Soạn bài Tố Hữu

  • Tố Hữu trang 1
  • Tố Hữu trang 2
  • Tố Hữu trang 3
  • Tố Hữu trang 4
  • Tố Hữu trang 5
  • Tố Hữu trang 6
TỐ HỮU (1920-2002)
KIẾN THỨC cơ BẢN
Vài nét về tiểu sử Tô Hữu
Tô' Hữu tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành, sinh năml920, quê Thừa Thiên - Huế.
Hồn thơ Tô' Hữu đã sớm được hình thành từ truyền thống thơ ca của gia đình.-,
từ quê hương xứ Huế nổi tiếng với phong cảnh nên thơ và nền văn hóa phong phú, độc đáo, đậm đà bản sắc dân tộc; từ chất trữ tình sâu lắng và ngọt ngào của con người xứ Huế...	"
Nhưng điều làm nên nét đặc sắc nhất của hồn thơ Tô' Hữu chính là sự gặp gỡ giữa chàng thanh niên Nguyễn Kim Thành với lí tưởng cộng sản. Năm 1936, Tô' Hữu mới 16 tuổi đã đến với lí tưởng cách mạng và tích cực hoạt động trong phong trào Mặt trận Dân chủ ở Huế. Năm 1938, Tô' Hữu được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương và từ đó hoàn toàn hiến dâng cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng.
Ớ Tô' Hữu, con người chính trị và con người nhà thơ thống nhất chặt chẽ, sự nghiệp thơ gắn liền với sự nghiệp cách mạng, trở thành một bộ phận của sự nghiệp cách mạng.
Con đường thơ Tô' Hữu
Tô' Hữu bắt đầu con đường thơ của mình cùng lúc với con đường giác ngộ và hoạt động cách mạng.
Thơ Tô' Hữu gắn bó chặt chẽ với cuộc đấu tranh cách mạng, nên các chặng đường thơ cũng song hành với các giai đoạn của cuộc đấu tranh ấy, đồng thời thể hiện sự vận động trong tư tưởng và nghệ thuật của nhà thơ.
Từ ấy (1937 - 1946): là tập thơ đầu tay của Tô' Hữu, gắn với mười năm hoạt động sôi nổi, -say mê của người thanh niên cách mạng trong một giai đoạn lịch sử sôi động của đất nước. Tập thơ gồm ba phần: Máu lửa (1937 - 1939), Xiềng xích (1939 - 1942) và Giải phóng (1942 - 1946), tương ứng với ba chặng đường từ giác ngộ qua thử thách đến trưởng thành của Tô' Hữu.
Máu lửa là tiếng reo vui của một tâm hồn trẻ khát khao lẽ sông, gặp gỡ ánh sáng lí tưởng, dạt dào chất men say lí tưởng.
Xiềng xích là tiếng hát chiến đấu, là bản quyết tâm thư của người chiến sĩ cách mạng tự dặn lòng quyết không khuất phục trước ngục tù, thể hiện sự trưởng thành vững vàng trong nhận thức chính trị và ý chí chiến đấu, bộc lộ một tâm hồn tha thiết yêu đời, khao khát tự do.
Giải phóng là tiếng thơ tuyên truyền, vận động quần chúng đấu tranh, tiến tới giành chính quyền. Cách mạng tháng Tám thành công, nhà thơ nồng nhiệt say sưa ngợi ca thắng lợi của cách mạng, nền độc lập tự do của Tổ quốc, ngây ngất trong niềm “vui bất tuyệt” với cảm hứng lãng mạn dâng trào trước cuộc đổi đời vĩ đại của dân tộc.
