Soạn Văn 9: Làng (trích)

  • Làng (trích) trang 1
  • Làng (trích) trang 2
  • Làng (trích) trang 3
  • Làng (trích) trang 4
  • Làng (trích) trang 5
  • Làng (trích) trang 6
  • Làng (trích) trang 7
  • Làng (trích) trang 8
  • Làng (trích) trang 9
  • Làng (trích) trang 10
BÀI 13
Làng (trích)
Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt)
Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự
Luyện nói: tự sự kết hợp vổi nghị luận và miêu tả nội tâm
LÀNG
Kim Lân
I. KIẾN THỨC Cơ BẢN
về tác giả: Kim Lân sinh năm 1920, quê ở Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Ong là nhà văn chuyên viết truyện ngắn và đã có sáng tác được đăng báo từ trước Cách mạng tháng Tám 1945. vốn gắn bó và am hiểu sâu sắc cuộc sông ở nông thôn, Kim Lân hầu như clií viết về sinh hoạt làng quê và cánh ngộ của người nông dân.
về tác phẩm: Truyện ngắn Làng được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp và đãng lần đầu trên tạp chí Văn nghệ năm 1948. Văn bản truyện khi đưa vào sách giáo khoa có lược bỏ phần đầu (phần giới thiệu về hoàn cảnh phải rời làng lèn nơi tản cư của ông Hai và cái tính thích khoe làng của ông).
Tinh yêu làng quê và lòng yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân phải rời làng di tản cư đã dược thể hiện chân thực, sâu sắc và cảm dộng ở nhân vật ông Hai trong truyện Làng.
Tác giả đã thành công trong việc xây dựng tình huống truyện, trong nghệ thuật miêu tả tâm lí và ngôn ngữ nhân vật.
II. HƯỚNG DẪN ĐỌC - HIEU VĂN BẲN
Câu 1. Truyện ngắn Làng dã xây dựng dược một tììih huống truyện làm bộc lộ sâu sắc tình yêu làng quê và lòng yêu nước ở nhân vật ông Hai. Đó là tình huống nào?
+ Tầm quan trọng của tình huống-, tạo dựng được tình huông cho một câu chuyên là điều không dễ chút nào. Tạo dựng được tình huông độc đáo đã đưa tới cho tác phẩm thành công tới năm mươi phần trăm. Tình huông làm “nôi hình, nổi sắc nhân vật”.
+ Tình huống trong tác phẩm: trong tác phẩm tình huống có tính chát thử thách đế thế hiện chiều sâu tâm trạng của nhân vật ông Hai, đó lúc ông Hai nghe được tin dữ: cái làng Chợ Dầu mà ông vô cùng yêu quý tự hào theo giặc lập tề. Đó là lúc tình yêu làng của ông phải vượt qua cơn “thử lửa”, và ông Ilai đã chứng tỏ được lòng yêu làng sâu sắc của mình qua tình huống ngặt nghèo ấy.
Câu 2. Thuật lại diễn biên tăm trạng và hành dộng của nhăn vật ông Hai từ lúc nghe tin làng mình theo giặc đến kết thúc truyện.
Vì sao Ông Hai lại thấy dau dớn, tủi hổ khi nghe tin làng mình theo giặc? Tăm trạng ấy của nhản vật dã dược thể hiện như thê nào?
Diễn biến tăm trạng và hành dộng của ông Hai:
+ Khi nghe tin làng minh theo giặc:
Lúc mới nghe tin: cổ ông lão nghẹn đắng lại, da mặt tê rân rân, ông lão lặng đi, tưởng như không thở được, giọng lạc hẳn đi, cúi gầm mặt xuống mà đi.
Hành động: về đến nhà nằm vật ra giường, nước mắt ông lão giàn ra, ông nắm chặt tay mà rít lên: cái giông Việt gian bán nước để nhục nhã thế này... ông Hai trằn trọc không sao ngủ được, lặng hẳn đi, chân tay nhủn ra, trông ngực ông đập thình thịch khi nghe tiếng nói của mụ chủ nhà...
