Soạn Văn 9: Đấu tranh cho một thế giới hòa bình

  • Đấu tranh cho một thế giới hòa bình trang 1
  • Đấu tranh cho một thế giới hòa bình trang 2
  • Đấu tranh cho một thế giới hòa bình trang 3
BÀI 2
Đấu tranh cho một thế giới hoà bình
Các phương châm hội thoại (tiếp theo)
Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn thuyết minh
Luyện tập sử dụng yếu tô miêu tả
ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HOÀ BÌNH
G.G. Máckét
KIẾN THỨC Cơ BẢN
về tác giả: Mác-két là nhà vãn Cô-lôm-bi-a, sinh năm 1928, ông được nhận giải thưởng Nô-ben về văn học năm 1982 với tác phẩm nổi tiếng “Trăm năm cô đơn”.
về tác phẩm'. Tháng 8/1986 nguyên thủ sáu nước Ân Độ, Mê-hi-cô, Thuỵ Điển, Ac-hen-ti-na, Hi Lạp, Tan-da-ni họp lần thứ 2, đưa ra bản tuyên bố kêu gọi chấm dứt chạy đua vũ trang, thủ tiêu vũ khí hạt nhân dể đảm bảo an ninh hoà bình thế giới. Nhà văn Mác-két được mời tham dự và ông đã đọc bản tham luận này.
Bài viết của Mác-két đã đề cập đến một vấn đề cấp thiết của toàn nhân loại dó là nguy cơ của một cuộc chiến tranh hạt nhân, đồng thời kêu gọi toàn thế giới nỗ lực hành động để ngăn chặn nguy cơ ấy.
Để làm sáng tỏ vấn đề, tác giả dưa ra một hệ thống các lập luận chặt chẽ, chứng cứ phong phú, xác thực, giọng văn nhiệt tình lôi cuốn.
HƯỚNG DẨN ĐỌC - Hiểu VĂN BẢN
Câu 1. Hãy nêu luận điểm và hệ thống luận cứ của văn bản.
Bài văn có hai luận điểm, mỗi luận điểm lại bao gồm nhiều luận cứ.
+ Luận điểm thứ nhât: nguy cơ chiến tranh hạt nhân và những chi phí tôn kém.
Sự huỷ diệt khủng khiếp của chiến tranh hạt nhân.
Sô' tiền cung ứng cho chiến tranh hạt nhân lớn hơn rất nhiều lần so với sô' tiền cho các chương trình nhân đạo, giáo dục, y tế.
+ Luận điểm thứ hai: kêu gọi nhân loại hãy ngăn chặn nguy cơ chiến tranh hạt nhân, đồng thời phải đấu tranh cho một thê' giới hoà bình.
Chạy đua vũ trang là đi ngược lí trí.
Sự quý giá của từng bước phát triển của cuộc sông.
Lên án những kẻ vì tham vọng chính trị mà dẫn nhân loại tới thảm họa hạt nhân.
Câu 2. Trang đầu bài văn, nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe dọa loài người và toàn bộ sự sông trên trái đất đã được tác giả chỉ ra bằng cách lập luận như thê nào?
Cách lập luận rất ấn tượng, đầy thuyết phục bằng các yếu tố sau đây:
+ Nêu câu hỏi để gây sự chú ý và kéo tất cả mọi người cùng nhập
cuộc: “Chúng ta đang ở đâu?”
+ Nêu chính xác về ngày tháng cụ thể'. Hôm nay là ngày 8-8-1986 “giông như một tích tắc nguy hiểm mà đường dây cháy chậm đang nhích gần cái chết” (Vũ Dương Quỹ).	1
+ Đưa ra những con số thống kè chính xác, khiến mọi người phải rùng mình: 50.00 đầu đạn hạt nhân, 4 tấn thuốc nổ, không phải một lần mà là mười hai lần, có thế’ tiêu diệt tất cả các hành tinh xoay xung quanh mặt trời.
+ Cách so sánh giàu hỉnh ảnh: so sánh vũ khí hạt nhân với thanh gươm Đa-mô-clét (Thần chết của thời hiện đại), đứa con của tài năng quyết định vận mệnh thế giới, để nói về sự trưởng thành, sức mạnh và sự huỷ diệt ghê gớm của vũ khí hạt nhân.
Câu 3. Sự tốn kém và vô lí của cuộc chạy đua vũ trang hạt nhăn dã được tác giả chỉ ra bằng những chứng cớ nào?
+ Sự tốn kém: chi phí cho chương trình vũ khí hạt nhân là một tốn kém khổng lồ lên tới hàng trăm tỉ đô la cho một chương trình, gấp hàng trăm lần cho chi phí về y tế và giáo dục: chi phí sản xuất 10 chiếc tàu sân bay mang vũ khí hạt nhân bằng chi phí để cứu một tỉ người bị bệnh sót rét và 14 triệu trẻ em đói nghèo; chi phí để sản xuất hai chiếc tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân bằng sô' tiền đế chi phí xoá nạn mù chữ cho toàn thế giới.