Việt Bắc (1946 - 1954): là bản hùng ca của cuộc kháng chiến chông Pháp. Tập thơ thể hiện hình ảnh quần chúng kháng chiến, trước hết là công nông binh, với một nghệ thuật thơ giàu tính dân tộc và đại chúng. Viết về cuộc sông và con người kháng chiến, Tố Hữu tập trung ca ngợi quê hương Việt Bắc và lãnh tụ Hồ Chí Minh. Tập thơ kết tinh những tình cảm lớn của con người Việt Nam trong kháng chiến, mà thống nhất và bao trùm là tình cảm yêu nước, ơ giai đoạn cuối cùng của cuộc kháng chiến, hồn thơ Tô' Hữu bay bổng và rộng mở trong cảm hứng sử thi - trữ tình mang hào khỉ thời đại. “Việt Bắc” là một trong những thành tựu xuất sắc của văn học kháng chiến chống Pháp.
Gió lộng (1955 -1961): là tập thơ gắn với giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và tiếp tục cuộc đấu tranh thông nhất nước nhà. Tô' Hữu khai thác những nguồn cảm hứng lớn, những tình cảm bao trùm trong đời sông tinh thần của con người thời đại: niềm vui và niềm tự hào, tin tưởng ở công cuộc xây dựng cuộc sống mới xã hội chủ nghĩa trên miền Bắc, tình cảm với miền Nam và ý chí thông nhất Tổ quốc, tình cảm quốc tế vô sản rộng mở với các nước anh em. Tập thơ phơi phới cảm hứng lãng mạn, đậm chất sử thi, thắm thiết ân tình cách mạng. Tập thơ bộc lộ một cái tôi trữ tình đa dạng, một nghệ thuật biểu hiện già dặn và nhuần nhị hơn .
Hai tập “Ra trận (1962 - 1971), “Máu và hoa” (1972 - 1977)'. là chặng đường thơ Tô' Hữu trong những năm kháng chiến chông Mĩ cho tới ngày toàn thắng. Thơ Tô' Hữu tập trung cổ vũ cuộc kháng chiến chông Mĩ ở cả hai miền Nam - Bắc, ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Khẳng định ý nghĩa lớn lao cao cả của cuộc kháng chiến chông Mĩ đô'i với lịch sử dân tộc và thời đại, thơ Tô' Hữu cũng thể hiện những suy nghĩ, phát hiện về dân tộc và con người Việt Nam. Thơ Tô' Hữu giai đoạn này mang đậm tính chính luận và chất sử thi, nhiều chỗ vươn tới âm hưởng hùng ca.
Hai tập thơ “Một tiếng đờn” (1992), “Ta với ta” (1999)’. bao gồm những bài thơ được sáng tác từ năm 1978 trở về sau này. vẫn nhạy cảm trước những vấn đề thời sự của đất nước, nhưng Tô' Hữu có khuynh hướng chiêm nghiệm về cuộc sống, về lẽ đời, hướng tới những quy luật phổ quát và kiếm tìm những giá trị bền vững. Giọng thơ vì thê' thường trầm lắng, thấm đượm chất suy tư. Vượt lên bao biến động thăng trầm, Tô' Hữu vẫn kiên định niềm tin vào lí tưởng và con đường cách mạng, tin vào chữ “nhân” luôn tỏa sáng ở mỗi hồn người..
c. Phong cách thơ Tô' Hữu
Thơ Tố Hữu tiêu biểu cho khuynh hướng thơ trữ tình chính trị.
Tô' Hữu là nhà thơ của lí tưởng cộng sản. ông làm thơ trước hết là để phục vụ cho sự nghiệp cách mạng, cho lí tưởng của Đảng.
Đề tài và nội dung cảm hứng trong thơ Tô' Hữu phong phú và đa dạng nhưng tất cả đều bắt nguồn từ các sự kiện, vâh đề lớn của đời sôhg cách mạng, từ lí tưởng chính trị, tình cảm chính trị. Tô' Hữu là nhà thơ của lẽ sống lớn, của những tình cảm lớn, niềm vui lớn của cách mạng và con người cách mạng.
Tất cả đều trở thành những xúc cảm chân thật, biến thành cái riêng, được biểu hiện qua ngôn từ của tình cảm cá nhân và giọng thơ tâm tình ngọt ngào, tha thiết - giọng của tình thương mến.