+ Y nghĩa:
Tâm trạng và hành động của ông Hai thể hiện sự đau đớn, tủi hổ đến cùng cực và nhiều cung bậc trạng thái khác nhau khi nghe tin làng Chợ Dầu của ông theo giặc.
Qua đó thể hiện tâm lòng yêu làng tha thiết của ông Hai, tình yêu ấy thiêng liêng, sâu nặng biết bao nhiêu. Tình yêu quê hương làng xóm gắn bó với tình yêu Tổ quốc.
Diễn biên tâm trạng và hành dộng của ông Hai khi nghe tin làng theo giặc dược cải chính.
+ Hành động tâm trạng: cái mặt buồn thiu mọi ngày bỗng tươi vui rạng rỡ hẳn lên. Mồm bỏm bẻm nhai trầu, cặp mắt hung hung đỏ hấp háy, mua quà chia cho con, lật đật đi qua nhà bác Thứ, rồi qua hết nhà này đến nhà khác, múa tay cả lên mà khoe về sai sự mục đích của những tin đồn về cái nhà của ông bị giặc đốt trụi và làng Chợ Dầu của ông không theo giặc.
+ Ý nghĩa'. Đó là sự thay đổi lớn trong tâm trạng, hành động. Trước đây ông Hai buồn đau khổ biết bao nhiêu giờ đây ông vui và sung sướng bây nhiêu. Có lẽ không ai nói về ngôi nhà cua mình bị cháy mà hả hê vui vẻ như ông Hai, vì ngôi nhà của ông bị cháy là bằng chứng của làng Chợ Dầu không theo giặc, “từ ngôi nhà của ông bị cháy danh dự của làng Chợ Dầu đã được hồi sinh”. Tình yêu làng, niềm tự hào về làng được đặt lên trên hết.
Câu 3. Em hãy dọc lại đoạn ông Hai trò chuyện với đứa con út. Vì sao ông Hai lại trò chuyện như thế với đứa con nhỏ? Qua những lời trò chuyện ấy, em cảm nhận được điều gì trong tấm lòng của ông Hai với làng quê, đất nước, với cuộc sống kháng chiến?
+ Lời trò chuyện của ông Hai với dứa con Ut: Con có thích về làng Chợ Dầu không? Thế con ủng hộ ai? U đúng rồi ủng hộ cụ Hồ con nhỉ? Cụ Hồ ở trên đầu soi xét cho bố con ông, anh em đồng chí biết cho bố con ông.
+ Lí do ông Hai tâm sự: lúc bấy giờ buồn khổ quá chẳng biết nói cùng ai, mọi người xung quanh đều cho gia đình ông là những kẻ Việt gian, ông nói với đứa con cho vơi đi nỗi lòng của mình. Thứ nữa như vậy cũng là “để ngỏ lòng mình, để minh oan cho mình nữa”.
+ Tấm lòng của ông Hai: qua những lời nói của ông Hai ta thấy ngay trong những lúc đau xót bế tắc, bị ngờ oan thì trong thẳm sâu tấm lòng của người nông dân ấy vẫn hướng về cụ Hồ, hướng về kháng chiến “không bao giờ dám đơn sai”. Tình yêu làng, yêu quê hương trong trái tim người nông dân ấy đã hoà quyện với tình yêu cách mạng, tình yêu cụ Hồ, yêu kháng chiến, yêu Tổ quốc.
Câu 4. Nhận xét về nghệ thuật miêu tả tăm lí và ngôn ngữ nhân vật ông Hai của tác giả.
+ Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhăn vật: nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật chân thực, sâu sắc, sinh động với những biến đổi rất hợp lí, từ sự đau đớn tủi nhục, thất vọng khi nghe tin làng mình theo giặc đến sự sung sướng hả hê khi tin làng theo giặc được cải chính.
+ Ngôn ngữ nhân vật: vôn sinh ra từ nông thôn, lại có sự am hiểu gắn bó sâu sắc với cuộc sông và sinh hoạt của người nông dân cho nên nhà văn đã để cho nhân vật ông Hai của mình nói năng, suy nghĩ, hành động một cách hết sức tự nhiên y như con người thật ở ngoài đời, thể hiện tâm hồn bình dị của người nông dân ít học nhưng rất tha thiết với kháng chiến: “toàn sai sự mục đích cả” là còn thấy mấy lị con u.
