ơi Mênh mông hiển lúa đâu trời đẹp hơn.
Đất nước Việt Nam, cái nôi của nền văn minh lúa nước. Lúa là cây lương thực hàng đầu và có vị trí rất quan trọng trong ngành nông nghiệp ở Việt Nam. Lúa được trồng khắp nơi trên nước ta, trên những cánh đồng bạt ngàn. Từ ngàn đời nay, cây lúa là nguồn sông, là người bạn tâm giao của những người nông dân. Cây lúa không chỉ đem lại lợi ích tinh thần mà còn mang lại lợi ích vật chất.
Lúa là loại cây thân cỏ. Thân lúa ngắn chỉ khoảng năm mươi hay sáu mươi xen-ti-mét, thon nhọn ở đầu và ráp ở phiến lá, mặt lá. Khi đang phát triển lá lúa xanh mướt, tràn trề sức sông. Khi chín, lá lúa vàng, từng bông lúa uốn trĩu nặng. Mỗi cây lúa từ khi hạt thóc bắt đầu nảy mầm cho đến khi thu hoạch thường phải trải qua nhiều giai đoạn: từ một hạt thóc khi đem ngâm trong nước ủ ấm ba đến bôn ngày, mầm cây đã dài, rễ xuất hiện. Người ta đem mầm ra ruộng gieo và chăm sóc khoảng hai mươi ngày thì thành mạ đủ tiêu chuẩn để cây. Vào giai đoạn này, cây đã có ba đến bôn lá mầm và cao khoảng mười đến mười hai xen-ti-mét. Thân lá có đốt, được tạo bởi các lá lúa hợp lại. Khi phát triển đến một mức độ nhất định cây lúa có các nhánh phụ, thường thì năm đến sáu cây tạo thành khóm lúa. Sau giai đoạn này, lúa thường ngừng đẻ nhánh, nó chuyển sang giai đoạn đứng cái và làm đòng. Đây là thời kì lúa trổ và thụ phân và cũng là lúc quyết định năng suất lúa. Sau thời kì này, những hạt lúa lớn dần, bông lúa bắt đầu trĩu xuống, uôn cong như những chiếc cần câu. Sau một thời gian hạt lúa chắc lại, chín dần và cây lúa chuyển sang màu vàng ươm đợi ngày thu hoạch. Ngày mùa khắp cánh đồng ta chỉ thấy một màu vàng óng, mùi hương của lúa chín thoang thoảng làm xao xuyến lòng người. Đến ngày thu hoạch, các bác nông dân cùng nhau cắt lúa, chuyển về nhà dùng máy tuốt lúa tách riêng hạt thóc để phơi khô. Những hạt lúa tốt được chọn để riêng, '.lùng làm giông cho mùa sau.
Căn cứ vào màu sắc lúa mà ta biết lúa đang ở giai đoạn phát triển nào để có cách bón phân hợp lí. Khi trồng lúa người nông dân phải thường xuyên “thăm nom” chăm sóc cây lúa phòng có những kẻ thù gây hại như sâu bọ, châu chấu,... Nhưng kẻ thù đáng sợ nhất là thời tiết bất lợi: mưa quá to hay gió quá lớn sẽ làm cho cây lúa chết. Vì vậy, người nông dân phải căn cứ vào thời tiết trong năm dể trồng cho hợp lí.
Lúa ở Việt Nam có rất nhiều loại: lúa tẻ, lúa nếp, lúa thường, lúa đặc sản. Trong lúa đặc sản lại có lúa tẻ, tám thơm, tám xoan, tám ấp bẹ, nàng hương, nếp cái hoa vàng,... Tuỳ theo từng thời vụ và đất ở từng địa phương mà người ta có giông lúa trồng thích hợp. Từ hạt gạo ta có thể làm ra biết bao nhiêu món ăn ngon, bổ như: bánh chưng bánh dày, bánh nếp, bánh phở,... Những món ăn mang đậm hương vị đồng đất quê nhà khiến những người con' xa quê bồi hồi nhớ về, khiến cho những vị du khách nước ngoài ăn một lần rồi nhớ mãi không quên. Một món ăn rất ngon, một thứ quà đặc biệt làm từ lúa non đó là côm. Những hạt côm xanh non, thơm mùi lúa đã lấy hết thóc còn lại thân và lá người ta đem phơi khô thành rơm rạ. Rơm là thức ăn cho trâu bò, làm chất đốt hay để lợp nhà,... Rơm ủ mục làm phân bón cho ruộng đồng. Từ rơm người ta có thể trồng nấm rơm hay để làm chổi, đan tết lại làm mũ. Vào thời chiến tranh người ta dùng mũ rơm để che nắng che mưa, lại có thể dùng nguy trang tránh được bom đạn. Ngoài ra còn có vỏ trấu có thể làm chất đốt hay để ấp trứng. Cám gạo còn là thức ăn chủ yếu cho gia súc và gia cầm. Tóm lại, cây lúa có rất nhiều công dụng từ thân đến lá, thóc gạo đều có thể sử dụng được.
