Soạn Văn 9: Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự

  • Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự trang 1
  • Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự trang 2
  • Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự trang 3
ĐÔÌ THOẠI, ĐỘC THOẠI VÀ ĐỘC THOẠI NỘI TÂM
TRONG VĂN BẦN Tự sự
I. KIẾN THỨC Cơ BẢN
• Đối thoại, dộc thoại và độc thoại nội tâm là những hình thức quan trọng để thể hiện nhân vật trong văn bản tự sự.
Đôi thoại là ỉiình thức đối đáp, trò chuyện giữa hai hoặc nhiều người. Trong văn bản tự sự, đôi thoại được thể hiện bằng các gạch đầu dòng ở dầu lời trao và lời đáp (mỗi lượt lời là một lần gạch đầu dòng).
Độc thoại là lời của một người nào đó nói với chính mình hoặc với một ai đó trong tưởng tượng. Trong văn bản tự sự, khi người dộc thoại nói thành lời thì phía trước câu nói có gạch đầu dòng; còn khi không thành lời thì không có gạch dầu dòng. Trường hợp sau gọi là dộc thoại nội tăm.
HƯỚNG DẪN TÌM HlỂU CẬU HỎI PHAN bài học
Câu 1. Dọc doạn trích
Câu 2. Suy nghĩ và trả lời câu hỏi
Trong ba câu đầu doạn trích:
+ Câu 1: lời người dẫn truyện. Câu 2 + 3: lời đối thoại của những người mới tản cư lên ngồi trong quán nước.
+ Tham gia câu chuyện có ít nhát hai người.
+ Dâu hiệu đế nhận biết: có dâu gạch ngang ở đầu dòng mỗi lượt lời.
Câu nói của ông Hai: Hà, nắng gớm, về nào... ở đây ông Hai tự nói với chính mình.
+ Đây không phải là câu đôi thoại (vì không ăn nhập với hai câu đốì thoại trên). Đây là lời độc thoại.
+ Câu kiểu tương tự: Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này.
Những câu như-. Chúng nó là lũ trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi dầu... là lời ông Hai tự hỏi mình.
+ Trước những lời này không có gạch đầu dòng như những câu đã nêu ở a và b vì đây là những câu nói chỉ vang lên trong đầu chứ không bật thành lời ra bên ngoài. Gọi là độc thoại nội tâm.
Tác dụng:
+ Các hình thức diễn đạt trên có tác dụng thể hiện chiều sâu trong diễn biến của câu chuyện, thấy được thái độ đánh giá sự quan tâm của những người tản cư đôi với sự kiện làng Chợ Dầu.
+ Giúp người đọc hiểu được nội tâm bên trong của nhân vật.
HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
Câu 1. Phăn tích tác dụng của hình thức đối thoại trong doạn trích sau dây:
+ Những lời dối thoại giữa ông Hai và bà Hai trong đoạn trích ngắn và dồn dập.
+ Tác dụng-. Những lời đỗì thoại ấy thể hiện tâm trạng đau đớn, sợ hãi, lo lắng của vợ chồng ông Hai khi nghe tin làng mình theo giặc.
Câu 2. Viết một đoạn văn kế chuyện theo đề tài tự chọn, trong đó sử dụng cả hình thức đối thoại, dộc thoại và độc thoại nội tăm.
Đoạn văn tham khảo
Mấy tuần này cả thành phô" ở đâu cũng xôn xao bàn tán về chuyện tham nhũng ở PMU 18, khắp mọi nơi từ quán cà phê, đến vỉa hè và các công sở.
Người thì bảo:
Đã hết thời làm mưa làm gió của bọm quan tham rồi.
Kẻ khác thì lại nói:
Úi giời! Còn lâu mới hết, chỉ mới một vài đứa đã ăn thua gì, còn khôi ra đấy.
Tôi lại nghĩ, dẫu còn rất ít nhưng đó là dấu hiệu của điềm lành, đưa ra dư luận được vụ thứ nhất tất yếu sẽ có những vụ thứ hai, thứ ba,... nốì tiếp. Ta phải biết lạc quan tin tưởng.