HƯỚNG DẨN LUYỆN TẬP
Câu 2. Em có nhớ truyện ngắn hay bài thơ nào củng viết về tình cảm quê hương, đất nước? Hãy nêu nét riêng của truyện Làng so với những tác phẩm ấy.
Bài thơ viết về tình cảm quê hương: bài Quê hương của Tế Hanh.
Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông.
Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang.
Cánh buồm trương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...
Ngày hôm sau, ồn ào trên bến dỗ Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.
Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe,
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.
Dân chài lưới làn da ngâm rám nắng,
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm Nghe chất muối thấìn dần trong thớ vỏ.
Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!
Điểm khác biệt: bài thơ Quê hương của Tế Hanh miêu tả cảnh quê hương qua nỗi nhớ, một làng quê yên bình một thủa, qua nhân vật thể lòng yêu mến quê hương thân thương biết nhường nào. Còn truyện Làng của Kim Lân lại thiên về diễn biến tâm trạng nhân vật.
Truyện ngắn Làng được kể theo ngôi thứ ba, còn trong bài thơ cảm xúc trữ tình của nhân vật được kế theo ngôi thứ nhất.
TƯ LIỆU THAM KHAO
1. Làng là một truyện ngắn có cốt truyện rất đơn giản, tập trung vào diễn tả tâm trạng của nhân vật chính - ông Hai, hay có thể nói đây là một kiểu cốt truyện tâm lí.
Ngòi bút miêu tả tâm lí của Kim Lân càng tỏ ra sâu sắc khi đặt nhân vật ông Hai vào một tình huống thử thách để làm bộc lộ chiều sâu tâm trạng của nhân vật, đó là tình huống ông hai đột ngột nghe tin dữ: Làng Chợ Dầu của ông theo giặc lập tề.
Cái tin ấy đến với ông vào buổi trưa giữa lúc tâm trạng ông đang rất phấn chấn vì nghe được nhiều tin ta đánh thắng giặc trên tờ báo ở phòng thông tin. Cái tin ấy đến với ông quá đột ngột, khiến ông sững sờ đến nỗi “cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được”. Khi trấn tĩnh lại được phần nào, ông đã cố gặng hỏi để hi vọng cái tin ấy là không đúng sự thật. Nhưng những người đưa tin lại kể rành rọt quá và khẳng định họ vừa từ dưới ấy lên, nên ông không thế nào nghi ngờ gì nừa. Từ lúc ây ông Hai rơi vào một tâm trạng đau đớn, tủi hô ngày càng nặng nề. Trước càng tự hào, hãnh diện bao nhiêu về cái làng của mình thì nay ông Hai lại càng đau đớn, tủi hố bấy nhiêu. Suốt ngày ông không bước ra đến ngõ. Ồng chỉ quanh quẩn trong gian nhà chật hẹp, lắng tai nghe ngóng động tĩnh bên ngoài: “Một đám đông túm lại, ông cũng để ý, dăm bảy tiếng cười xa xa, ông cũng chột dạ. Lúc nào ông cũng nơm nớp tưởng như người ta đang để ý, người ta đang bàn tán đến “cái chuyện ấy”. Cứ lại nghe thấy tiếng Tây, Việt gian, cam-nhông... là ông lủi ra một góc nhà, nín thít. Thôi lại cái chuyện ấy rồi!”... Tác giả diễn tả rất cụ thế và sâu sắc cái tâm trạng nặng nề đến thành một nỗi sợ sệt luôn ám ảnh trong tâm trí ông Hai.