Cây lúa không chỉ là yếu tô" không thể thiếu trong đời sông vật chất mà trong đời sống tinh thần của người Việt Nam. Cây lúa cho ta những món ăn thơm thảo để dâng lên ông bà tổ tiên. Thời xa xưa, Lang Liêu làm bánh chưng, bánh dày dâng lên vua Hùng, còn ngày nay vào những dịp Tết cổ truyền trên mâm cổ cúng tổ tiên không thể thiếu cặp bánh chưng bánh dày như muôn dâng lên tổ tiên tất cả tinh hoa của đất trời, của thiên nhiên trong từng hạt gạo trắng ngần. Cây lúa đã tạo nên nền văn hoá ẩm thực đa dạng và phong phú của nước ta. Nếu như mùa xuân đã có bánh chưng, bánh dày thì đến mùa hạ người ta lại được thưởng thức vị dẻo bùi của hạt gạo, vị thơm ngon của bún trong bát bún riêu cua. Mùa thu nhắc cho ta đến món quà đặc biệt, đó là cốm. Đến mùa đông, một chén xôi nóng làm cho ta quên đi cái giá lạnh của thời tiết.
Lúa thân thuộc, gắn bó với người dân Việt Nam đã từ lâu rồi. Nền văn minh lúa nước ra đời cách nay cũng đã hàng nghìn năm. Vì vậy mà lúa nước được coi là vẻ đẹp vĩnh hằng, là biểu tượng của dân tộc Việt Nam. Hình ảnh những cánh đồng lúa bát ngát mênh mông đã đi vào các bài hát, bài thơ cũng như đã trở thành đề tài sáng tạo đầy hứng thú của các nghệ sĩ. Hình ảnh những cánh đồng cò bay thẳng cánh, những lũy tre làng xanh ngắt đã trở thành biểu tượng của làng quê Việt Nam thân thuộc, bình dị. Hạt gạo đã đi vào bài thơ Hạt gạo làng ta của Trần Đăng Khoa:
Hạt gạo làng ta Có vị phù sa Của sông Kinh Thầy Có hương sen thơm Trong hồ nước đầy Có lời mẹ hát Ngọt hùi hôìn nay,...
Hay trong câu ca:
Ai ơi bưng hát cơm đầy.
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.
Đó chính là tình cảm của con người Việt Nam dành cho cây lúa, một cây lương thực đem lại nhiều lợi ích trong cuộc sống của người Việt Nam.
Bước sang thế kỉ XXI, Việt Nam dần đi vào xu thế công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nhưng cây lúa và giá trị tiềm năng của nó vẫn giữ vị trí sô" một trong quá trình phát triển của đất nước. Cây lúa đã đi vào lòng người Việt Nam như một phần không thể thiếu từ bao đời nay. Mỗi khi bưng bát cơm thơm, được nấu từ những hạt gạo trắng ngần, lòng ta lại bâng khuâng nghĩ đến quê hương, nghĩ đến những con người đã từng đổ mồ hôi sôi nước mắt để làm ra hạt gạo. Vì thế chúng ta phải biết trân trọng, giữ gìn và tiếp tục phát huy nền văn minh lúa nước lâu đời.
(Đinh Thị Thuỳ Hương)
Đề 2. Loài cây ở quê em.
Không biết từ bao giờ, cây hoa hồng đã trở thành một loài hoa tôn quý, vẻ đẹp của nó không thanh cao như hoa mai, không sặc sỡ như hoa ngũ sắc. Nhưng nó mang một vẻ đẹp mềm mại mà nhẹ nhàng, êm đềm như tình cảm của con người.
Cây hoa hồng có tên khoa học là Rose, thuộc họ hoa hồng, có xuất xứ ôn đới và á nhiệt đới, vùng bắc bán cầu. Theo các nhà khoa học, thực vật học thì hoa hồng đã xuất hiện trên trái đất khoảng vài chục triệu năm, còn cây hoa hồng được con người thuần chủng đưa vào trồng trọt cũng đã cách nay khoảng vài ngàn năm. Người ta khẳng định hoa hồng được trồng đầu tiên ở Trung Quốc và Tiểu Á, sau đó mới du nhập vào châu Âu nhưng người châu Âu lại có công lai tạo ra giông hoa hồng hiện đại ngày nay. Trên thế giới, mỗi khi nhắc đến đất nước Bungari, người ta lại nhắc đến hoa hồng. Nếu như nói Nhật Bản là xứ sở của hoa anh đào thì Bungari lại là xứ sở của hoa hồng. Cây hoa hồng được trồng ở hầu khắp cả nước ta, đặc biệt là Đà Lạt.
Hoa hồng thuộc họ rễ chùm, là loại cây thân gỗ bụi, thân và cành có gai nhọn, đó là một trong những nét đặc trưng của cây hoa hồng. Lá hoa hình bầu dục, rìa lá có răng cưa, gân lá hình mạng. Cánh hoa còn tuỳ thuộc vào từng loại hoa hồng. Hồng nhung Đà Lạt có thể xem là loại hồng đẹp nhất nước ta, cánh hoa mềm mại, xếp chồng xen kẽ lên nhau, gần như hình trái tim mang một màu đỏ tươi thắm, nó như hội tụ tất cả những tinh tuý của đất trời, của cuộc sông, của thế giới các loài hoa. Hoa hồng có ba loại chính, đó là: hoa hồng dại, hoa hồng cổ điển và hoa hồng hiện đại.
Hồng dại thường được thấy ở những nơi hoang dã, mọc ngoằn nghèo nên còn gọi là hồng leo. Hồng cổ điển là những giống hồng được thuần chủng, lai tạo từ trước năm 1867. Còn hồng hiện đại là những giông hồng được lai tạo từ sau năm 1876. Ớ nước ta, hoa hồng còn được phân loại theo đặc tính của cây như: hồng cứng, hồng bạch, hồng quế, hồng cánh sen, hồng vàng...