+ Sự vô lí: số tiền chi để huỷ diệt sự sông lại lớn gấp hàng trărn nghìn lần số tiền chi cho mục đích phát triển sự sông. Tiền để giết người thì có, tiền để cứu người thì không. Chạy đua vũ trang về hạt nhân, nghĩa là con người đang tự đào huyệt để chôn mình.
Câu 4. Vì sao có thể nói: “Chiến tranh hạt nhăn không những đi ngược lại lí trí con người mà còn đi ngược lại với cả lí trí tự nhiên nữa”. Em có suy nghĩ gì trước sự cảnh báo của nhà văn.
+ Chiến tranh hạt nhân đi ngược lại lí trí và tự nhiên vì:
Nó xoá bỏ toàn bộ quá trình tiến hoá của tự nhiên và xã hội suốt hàng triệu năm qua. Nó đưa loài người trở về con sô' không vô nghĩa của buổi ban đầu.
Thiên nhiên và xã hội phải cần mẫn chắt chiu qua hàng kỉ địa chất mới có được một sự thăng hoa của cuộc sông: phải mâ't 180 triệu năm bông hồng mới nở chỉ để làm đẹp, và phải mâ't hàng chục triệu năm con người mới hát được hay hơn chim và mới biết chết vì yêu. Thê' nhưng chỉ cần một hành động bấm nút trong một tích tắc tất cả sẽ bị huỷ diệt trở lại vạch xuất phát.
+ Suy nghĩ của bản thân trước sự cảnh báo của nhà văn:
Yêu cầu suy nghĩ phải’ chân thật, đồng thời phải thể hiện được lập trường quan điểm một cách rõ ràng.
Có thế dựa trên gợi ý: cảm xúc của em về sự huỷ diệt khủng khiếp của vũ khí hạt nhân, ước muôn và hành động cụ thể...
Câu 5. Theo em vì sao văn bản này lại được đặt tên là: “Đấu tranh cho một thế giới hoà bình?”
+ Văn bản đã giúp cho người đọc thấy được hiểm họa ghê gớm của vũ khí hạt nhân đế’ có hành động kịp thời ngăn chặn hiểm họa ấy. Ngăn chặn vũ khí hạt nhân cũng có nghĩa là đấu tranh cho một thế giới hoà bình.
+ Ngăn chặn thảm họa hạt nhân là điều không dễ dàng, đòi hỏi phải có sự đồng sức, đồng lòng của toàn nhân loại, là cuộc đấu tranh cam go, quyết liệt.
TƯ LIỆU THAM KHẢO
Sự vô lí nghịch lí của việc chạy đua vũ trang bị truy kích từ nhiều phía đối với nhiều cấp độ cả chiều rộng và chiều sâu, cả thực tế và đạo lí, trong đó điều vô lí nghịch lí nhất là: kẻ huỷ diệt con người trên trái đất là kẻ tự đào huyệt chôn mình mà những kẻ quá điên cuồng đã không tự biết.
... Tính hình tượng trong đoạn văn chính luận gây một ấn tượng có hiệu quả bất ngờ, có sức ám ảnh không nguôi, ấy là thanh gươm Đa-mô-clét. Điển tích lấy từ thần thoại Hi Lạp có ý nghĩ tương đương với một hình tượng trong câu thành ngữ Việt Nam: “Ngàn cân treo sợi tóc”, “Sợi lông đuôi ngựa”... chuyên chở một nỗi hồi hộp, lo âu về cái chết ghê gớm có thể xảy ra trong thực tế không thể lường trước được bất cứ lúc nào.
(Vũ Dương Quỹ - Lê Bảo - Bình giảng Ngữ văn 9)
Trong luận điểm thứ hai này, tác giả hầu như không sử dụng một dẫn chứng hay một con số thông kê nậo. Nhưng cách dẫn dắt vân đề, lời tâm sự tha thiết mang âm điệu xót xa của tác giả đã tác động mạnh đến lương tri nhân loại tiến bộ. Mác - két không chỉ ra thế lực nào đã vận dụng những phát minh khoa học vào mục đích xấu xa bởi đó dường như không phải là mục đích chính của bài viết này nhưng ông đã giúp nhân loại nhận thức được nguy cơ chiến tranh hạt nhân là hoàn toàn có thực. Bài viết cũng mang lại một kết luận tất yếu trong lòng người đọc như một lời kêu gọi khẩn thiết: Hãy ngăn chặn nguy cơ chiến tranh hạt nhân, đồng thời kiên quyết đấu tranh cho một thế giới hoà bình. Đó sẽ là nhiệm vụ quan trọng nhất của nhân loại trong thế kỉ XXI cũng như mãi mãi về sau.
(Tưliệu Ngữ văn 9- Đỗ Ngọc Thống chủ biên)