Không khí nặng nề bao trùm cả gia đình ông từ khi có cái tin ấy. Cả nhà, từ ông Hai, bà Hai, đến lũ trẻ đều sông trong tâm trạng nặng nề, nơm nớp, không ai dám nói to, trẻ con cũng không dám cười đùa. Lòng tự hào về làng quê của ông đã bị tổn thương nặng nề. Nỗi tủi nhục vì là dân của cái làng Việt gian theo Tây đè nặng khiến ông Hai không dám ló mặt ra ngoài, cả đến bên bác Thứ ông cũng không dám sang. Tình thế của ông Hai và gia đình càng khôn đôn hơn khi mà mụ chủ nhà đã ngỏ ý không cho gia đình ông ở nhờ nữa, vì nghe nói có lệnh không chứa châp những người của cái làng Chợ Dầu theo Tây. Nhưng chính trong tình thế ây mới càng bộc lộ sâu sắc tình yêu làng quê đã thống nhất với lòng yêu nước ở một người nông dân bình thường như ông Hai. Trong lúc dường như đã tuyệt đường sinh sống, ông Hai thoáng có ý nghĩ: “Hay là quay về làng?”. Nhưng ông đã gạt ngay ý nghĩ ấy, bởi vì làng bây giờ đã theo Tây, bỏ kháng chiến, bỏ Cụ Hồ, là cam chịu trở lại kiếp nô lệ nhục nhã mà chỉ mới nghĩ đến ông đã thấy rùng mình. Bởi thế mà ông Hai đã tự xác định một cách đau đớn nhưng dứt khoát: “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”.
Sự mở rộng và thống nhất của tình yêu què hương trong tình yêu nước và tình cảm giai cấp là nét mới trong nhận thức và tình cảm của quần chúng cách mạng mà văn học thời kì kháng chiến đã chú trọng làm nổi bật.
Góp phần vào thành công của truyện ngắn Làng, ngoài nghệ thuật xây dựng tình huông và miêu tả tâm lí, còn phải kể đến đặc sắc của ngôn ngữ nghệ thuật - cả ngôn ngữ nhân vật và ngôn ngữ trần thuật.
Kim Lân không thuộc sô" nhà vãn khi đi vào cách mạng và kháng chiến phải cô" gắng hết sức từ bó con người cũ của mình để xâm nhập vào đời sông nhân dân ta và sáng tác theo phương hướng “đại hoá chúng”. Kim Lân vôn đã rất am hiểu và gần gũi với những nhân vật quần chúng của mình, nhà văn đế họ được nói năng, suy nghĩ, hành động một cách hết sức tự nhiên mà bộc lộ được tâm lí, cá tính rất sinh động. Trong truyện Làng, từ nhân vật chính - ông Hai - đến nhân vật phụ nữ - mụ chủ nhà đều có ngôn ngữ vừa rất đại chúng lại vừa rất riêng của mình. Ngôn ngữ của ông Hai - cả trong nững lời đôi thoại và lời độc thoại - đều rõ ra lời ăn tiếng nói, cách nghĩ của một lão nông dân vốn gắn bó tha thiết với làng quê và 1'ât thành tâm với cách mạng, với kháng chiên. Đây là tấm lòng thuỷ chung với kháng chiến được bộc bạch qua những lời tâm sự của ông với đứa con và cũng là tự nhú: “Anh em đồng chí biết cho bô" con ông. Cụ Hồ trên đầu trên cô xét soi cho bô" con ông. Cái lòng bô" con ông là như thế đâ"y, có bao giờ dám đơn sai”.
Kim Lân cũng đã sử dụng ngôn ngữ trần thuật, quan điểm trần thuật gần gũi và thông nhất với ngôn ngữ và quan điểm của nhân vật quần chúng, tạo nên sự thông nhất giữa người trần thuật và nhân vật trung tâm của tác phẩm. Sự xích lại gần nhau và đi đến thông nhất của quan điểm và ngôn ngữ người trần thuật với nhân vật quần chúng cũng là một đặc điểm khá pliồ biến trong văn xuôi thời kì kháng chiến chông thực dân Pháp. Phù hợp với quan điểm của nhân vật, lời trần thuật nhiều khi hoà vào giọng và lời của nhân vật, nhập vào ý nghĩa và tâm trạng của nhân vật. Truyện ngắn Làng còn tạo được một giọng điệu trần thuật tự nhiên, thân mật và đôi khi dí dỏm nhưng đôn hậu, đó cùng là yếu tô" góp phần làm nên thành công của thiên truyện.