Cây hoa hồng như một món quà thiên nhiên đã ban tặng cho con người chúng ta, nó làm phong phú thêm đời sông vật chất và tinh thần của con người. Người ta nói, hoa hồng tượng trưng cho tình yêu: tình yêu gia đình, tình mẫu tử, tình thầy trò, tình yêu đôi lứa... Cây hoa hồng như mang trong nó tâm linh của loài người, mỗi cánh hoa như ấp ủ một nỗi niềm, một tình cảm sâu lắng nào đó của con người. Trong ngày lễ “vu lan”, vào chùa chúng ta thường thấy những bông hồng cài trên ngực áo thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng, rồi đến ngày Nhà giáo Việt Nam, từng lớp học trò lần lượt mang những cành hồng đỏ thắm dâng tặng lên thầy, cô kính yêu như thể hiện sự biết ơn. Ngày lễ Valentin, ngày 8/3,... chúng ta cũng không quên những cánh hồng tươi tấn. Cứ như thế, cây hoa hồng đi vào thơ ca một cách tự nhiên không biết từ lúc nào, chúng ta thường nghe câu nói dân gian Hoa đẹp là hoa có gai, câu nói đó ám chỉ cây hoa hồng, rồi ta cũng thường nghe bài hát Bông hồng cài áo, đọc tác phẩm Hoa hồng Bungari,...
Không những phục vụ cho đời sống tinh thần, hoa hồng còn phục vụ cho đời sông tinh thần, phục vụ cho đời sông vật chất của con người. Một phòng họp, một phòng khách, một quán trà,... có thêm một cành hồng trên bàn cũng đủ làm cho không gian thêm trang trọng, lãng mạn. Có thể nói rằng hoa hồng có tính trang trí cao. Hương hoa hồng không thơm ngát như hoa lài mà ngược lại nó rất nhẹ nhàng, dễ chịu. Vì vậy, hoa hồng còn được dùng làm nước hoa, mĩ phẩm, góp phần tôn lên vẻ đẹp của con người. Hoa hồng cũng được trồng để kinh doanh, thu lợi nhuận.
Nhìn chung, hoa hồng ở Việt Nam thích nghi với nhiệt độ trung bình từ 18°C- 25°c, độ ẩm tối đa 85%, lượng mưa trung bình hàng năm từ 1000 - 2000 mm, độ pH từ 5,6 - 6,5. Trong mùa hè, do nhiệt độ lên cao, độ ẩm lớn, cây hồng có nguy cơ xuất hiện dịch bệnh như gỉ sắt, phấn trắng, rệp. Nếu cây bị bệnh nấm phấn trắng trong vụ xuân thì dùng đồng sulfat 1% để tưới, đồng thời phải cắt bỏ những cây bị bệnh nặng và đốt đi. Đất dùng để trồng hoa hồng phải bằng phẳng, tơi xốp nhẹ.
Hoa hồng thường được nhân giông theo ba cách: giâm cành, chiết cành và ghép cành.
Như thế, cây hoa hồng là loài hoa tượng trưng cho sắc đẹp và tâm tình, nó không thể thiếu trong đời sông vật chất lẫn tinh thần của con người. Vì vậy, bảo vệ và phát triển giông hoa hồng là điều cần thiết mà con người cần làm hiện nay.
Đề 3. Loài động vật hay vật nuôi ở quê em.
Bài 1.
Trâu ơi ta bảo trâu này Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.
Cấy cày vốn nghiệp nông gia,
Ta dây trâu dấy ai mà quản công.
Từ xưa đến nay, trâu luôn là người bạn thân thiết đốì với nông dân Việt Nam. Trâu giúp người trong những công việc đồng áng, cung cấp thịt, sữa cho con người. Chính vì lẽ đó, hình ảnh chú trâu vàng vui tính đã trở thành biểu tượng của đất nước Việt Nam trong SEA Games 22, để giới thiệu với bạn bè các nước lân cận.
Trâu thuộc họ bò, bộ guôc chẵn, phân bộ nhai lại. Da trâu màu đen, hoặc xám, phần dưới bụng và ức có một số điểm màu hồng. Sừng hình lưỡi liềm và rất rắn chắc. Bầu vú nhỏ, mông dốc. Mồm dài, phía trên là hai lỗ mũi lớn và thường được xỏ dây. Răng rất cứng và đặc biệt chỉ có ở hàm dưới, còn hàm trên có thịt nhặn nhưng rất cứng. Trâu đực nặng từ 400 đến 450 kg, trâu cái nặng từ 350 đến 400 kg. Nghé sinh ra nhỏ, nặng từ 22 đến 25 kg. Nghé con bú sữa mẹ, chạy quanh quẩn bên chân mẹ và thỉnh thoảng lại kêu tiếng “Nghé ọ!”. Trâu ba tuổi đã có thể đẻ được lứa đầu.
Trâu rất gần gũi với nông dân Việt Nam. Đi về quê thỉnh thoảng ta lại bắt gặp hình ảnh rất nên thơ của mục đồng thổi sáo dắt trâu về. Hơn thế nữa, làm sao chúng ta có thể bỏ qua phút giây:
Trên đồng cạn, dưới dồng sâu
Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa.
