Soạn bài Bác ơi (Tố Hữu, 1969)

  • Bác ơi (Tố Hữu, 1969) trang 1
  • Bác ơi (Tố Hữu, 1969) trang 2
BÁC ƠI !
Tố Hữu
Giới thiệu
Trong các nhà thơ Việt Nam hiện đại, Tô' Hữu là người sáng tác nhiều nhất, có nhiều tác phẩm hay, sâu sắc, cảm động viết về Bác Hồ: Hồ Chí Minh, Sáng tháng năm, Cánh chim không mỏi, Theo chân Bác,... Những tác phẩm ấy không chỉ là cảm nghĩ của cá nhân nhà thơ mà còn là tấm lòng của mọi người Việt Nam hướng về vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc.
Ngày 2 - 9 - 1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ trần, giữa lúc cuộc kháng chiến chông Mĩ cứu nước đang trong thời kì gay go, ác liệt nhưng cũng đã khởi sắc từ sau cuộc Tổng tiến công Tết Mậu Thân (1968). Cả dân tộc ta và nhân dân thế giới đã biểu lộ niềm đau xót, tiếc thương vô hạn trước sự qua đời của Bác - người anh hùng giải phóng dân tộc, vị lãnh tụ,vĩ đại của cách mạng Việt Nam.
Bài thơ Bác ơi ! của Tô' Hữu được sáng tác trong không khí những ngày tang lễ ấy, như một tiếng khóc tiễn biệt, một “điếu văn bi hùng” bằng thơ.
Bài thơ là niềm đau xót, thương tiếc vô biên, là tấm lòng biết ơn sâu sắc, là những lời ngợi chân thành và cũng là lời hứa trước vong linh Bác.
Đọc hiểu văn bản
Bốn khổ thơ đầu diễn tả niềm đau xót lớn lao trước sự kiện Bác Hồ qua dời.
Nỗi đau tiễn đưa bao trùm cả thời gian suốt mấy hôm rày, cả không gian vũ trụ và lòng người Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa. Điệp từ tuôn và phép đối xứng trong câu thơ tạo nên liên tưởng về thành ngữ nước mắt như mưa, cực tả nỗi đau của nhân dân Việt Nam trước sự ra đi của Người Cha già vĩ đại.
Nỗi đau đớn, bàng hoàng của một đứa con hối hả chạy về thăm Bác để rồi ngậm ngùi trước cảnh vật vắng lặng, lạnh lẽo: ướt lạnh vườn rau, mấy gốc dừa, phòng lặng, rèm buông, tắt ánh đèn, vắng cả tiếng chuông reo thường ngày,...
Nhà thơ đau xót đến mức không tin vào sự thật mà tự hỏi Bác đã đi rồi sao, Bác ơi !. Hai chữ Bác ơi ! là một tiếng kêu thảng thốt bật ra từ nỗi đau vô biên.
Càng đau đớn hơn vì Bác ra đi giữa lúc Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời - Miền Nam đang thắng mơ ngày hội - Rước Bác vào thăm, thấy Bác cười, giữa lúc ước mơ của Bác và của nhân dân miền Nam sắp thành sự thật.
Trái bưởi, hoa nhài vẫn còn, mặt hồ in bóng mây trắng mãi mãi vẫn còn,... tất cả càng khơi sâu vào nỗi đau mất Bác. Hai câu hỏi liên tiếp như một tiếng khóc tức tưởi Trái bười kia vàng ngọt với ai - Thơm cho ai nữa hãi hoa nhài !, và lắng lại một nỗi niềm thương tiếc đến ngẩn ngơ: Còn đâu bóng Bác đi hôm sớm - Quanh mặt hồ in mây trắng bay... .
Sáu khổ thơ giữa tập trung thể hiện hình tượng Bác Hồ bằng những lời ngợi ca chân thành và tôn kính, tri ân.
Bác là hiện thân của một trái tim mênh mông với những tình cảm cao đẹp - yêu thương con người, yêu dân, yêu nước: Bác ơi, tim Bác mênh mông thế - Ôm cả non sông, mọi kiếp người. Vì tình thương ấỵ mà Bác có khi nào lòng được thảnh thơi, bao giờ cũng nặng nỗi thương đời, cũng canh cánh nỗi đau dân nước, nỗi năm châu. Người Cha già Hồ Chí Minh thương yêu và lo lắng cho tất cả bằng tấm lòng mẹ, quan tâm đến từng người: từ cái lớn lao Tự do cho mỗi đời nô lệ đến cái bình thường Sữa dể em thơ, lụa tặng già.
Tình yêu ây còn dành cho cả thiên nhiên cây cỏ: Yểu từng ngọn lúa, mỗi nhành hoa, Vui mỗi mầm non, trái chín cành,...
Đó là tình yêu của một con người giàu đức hi sinh Nâng niu tất cả, chỉ quên mình.
Bác giản dị như trời đất, và vì thế mà vĩ đại và vĩnh hằng như trời đất: Bác sống như trời đất của ta. Bác là tấm gương về đức khiêm tốn, giản dị, thanh cao và tấm lòng nhân ái bao la: Bác để tình thương cho chúng con - Một đời thanh bạch, chẳng vàng son - Mong manh áo vải, hồn muôn trượng - Hơn tượng đồng phơi những lối mòn.
Ba khổ thơ cuối bộc lộ cảm nghĩ của nhà thơ, cũng là của dân tộc trước sự ra đi của Bác. Cách xưng hô chúng con nói lên điều đó. Thương tiếc Bác, biết ơn Bác, con người Việt Nam không dám khóc nhiều mà tự hứa sẽ sống tô't hơn, trong sáng hơn, sẽ vươn tới để thực hiện Di chúc của Người. Hồ Chủ tịch vĩ đại vẫn sông mãi trong lòng người Việt Nam, trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc Việt Nam.