{Theo Nguyễn Văn Long, Phân tích - bình giảng tác phẩm Văn học 9)
Người ta đã viết rất nhiều về cái làng Việt Nam xưa kia, từ kho tàng đồ sộ những ca dao tục ngữ, những khảo cứu phong tục tập quán, những phóng sự việc làng,... cho đến những tiểu thuyết mà trong đó cái làng gói gọn trong sô" phận của nhiều nhân vật. Làng, đó không chỉ là một đơn vị hành chính, địa lí, mà đó là tất cả cuộc sông xã hội đôi với người nông dân xưa, ở đó có tất cả những gì gắn bó với họ, làm nên cuộc đời họ... Làng, đó là khái niệm đầu tiên và có lẽ cũng là cuối cùng của họ về hai tiếng “quê hương”.
Ông là một người nông dân hay lam hay làm, chịu khó và có lẽ khéo tay nữa. Ông không phải là người nông dân kiểu hiền lành, ăn no vác nặng, kiểu người mà tầm mắt và suy nghĩ suốt đời không vượt khỏi lũy tre làng. Ông Hai vui tính, hay chuyện và tinh khôn nữa, cái tinh khôn láu lĩnh của người nông dân đã từng đi đây đi đó, đã tiếp xúc nhiều. Ông có cái buồn cười đáng mến của những ông già cái - gì - cũng - biết: “rất thành thạo mà chẳng đâu vào đâu cả” (tất nhiên không phải là trong những công việc nhà nông mà ông vẫn luôn chân luôn tay làm như một thói quen). Vừa buồn cười vừa đáng yêu là cái cảnh ông đi “nghe” đọc báo - ông khố’ tâm hết sức nhưng không muôn ai biết rằng mình đọc còn quá kém - “Ông ghét thậm những anh cậy ta đây lắm chữ, đọc báo lại cứ đọc thầm một mình, không đọc thành tiếng cho người khác nghe nhờ mấy”. (Chỉ một cảnh ông già nông dân nghe anh dân quân hình như mới học đánh vần được chữ nào đọc luôn chữ ấy, ngòi bút kể chuyện của Kim Lân đã dựng nên rõ rệt chừng nào không khí kháng chiến của một thời). Ông bàn những chuyện “quốc gia đại sự’, như thể Đác-giăng-li-ơ đi đi về về là do sự sai khiến của ông. “Ta bô" trí nó thế này, ta bô' trí nó thế khác, ta chính trị nó thế này, ta chính trị nó thế kia...” thật say sưa, sảng khoái và hưng phàn. Mặc dù chính ông cũng vẫn biết là “học lỏm cả đấy thôi”, nhưng vẫn thích thú, tự hào.
Chỉ bằng vài ba nét miêu tả đầu tiên, tác giả Kim Lân đã làm hiện lên một mẫu người lí thú, rất thật, rất sông động, rất thường gặp ở xung quanh ta. Tính cách của ông Hai bộc lộ ngay qua lời nói, cử chỉ, và ta có cảm tưởng như dễ dàng biết hết cả về những con người như vậy ngay từ lúc đầu gặp gỡ. Một con người như vậy làm sao chịu được cảnh tù túng trong gian nhà tản cư ở nhờ ở đậu, trong ánh sáng chập chờn của ngọn đèn dầu, trong tiếng lầm rầm tính toán những món tiền nhặt nhạnh hàng ngày của vợ... Ông phải đi tìm người nói chuyện, và câu chuyện thường lệ như một đề tài vô tận là cái làng của ông.