Về công dụng, trâu giúp người nông dân cày ruộng, đi bừa. Ngày nào cũng vậy, nắng cũng như mưa, trâu đều cày vỡ được 3-4 sào ruộng. Trâu là loài động vật ăn ít, làm khoẻ nên người ta rất thích nuôi trâu. Ngày nay, trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, máy cày dần thay thế sức kéo của trâu. Tuy nhiên, đốì với những miền đất dốc, đồi núi mà sức khéo của những loại máy công nghiệp khác không đáp ứng được thì sự khéo léo của trâu lại càng trở nên hữu ích biết bao. Không chỉ cung cấp sức kéo, trâu còn cung cấp nghé, phân bón, đáp ứng cho con người những đồ dùng, dụng cụ sinh hoạt cần thiết khác. Da trâu được dùng làm trống, sừng trâu được dùng làm đồ trang sức, vật liệu làm đẹp cho ngôi nhà. Thịt trâu là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Sữa trâu cũng rất ngon không kém gì sữa bò. ơ An Độ, người ta nuôi trâu để lấy sữa. Ớ Việt Nam ta cũng có nhưng chưa phổ biến bằng sữa bò. Đổì với những nước đang phát triển, trâu giữ một vị trí rất quan trọng trong nền nông nghiệp. Nhất là đối với những người dân nghèo, không có tiền mua các loại máy hiện đại khác. Khi cần, trâu có thể được bán đi để lấy tiền chi tiêu cho gia đình.
Về chăm sóc và nuôi dưỡng, trâu ăn mỗi ngày ba lần. Vì là động vật ăn tạp nên trâu có thể ăn hầu hết các loại rau cỏ, 1'ơm rạ. Những thức ăn mà người bỏ đi cũng có thể tận dụng để nuôi trâu. Khi đi làm vào ban đêm, người ta có thể cho trâu ăn thêm cơm, cháo hoặc uống nước đường. Sau một ngày làm việc, ta phải cho trâu nghỉ ngơi và chăm sóc nó chu đáo. Ta phải xoa bóp vai cày trong vài phút, bắt ve, cạy đất trong móng chân, đất bùn bám trên mình trâu, vệ sinh sạch sẽ các vết thương, bôi thuốc sát trùng cẩn thận. Mùa hè cho trâu đầm mình xuống nước, tắm hàng ngày. Khi trâu làm việc ngoài nắng 1-2 giờ nên cho chúng nghỉ giải lao, gặm cỏ, uống nước. Chuồng trại phải thoáng mát, tránh mưa tạt, gió lùa. Chuồng phải khô ráo, dễ làm vệ sinh, không bị ứ đọng nước. Nền chuồng nên xây bằng xi măng và nên có mùng để che muỗi. Trâu cái sau khi sinh đẻ phải được chăm sóc chu đáo.
Trâu đã đi vào những lễ hội truyền thông của dân tộc Việt Nam:
Dù ai buôn đâu bán đâu
Mồng chín tháng tám chọi trâu thì về.
Dù ai buôn bán trăm nghề
Mồng chín tháng tám thì về chọi trâu (Ca dao)
Để có những ngày hội chọi trâu tưng bừng, nhộn nhịp, người dân Đồ Sơn phải chuẩn bị rất chu đáo trong khoảng tám tháng. Quan trọng nhất là việc chọn trâu và chăm sóc trâu. Người chăm sóc trâu phải là những người có nhiều kinh nghiệm. Điều quan trọng nhất là không để trâu đấu thấy mặt trâu nhà nhằm khôi phục lại bản năng hoang dã của trâu. Lễ hội rất đông vui và trang trọng, có cả lọng che và phường bát âm. Cảnh chọi trâu và màn thu trâu diễn ra rất hồi hộp và không kém phần hấp dẫn. Trâu thắng hay thua đều bị giết để làm lễ cúng thần. Ngày nay, muốn xem chọi trâu, ta không cần đến tận Đồ Sơn vào ngày mồng chín tháng tám âm lịch mà cứ cách hai tuần vào ngày chủ nhật, sới chọi trâu ở quận 9 Thành phô" Hồ Chí Minh lại tổ chức thi đấu. Những lễ hội đó đã góp phần giữ gìn bản sắc văn hoá của dân tộc.
Không những thế trâu còn đi vào nền văn học dân tộc như nhà thơ Giang Nam đã từng viết:
Thuở còn thơ ngày hai buổi tới trường Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ Ai bảo chăn trâu là khổ?
Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao.
Hình ảnh mục đồng cưỡi trâu về bên tiếng sáo vẳng vào buổi chiều cũng làm rung động con tim của một vị vua anh minh:
Mục đồng sáo vẳng trâu về hết Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng
(Lê Thánh Tông)
Ngày nay, sự có mặt của những loại máy cày hiện đại đã dần thay thê hình ảnh con trâu trên cánh đồng. Tuy nhiên, trâu sẽ luôn là người bạn hiền, vẫn luôn có mặt trong tâm khảm của người Việt Nam. Người Việt Nam sẽ tích cực phát triển ngành nông nghiệp để luôn còn “ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn”.