Thơ Tố Hữu gắn liền với khuynh hướng sử thi
Viết về những vấn đề lớn của đời sống cách mạng và dân tộc, cái “tôi” trữ tình trong thơ Tô' Hữu ngày càng hòa nhập với đất nước và dân tộc. Nhân vật trữ tình trong thơ Tô' Hữu là con người thể hiện tập trung những phẩm chất của giai cấp, của dân tộc, đến cuộc kháng chiến chông Mĩ được nâng lên thành những hình tượng anh hùng mang tầm vóc thời đại và lịch sử, nhiều khi được thể hiện bằng bút pháp thần thoại hóa.
Thơ Tố Hữu dạt dào cảm hứng lãng mạn
Ngợi ca lí tưởng, ngợi ca dân tộc và thời đại, thơ Tô' Hữu trẻ trung, sôi nổi, say mê lí tưởng, hướng đến tương lai, khơi dậy niềm vui, lòng tin tưởng và niềm say mê với con đường cách mạng, ngợi ca nghĩa tình cách mạng và con người cách mạng.
Thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc cả trong nội dung và nghệ thuật biểu hiện
về nội dung-. Hiện thực đời sống cách mạng, những tình cảm chính trị, đạo lí cách mạng..., qua sự cảm nhận và thể hiện của Tô' Hữu, đã gắn bó, hòa nhập với truyền thống tinh thần tình cảm và đạo lí của dân tộc, làm phong phú thêm cho truyền thông ấy.
Về nghệ thuật-.
+ Tô' Hữu sử dụng nhuần nhuyễn các thể thơ dân tộc và có những sáng tạo làm phong phú thêm cho các hình thức thơ ca này.
+ Tô' Hữu thường dùng những lối so sánh, các phép chuyển nghĩa, các cách diễn đạt trong thơ ca dân gian và thơ cổ điển đã trở nên quen thuộc với tâm hồn người Việt Nam.
+ Chiều sâu của tính dân tộc trong thơ Tô' Hữu là ở nhạc điệu, đặc biệt phong phú về vần và những phối âm trầm bổng nhịp nhàng.
Nghệ thuật thơ Tô' Hữu nghiêng về tính truyền thông hơn là sự tìm tòi đổi mới theo hướng hiện đại hóa.
Ghi nhớ
Đường đời, đường thơ Tố Hữu luôn song hành cùng con đường cách mạng của dân tộc. Với những tác phẩm giẳu chất trữ tình chính trị và đậm đà tính dân tộc, Tố Hữu là một trong những nhà thơ xuất sắc nhất của thơ ca Việt Nam hiện đại.
ĐỂ VĂN LUYỆN TẬP	
Đề: Xuân Diệu viết: “TốHữu đã đưa thơ chính trị lên đến trình độ là thơ rất đỗi trữ tình” (Tố Hữu với chúng tôi). Anh (chị) hiểu nhận xét đó như thế nào ?
GỢI Ý
Thơ chính trị ít quan tâm đến cuộc sông và những tâm tình riêng tư của cá nhân mà thường đề cập đến những vân đề có ý nghĩa lịch sử, có tính chất toàn dân, quan hệ tới vận mệnh sông còn của cả một dân tộc, một đất nước.
Đốì với Tô' Hữu, một nhà thơ cách mạng, ý nghĩa của hoạt động thơ ca là hướng đến thực hiện những nhiệm vụ chính trị. Cũng chính Xuân Diệu viết: “Đô'i với một đất nước ngót một trăm nảm mất nền độc lập, thì thơ chính trị để giải phóng dân tộc và con người có một vị trí quan trọng khác thường; chính trị đúng đắn là sự sống của chúng tôi, là cốt lõi của tâm trí chúng tôi, giúp chúng tôi từ cõi chết bước lên đường sông”.