Tác giả Kim Lân còn tài tình hơn khi miêu tả cuộc sông của “ba bốn nếp tản cư’ trong những gia đình chủ nhà tinh quái như mụ chủ nhà ông Hai. Nhân vật mụ chủ này phảng phất những nét tham lam tai ác của những nhân vật đàn bà nông thôn trước Cách mạng tháng Tám trong truyện ngắn của Nam Cao, những người đàn bà xấu xí, ác mà không biết là mình ác. Tác giả vẽ hơi kĩ về mụ, là đế viền một nét tương phản vào hình ảnh ông Hai. Ông dễ tính, xởi lởi là thế nhưng không thể chấp nhận những con người như mụ, dù ông vẫn phải nén lòng chịu đựng. Cái phóng khoáng, cái đẹp trong ông tương phản gay gắt với những gì tầm thường, tôi tăm đến ti tiện nơi mụ chủ. Ông ghét lây cả người chồng hiền lành của mụ vì lẽ anh ta không biết “dạy” vợ. Khổ nhất cho ông Hai là phải bó mình trong gian nhà chật hẹp, lo đổì phó với thứ người quá quắt như người đàn bà này. Vì thế, có dịp là ông bỏ nhà đi ngay, phó mặc mọi sự cho con, dù vẫn biết để dặn con: “Nó thì rút ruột ra...”
Phút giây sảng khoái, sung sướng nhất của ông hai có lẽ là buổi trưa hôm ấy, lúc ông phóng bước trên con đường làng “Trời xanh lồng lộng, có những tảng mây trắng chói lừ đừ... ông Hai đi nghêng ngang giữa đường vắng...”, ông thoát ra ngoài sự tù túng, lao vào thế giới của ông. Ông đi nghe tin tức, ông phấn khởi trước những thắng lợi của kháng chiến, ông vui cả với cái nắng chang chang đế’ cho “Tây nó ngồi trong vị trí giờ này bằng ngồi tù”, “Ruột gan ông cứ múa cả lên...”
Đúng lúc ấy, cái tin sét đánh về làng ông đưa đến. Tin dữ không phải là cái làng đẹp đẻ ấy bị đốt trụi, nhà cửa, ruộng đất, mồ mả ông cha của ông bị mất mà là “cả làng chúng nó Việt gian theo Tây...”. Tội nghiệp ông già vui tính, hay chuyện, ngong ngóng chờ tin tức của làng, lúc này phải “vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác” rồi “cúi gằm mặt đi thẳng”, “cổ ông không thở được”. Cơ sự ấy về làng ông có lẽ chưa bao giờ ông tưởng tượng, cũng như nỗi đau nỗi nhục đang đến trong ông có lẽ ông chưa từng biết. Phải chăng đến lúc này, lần đầu tiên ông mới phải thực sự dùng lí trí để suy nghĩ về cái làng của ông, mới phải trăn trở dàn vặt về tình yêu làng trong ông. Cái làng bây giờ không phải chỉ là đường thôn ngõ xóm, những hào những ụ giao thông, những ao làng với giếng làng xây đá ong, đường gạch đi không chút lấm chân... những cái hơn người mà ông từng khoe nữa. Làng bây giờ là môt cái gì đó lớn lao hơn, là danh dự, là chồ đứng, là cái lẽ đế làm người. Ông xót xa cho những đứa con: “Nước mắt ông lão cứ ứa ra... chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư”, “Chao ôi, cực nhục chưa! Cả làng Việt gian! Rồi đây, biết làm ăn buôn bán ra sao? Ai người ta chứa? Ai người ta buôn bán với? Suôt cả cái nước Việt Nam này, người ta ghê tởm thù hằn cái giông Việt gian bán nước...”, Làng, bây giờ trong ý thức ông Hai, gắn liền với nước, với kháng chiến...
Mà không phải riêng ông Hai. Đó là nhận thức của mọi người dân lúc bấy giờ ở vùng tự do cũng như vùng giặc chiếm, từ người đàn bà tản cư vô tình đem tin đến, từ mụ chủ nhà với cái lệnh mơ hồ: “đuổi hết những người làng Chợ Dầu không cho ở nữa” - có lẽ cái lệnh ấy là dư luận biểu thị thái độ hơi cực đoan thời bấy giờ. Câu chuyện thắt thêm một cái nút vào nỗi khố tâm đau đớn của ông Hai. “Biết đem nhau đi đâu bây giờ?”.
Trong lúc đen tô'i đó, ông Hai vẫn không mất sáng suốt, ông vẫn tin rằng, sẽ có chỗ mà ở đó “vì chính sách cụ Hồ người ta chẳng đuổi”, nhưng dẫu như thế thì vẫn “chẳng còn mặt mũi nào mà đi đến đâu...”