(Đỗ Thanh Phong)
Đề 4. về một loài động vật hoang dã
Từ xưa đến nay, trong những tác phẩm văn học kinh điển như Narian, Phù thuỷ xứ Ox hay cả những bộ phim nổi tiếng trên toàn thế giới như Lion King... đều có sự tham gia của những chú sư tử oai hùng, dũng mãnh. Đó chính là con thú mạnh nhất, giỏi nhất mà người ta thường gọi là chúa tể sơn lâm - chúa tể muôn loài.
Sư tử là động vật sông ở các đồng bằng rộng rãi. Vào khoảng 10.000 năm trước, sư tử có mặt ở rất nhiều nơi trên trái đất. Bây giờ do sự gia tăng của dân số’ loài người dẫn đến cây cổì bị chặt bỏ, rừng bị tàn phá để có nhiều đất cho con người sinh sông, nên hiện nay sư tử chỉ còn một phần nhỏ nằm rải rác tại một vài nơi trên trái đất, nhiều nhất là ở châu Phi.
Sư tử có rất nhiều phân loài. Sư tử châu Phi chiếm sô’ lượng lớn nhất. Ngoài ra còn có sư tử châu Á, hiện đang sông ở vùng rừng Gir phía Tây Bắc Ân Độ. Sư tử trắng sông ở Timbouati, Nam Phi. Mặc dù ít được nói đến do chúng còn rất ít nhưng sư tử trắng vẫn tồn tại, chúng có màu này là do gen lặn (sư tử trắng không có ưu thế khi đi săn, màu trắng của chúng dễ làm lộ chỗ ẩn nấp, rình mồi)
Sư tử là biểu tượng của các gia đình hoàng gia và hiệp sĩ.
Sư tử cũng xuất hiện trong nghệ thuật của Trung Quốc mặc dù có lẽ sư tử chưa bao giờ sông ở Trung Quốc. Không có động vật nào xuất hiện nhiều hơn sư tử trong nghệ thuật và văn chương, c. A. w. Guggisberg trong cuốn sách Sìmba của mình nói rằng sư tử được nhắc tới 130 lần trong Kinh Thánh. Sư tử cũng được tìm thấy trong các bức vẽ trên vách hang thời kì đồ đá.
Trong tử vi Tây phương, sư tử (Leo) là một trong 12 chòm sao biểu tượng cho 12 cung hoàng đạo của con người. Theo truyền thuyết, nguồn gốc của chòm sao này là do nữ thần Hera vì thương tiếc con sư tử của mình đã chết trong khi làm nhiệm vụ nên bà đã hoá linh hồn con sư tử thành những vì sao lấp lánh trên trời.
Trong tự nhiên, sư tử thuộc họ mèo nhưng lại có bề ngoài to lớn, khác hẳn với họ hàng của mình. Trung bình một con sư tử đực trưởng thành nặng 189 kg, cao khoảng 1,2 m; sư tử cái nặng 126 kg, cao khoảng 1,1 m. Con sư tử nặng nhất được tìm thấy ở núi Kenya có cân nặng lên tới 272 kg.
Sư tử là một “con mèo lớn” với bộ lông màu cát có thể hoà lẫn một cách tuyệt vời với màu của những đồng cỏ xavan, giúp chúng nguy trang thật tốt khi đi săn mồi. Phía dưới phần bụng và hai bên sườn của sư tử có màu trắng, đặc biệt là ở sư tử cái. Phần trong cùng của tai và nhúm lông ở cuối đuôi có màu nâu sậm hoặc đen.
Một con sư tử trưởng thành có đến 30 cái răng, trong đó có 4 răng nanh làm nhiệm vụ cắn, xé thức ăn. Sư tử cũng dùng những móng vuốt thật cứng, sắc nhọn để săn mồi và cũng để tự bảo vệ mình.
Tiếng gầm của sư tử là một trong những đặc điểm nổi bật nhất. Nó bắt đầu biết gầm từ lúc một tuổi. Sư tử gầm lên không chỉ để cho các loài khác biết đây là lãnh thổ của mình mà còn để liên lạc, giao tiếp với những con sư tử khác trong đàn. Ngoài ra còn để ra oai, đe dọa với những con sư tử đốì địch khác.
Điểm khác biệt lớn nhất giữa một con sư tử đực và cái chính là cái bờm. Chỉ có những con đực mới có bờm để cản lại những cú cắn và cào của đối thủ, có thể rất nguy hiểm cho mình. Màu sắc của bờm có thể thay đổi từ đen sang vàng hoe, và phủ đầy khắp mặt, cổ hoặc có thể chạy dọc theo cổ con sư tử.
Sư tử là loài thú săn mồi siêu hạng. Chúng sông tập trung theo bầy và thường săn bắt các loại thú lớn, nguy hiểm. Một bầy sư tử có khoảng từ 30 đến 40 con, diện tích lãnh thổ từ 20 đến 400 km2. Phần lớn là sư tử cái và con của chúng, chỉ có một số ít con đực. Trong đó con đầu đàn là mạnh nhất, khoẻ nhất làm nhiệm vụ lãnh đạo, bảo vệ cho cả đàn.
Săn mồi là một trong những công việc thường ngày của sư tử. Con mồi của chúng bao gồm ngựa vằn, trâu Hảo Vọng, hươu cao cổ, hà mã và thậm chí là voi gần trưởng thành. Khi đơn lẻ chúng dễ dàng săn các con mồi nhỏ hơn bao gồm linh dương, lợn rừng,... Những con sư tử sống gần bờ biển còn ăn thịt cả hải cẩu. Khi săn mồi đơn lẻ, chúng giết chết con mồi bằng cách cắn cổ để làm gãy cổ hay tổn thương hệ tuần hoàn máu. Khi săn theo đàn, sư tử có thể kìm kẹp con mồi lớn trong khi các con khác cắn cổ hay làm nghẹt thở con mồi bằng cách khoá mõm nạn nhân, không cho nó thở. Sư tử không thích tự tìm thức ăn, thông thường chúng đầy lùi các kẻ săn mồi khác nhỏ hơn hay ít quân số hơn từ con mồi để giành lấy thức ăn. Sư tử cũng hay bị đuổi khỏi con mồi bởi những kẻ cạnh tranh như các đàn linh cẩu và chó hoang khi chúng áp đảo về sô' lượng. Giông như các thú họ mèo khác, chúng nhìn trong đêm rất tốt làm cho chúng rất linh hoạt về đêm. Chúng có thể ngủ hơn 20 tiếng một ngày.
Sư tử cái mặc dù kích thước nhỏ hơn nhưng chúng thực hiện phần lớn việc săn và giết mồi. Theo quy luật, tất cả các con cái trong đàn là có quan hệ họ hàng (bà, bác, cô, mẹ, chị, em gái,...). Sư tử đực tồn tại chủ yếu là bảo vệ bầy đàn, chúng là những kẻ chiến đầu tuyệt vời, nhưng do kích thước lớn và khó khăn trong việc ẩn nấp, chúng không hiệu quả trong việc săn mồi. Sư tử đực nhận phần thức ăn của chúng từ mọi con mồi mà bầy đàn săn được.
Sư tử đực chỉ chiến đấu khi có kẻ thù xâm nhập, đặc biệt là những con sư tử lang thang muốn lật đổ mình để thống lĩnh bầy đàn. Đó là những cuộc giao tranh khốc liệt giữa các con sư tử đực với nhau (thường là con trẻ hơn sẽ thắng), những con này tìm cách chiếm những bầy sư tử mà chúng có thể bằng cách giết những con sư tử đực trong bầy và lũ con của chúng. Nếu thành công chúng sẽ chiếm vị thế cao nhất và có thể sở hữu những khu vực đất săn mồi của kẻ bại.
Phần lớn các con mồi vẫn giữ được bình tĩnh khi chúng phát hiện ra sư tử. Nói chung, sư tử thiếu sức chịu đựng trong những cuộc rượt đuổi kéo đài, ngược lại với chó hoang. Vì vậy, mọi con sư tử khôn ngoan đều biết rút ngắn khoảng cách với con mồi hết mức có thế trước khi tung đòn quyết định. Kẻ thù tự nhiên bao gồm những kẻ cạnh tranh như cá sấu, linh cẩu, chó hoang nhưng đặc biệt là những con sư tử khác. Một sô' con mồi (ngựa vằn, hà mã, voi) có thể đánh cho sư tử què hoặc chết bằng những cú đá hoặc húc.
Sư tử cái sinh từ một đến năm con sau chu kì mang thai kéo dài 3 tháng. Con non có thể bú kéo dài tới 18 tháng nhưng thông thường bị cai sữa sau 8 tuần. Tỉ lệ tử vong của chúng khá cao do chết đói, do sự tấn công của các con thú ăn thịt khác và đặc biệt bởi sư tử đực khi nó chiếm lĩnh bầy đàn. Khi đó, con sư tử đầu đàn mới sẽ giết hết các con của kẻ thua cuộc, và lại bắt đầu cùng các con sư tử cái bước vào vòng sinh sản mới.
Sư tử hiện nay tồn tại với sô' lượng ít nên rất hiếm. Vì vậy sư tử luôn là con mồi béo bở, có giá trị cao đối với những tay săn trộm và cả những tên nhà giàu có thú sưu tầm động vật quý hiếm. Vào những năm 60, đã có 20.000 con sư tử chết mỗi năm ở vườn thú quốc gia Serengenh do bị sãn bắt trái phép.
Sư tử là một loài thú dũng mãnh, có quyền uy nhất trong thê' giới động vật. Hiện nay, nhiều quốc gia, hên bang trên thê' giới đã lập nên nhiều tổ chức bảo vệ các loài động vật hoang dã, đặc biệt là sư tử, để giúp chúng tồn tại song song cùng với con người trong môi trường sống của chúng.
(Nguyễn Thị Mỹ Phương)
Đề 5. Một nét đặc sắc trong di tích, thắng cảnh quê em.
Nhắc đến Việt Nam, phải chăng mọi người đều nghĩ rằng đây là một đất nước “rừng vàng biển bạc”? Vâng! Quả đúng như vậy. Đất nước thân yêu của chúng ta do được thiên nhiên ưư đãi nên từ Bắc chí Nam đâu đâu ta đều có thể du ngoạn, thưởng thức một danh lam thắng cảnh. Theo tôi, vịnh Hạ Long là một trong những đệ nhất danh lam thắng cảnh, nếu có điều kiện thì chúng ta nên du ngoạn nơi này.