Đọc đến đây, ta có thể thây mình hình như chưa hiểu hết về con người tưởng như dễ dàng hiểu tất cả từ khi vừa gặp mặt, con người giản đơn, bộc tệch là ông Hai ấy. Hay là chính ông, ông cũng chưa hiểu hết mình? Tình yêu làng - bắt đầu từ tính hay khoe làng, vui chuyện, như một thói quen, một thích thú, đến nỗi nhớ làng, như đó là tất cả những gì đẹp đẽ thân thiết nhát của quê hương, của một cuộc sông đẹp đẽ đô'i lập với cảnh đời tổn cư khổ sở chật hẹp - lúc này đã trở thành nhận thức cách mạng. “Về làm gì cái làng ấy nữa. Chúng nó theo Tây rồi. về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ”. Và tình yêu làng trong ông bây giờ mới thực sự là một tình yêu có ý thức: “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”... Thật cảm động cái cảnh ông Hai chỉ biết thủ thỉ cùng con - đứa con cũng rất đáng yêu - câu chuyên của hai cha con như là một sự giải toả những nỗi niềm đau khổ trong ông: “Anh em đồng chí biết cho bồ" con ông. Cụ Hồ ở trên đầu trên cổ soi xét cho bô" con ông...”
Người đọc bị cuô'n vào tâm tư của ông Hai, vào nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật quá tự nhiên, quá tài tình, vào cái duyên kể chuyện của tác giả mà quên đi cách “gỡ nút” câu chuyện quá giản đơn tưởng đến như vô lí. Làm sao mà cái ông chủ tịch làng lại biết được tình cảnh ông Hai, của người làng Chợ Dầu nới tản cư xa xôi mà xuất hiện đúng lúc thê"? Có lẽ vì những sự tình cờ không thiếu trong kháng chiến, nhưng cái chính là người ta bị thuyết phục, bởi cũng như ông Hai, không ai tin về cái lời đồn đại về làng ông kia. Chỉ một vài lời của ông chủ tịch là như có phép hồi sinh, ông Hai trở lại là ông Hai xưa kia. Có lẽ chưa có ai trên đời khoe cái sự “Tây nó đốt nhà tôi rồi, đô"t nhẵn” một cách hả hê, sung sướng thật sự như ông. Trong sự cháy rụi của nhà ông, làng ông, là sự hồi sinh của một làng Chợ Dầu khác, vừa là cái làng ông vẫn từng yêu, vừa là cái làng xứng đáng nhất với tình yêu ấy: làng chợ Dầu kháng chiến... Ai cũng mừng cho ông lão, kể cả mụ chủ nhà tinh quái. Không những ông Hai mà có lẽ cả người đọc cũng bất ngờ về thái độ vui mừng dễ dãi của mụ chủ. Nhưng nghĩ lại không có gì là bất ngờ, vì người đàn bà ấy cũng là dân nước Việt Nam độc lập, cũng đã sông trong không khí cách mạng. Kim Lân thật là tài khi chỉ bằng vài nét chấm phá mà giúp ta hiểu được thê' nào là cuộc kháng chiến toàn dân.
Có thể nói, linh hồn của truyện ngắn Làng là nhân vật ông Hai. Kim Lân đã đưa vào văn học một bức chân dung sông động, đẹp một vẻ đẹp riêng về người nông dân Việt Nam những ngày đầu kháng chiến, những con người bình thường mà những điều tốt đẹp ở họ - lòng yêu làng, yêu nước — được khơi dậy và hoàn thiện để ngày càng đẹp đẽ. Với sự hiểu biết sâu sắc về người nông dân và cuộc sông nông thôn, với tấm lòng trân trọng yêu mến họ, Kim Lân đã có những tác phẩm độc đáo và đặc sắc (trong đó không thể không kể đến Làng) để trở thành một trong những nhà văn “viết không nhiều nhưng được yêu mến rất nhiều” ở nước ta.
(Trịnh Bích Ba - Bình giảng Văn học lớp 9)