Vịnh Hạ Long là một vùng biển đảo thuộc Bắc Bộ, phía Đông giáp với biển Đông, phía Bắc giáp với Trung Quốc, phía Tây giáp với đảo Cát Bà. Với diện tích gần 2000 km2 và hàng trăm đảo lớn nhỏ. Vịnh Hạ Long của chúng ta đã được UNESSCO công nhận hai lần là “Di sản văn hoá thê' giới”, một lần vào năm 1994 và một lần vào nãm 2000. Với hai lần danh dự ấy, vịnh đã vượt qua vạn dặm để thế giới biết đến nó, để có thể sánh vai với các đại danh lam khác trên địa cầu này, mà đất mẹ đã ban tặng cho con người.
Khí hậu nhiệt đới gió mùa rõ rệt với hai mùa: mùa hè nóng ẩm, mùa đông lạnh khô. Đây là một kiểu khí hậu đặc trưng cho khu vực Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Mưa nhiều gần như quanh năm nên chúng ta đã vô tình tạo nên các động thạch nhũ hùng vĩ. Với chiều dài, chiều cao, chiều sâu rất lớn, cùng với các tầng nối tiếp nhau, làm cho du khách tham quan cứ ngỡ đây là một mê cung khổng lồ. Ớ vài tầng, người ta còn thấy những cột thạch nhũ bán kính gần hai mét. Lại có một số nơi, người ta thấy có những khối thạch nhũ, với dáng vóc như một ông lão đang ngồi câu cá, hay một con rùa già đang nằm đó suy nghĩ cùng với thời gian. Quả thật, đâu có ai ngờ, những hạt mưa bé nhỏ, tưởng chừng như vô hại kia lại có thể khoét núi, đục đất, gò đẽo đá thành những kì quan hùng vĩ đến thế.
Về ý nghĩa của tên vịnh, tôi cũng đã có lần tìm hiểu, tương truyền rằng ngày xưa, có một con rồng rất to lớn, trên mình của nó là những vây nhọn. Con rồng bay lên trời và thấy vùng đất xinh đẹp này thì rất thích và qua một vài biến cố, nó quyết định đáp xuống nơi này và hoá thành vịnh Hạ Long như ngày nay. Những chiếc vảy của nó hoá thành những ốc đảo nhỏ, nhô lên khắp mặt vịnh. Câu chuyện ấy được dân gian truyền đi với rất nhiều dị bản, song chi tiết con rồng là không thể sai. Những ốc đảo ấy, người ta lại truyền rằng: chúng có linh hồn và gắn bó với một truyền thuyết nào đó. Ông cha ta phải có đầu óc sáng tạo phi thường khi thổi vào đây những thứ vô tri vô giác ấy một sức sông, một linh hồn.
Trong mắt những nhà khoa học thì vịnh Hạ Long là một núi kiến thức khổng lồ, chờ họ khai thác. Với các dạng địa hình và hoá chất tồn tại trong đất, đây đã trở thành một nơi nghiên cứu địa chất.
Không những vậy, đốì với các nhà sinh học vịnh Hạ Long đang ôm trong nó một đa dạng sinh học khổng lồ với hàng trăm, hàng vạn các loài động thực vật, vi sinh vật sinh sông, trong đó có rất nhiều loài đặc trưng cho Việt Nam.
Nét nên thơ của vịnh Hạ Long cũng cuốn hút những thi sĩ. Nếu như ai đã từng ngắm trăng trên thuyền, đã từng có một lần đi trong sương sớm, hay dạo quanh hồ trong bóng xế tà thì chắc hẳn họ cũng muôn trở thành một thi sĩ để thể hiện lại nét lãng mạn, nét quyến rũ của vịnh Hạ Long. Một nét quyến rũ mà có lẽ chỉ với tự nhiên mới thể hiện được. Nét đẹp ấy không chỉ tác động đến con người Việt Nam mà nó còn lan xa, toả rộng đến khắp năm châu bôn bể và trở thành một biểu tượng đẹp của ngành du lịch Việt Nam.
Vịnh Hạ Long không chỉ đẹp về vật chất mà nó còn ẩn chứa một nét đẹp về tinh thần. Nếu đã có may mắn ghé thăm “Thần Rồng”, xin hãy im lặng để không làm tỉnh giấc vị thần ấy, và cũng để nghe được nhịp đập của sự sông, sức sông của tự nhiên và một tâm hồn Việt đang ẩn chứa đâu đó xung quanh “Thần Rồng”. Là những hậu duệ, ta phải biết gìn giữ “di sản văn hoá”, để nó có thể trường tồn với thời gian, để đời sau có thể ngắm nhìn một Hạ Long thực thụ, chứ không phải là một hình ảnh lu mờ của quá khứ; để con cháu ta có thể nghe được thiên âm của đất mẹ mà gió là đàn, đá là trông, nước là một giọng hát trong trẻo, tất cả cùng hoà vang khúc nhạc của sự sông, khúc nhạc của tự nhiên.
(Tăng Khánh Phú)
Bài 2. Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh.
Như thể có mây thì có gió, có sông thì có sóng, nước và non là mốì duyên lành mà đất trời đã kết se cho mảnh đất cố đô. Bên dòng Hương là núi Ngự Bình, vẽ nên cảnh sơn thuỷ hữu tình đặc trưng xứ Huế. Đâu phải ngẫu nhiên mà tự chốn này thi sĩ Bùi Giáng ít ra đã một lần rung động cảm tác:
Dạ thưa xứ Huế bây giờ
vẫn còn núi Ngự bên bờ sông Hương
Núi Ngự điềm đạm mà sang cả, không biết cứa vào lòng khối núi rắn chắc ấy biết bao là mốì cảm tình nhân gian?
Núi Ngự khác nào một giả sơn: ông cha đã khéo đưa một thực thể tự nhiên vào quần thể kiến trúc, dựng nên bức bình phong uy nghi làm tiền án trên trục chính của Kinh thành căn cứ vào các nguyên tắc địa lí phong thuỷ và thuyết âm dương ngũ hành. Ngự Bình trong xa hao hao chim đại bàng vỗ cánh bay lên trời nên tên cũ là Bằng Sơn (hay Bình Sơn). Vua Gia Long lên ngôi, chọn Phú Xuân làm kinh đô, đặt tên là núi Ngự Bình. Hình thể núi phía sau và trước không giông nhau, đặc điểm mà ca dao từng mô tả:
Núi Ngự Bình trước tròn, sau méo Sông An Cựu nắng đục, mưa trong
Gọi núi chứ thực ra đây chỉ là ngọn đồi hình thang, cao 105m, hai bên có hai núi đất là Tả Phù Sơn và Hữu Bật Sơn. Nhìn ngọn Ngự Bình cùng hai ngọn Tả Phù - Hữu Bật trông giông như con phượng hoàng đang xoè cánh che chở cho đế thành. Cách núi Ngự Bình vài km là đồi Vọng Cảnh, một danh thắng khác của Huế, đứng soi bóng duyên dáng bên dòng sông Hương, nhìn qua núi Ngọc Trản. Kề bên lại có núi Bân, nơi mà hơn hai trăm năm trước, Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ lập đàn tế trời, lên ngôi hoàng đế, xuất binh đánh hàng vạn quân Mãn Thanh sang xâm lược. Từ chân núi đến đỉnh núi Ngự Bình rợp một màu xanh tốt của rừng thông mà ngày xưa các vua Nguyễn đã cho trồng. Thế ra, rừng thông cũng chứa chất một phần linh hồn Huế, lặng lẽ tồn tại qua các vương triều, chỉ có điều triều đại xưa sụp đổ nhưng màu xanh này vẫn tiếp nối đến ngàn năm. Mỗi độ giêng hai khi sương xuân vào buổi sáng tinh mơ còn vờn bay mờ nhạt cả đỉnh núi Ngự Bình thì cũng là lúc những cây thông ở núi Ngự Bình như thức dậy và quyến rũ thêm. Mỗi lần nghe mùa thông núi Ngự reo vui là lòng người lại bâng khuâng một nỗi niềm khó tả. Ta thường thích thú được lặng im ngồi nghe khúc nhạc thiên nhiên vi vu ấy với cảm giác thanh thản, sảng khoái khi được nhìn những cây thông san sát bên nhau như đang giang tay ôm lấy núi Ngự vào lòng. Đứng trên đỉnh núi Ngự phóng mắt về xa, ta thấy màu xanh ấy còn trải dài đến một rừng đồng bằng bát ngát của các huyện Hương Thuỷ, Hương Trà, Phú Vang... Những dịp đẹp trời, có thể trong xa trọn vẹn ruộng đồng, làng mạc các huyện phụ cận, cả dải cát trắng cửa Thuận và màu xanh biếc của biển Đông, cả dãy Trường Sơn tím thẫm ẩn hiện phía Tây qua trập trùng mây bạc. Tạo hoá thật hữu tình khi vẽ liền sau một nét vút lên của núi là một nét mềm mại của dòng sông. Sông Hương như một dải lụa mềm trải quanh co dưới chân đồi, soi bóng Ngự Bình, làm bạn tri âm.
Núi không cao đường lên, không cheo leo ghập ghềnh nhưng núi Ngự mang cái dáng vẻ của một con người trầm tư mặc tưởng. Cái đẹp của núi Ngự không chỉ về phong thuỷ che chở cho kinh thành Huế. Cái đẹp của núi Ngự là ở chỗ gần gũi với dân Huế, nó trở thành một cái đàn, một ngôi lầu cao vút và lên đó theo những bậc cấp nhân tạo người ta có thể phóng tầm mắt mình chiêm ngưỡng vẻ đẹp dịu hiền của thành Huế, lắng nghe những tiếng vọng từ bên dưới rất xa, và có cảm tưởng mình như đang ở vào một thế giới nào đó. Du khách có dịp đến đây vào buổi bình minh sương tan hay lúc hoàng hôn mới hiểu hết và thấm thìa vẻ đẹp nên thơ, nên họa của một ngọn núi, một khúc sông, một góc trời xứ Huế. Ai mà chẳng để tâm hồn hồn nằm đọng lại khi một lần ghé bước qua “kiệt tác về thơ của kiến trúc đô thị” này.
Đâu phải vô tình người ta gọi xứ Huế là miền Hương Ngự. Cùng với sông Hương, núi Ngự Bình là quà tặng vô giá thứ hai của tạo hoá quyện vào nhau tạo nên một bức sơn thuỷ đằm thắm dịu dàng. “Núi Ngự không chỉ là cảnh đẹp đứng bên ngoài, nó còn là một thực thể quấn quýt rất sâu trong tình cảm riêng của nhiều thế hệ người Huế... Trong khát vọng thăng hoa của tâm hồn Huế, núi Ngự Bình mãi mãi là biểu tượng của tình yêu vĩnh cửu” (Hoàng Phủ Ngọc Tường)