Có điều, thơ chính trị thường khô khan, rất dễ biến thành lời kêu gọi, hô hào mang tính áp đặt máy móc, cực đoan. Nhưng với Tố Hữu, những vấn đề chính trị đã được chuyển hóa thành những vấn đề của tình cảm, tất cả đều đậm chất trữ tình, đó là lời nhắn nhủ, trò chuyện, lời tâm sự chan chứa niềm tin yêu với đồng bào, đồng chí, tác động mạnh mẽ tới cảm nghĩ của người đọc, người nghe.
Lời nhận xét của Xuân Diệu là sự đánh giá rất cao với tâm hồn và tài năng của Tố Hữu.
TƯ LIỆU THAM KHẢO
Tô' Hữu trong thơ - trong đời
Có thể nói, những mốc lịch sử đáng ghi nhớ của đất nước nửa cuối thê' kỉ XX đều có thể đánh dấu bằng mỗi mùa xuân trong thơ Tô' Hữu.
Đầu tiên, là một mùa xuân đói rét:
Hôm nay Xuân ốm dậy
Buồn như đông, nhợt nhạt mưa phùn
Trên đường qúê nhớp nháp đầy bùn
Đôi bóng xám nghiêng nghiêng trong gió rét.
Thảm họa năm 1945 với hai triệu đồng bào bị chết đói đã hằn sâu trong tâm khảm người dân đất Việt. Có thể nói đây là bài thơ xuân ảm đạm nhất của Tô' Hữu.
Sau cái mùa xuân thê lương ấy, thơ xuân của Tô' Hữu luôn là niềm say mê, khao khát, là nụ cười, dẫu nụ cười trong giá lạnh, là hoa, dẫu nhân loại còn đang phải vươn lên trên biển máu (Xuân nhân loại — 1946). Bài thơ Trên miền Bắc mùa xuân tưởng thuần túy niềm vui về một phần hai đất nước đang giải phóng rộn rực muôn màu sắc, náo nức muôn bàn chân vẫn có vần thơ cộm nỗi chờ mong Đường gai góc đang nở đầy hoa thắm. Ngay cả trong cái mới, cái đẹp, cái ấm áp, ngọt ngào, nhà thơ vẫn ngậm ngùi hồi tưởng:
Rét nhiều nên ấm nắng hanh Đắng cay lắm mới ngọt lành đó chăng
Giã từ năm củ bâng khuâng
Đã nghe Xuân mới lâng lâng lạ thường!
(Bài ca mùa xuân 1961)
Thơ xuân của Tố Hữu sông trong lòng bạn đọc chính vì mạch đập thơ ông hòa được với mạch đập chung. Vào một ngày xuân, nhà thơ liên tưởng dáng dấp người con gái Như con thuyền quen vượt phong ba - Gương ngực nở, đi đến bờ bến mới (Giữa ngày Xuân - 1963); ấy là lúc miền Bắc đang gấp rút hoàn thành kế hoạch năm năm lần thứ nhất; một phong trào rộng lớn động viên tuổi trẻ lên đường đến mọi miền xa xôi của Tổ quốc. Tiếp đó, ông ghi dấu thành tựu này trong bài Tiếng hát sang Xuân viết năm 1965:
Hẳn là sương giá chưa tan Nên con én mới kết đoàn đưa xuân
Hỡi người, muôn nỗi gian truân Mười năm củ sắp hóa thân một ngày ?
Hay trong bài 'Xuân sớm' viết năm 1966:
Ai biết vì sao ? Lúc đất trời Chuyển mùa, rét dữ, gió sương rơi ấy ngày Xuân đến... nên hoa lá Cứ nở như không đợi nắng mời
Và ở đâu ? Trên trái đất này - Người vẫn ngọt ngào qua muôn nỗi đắng cay... (Chào Xuân 67). Đế quốc Mĩ tưởng huỷ diệt tận cùng sự sông hòng đưa ta trở về thời kì đồ đá nhưng mùa Xuân Việt Nam vẫn là Mùa xuân của lòng dũng cảm (Bài ca Xuân 68) của con người vươn lên cao và tự biết: vô cùng (Xuân 69). Tất cả:
Vì muôn đời hoa lá xanh tươi
Ta quyết thắng giành mùa Xuân đẹp nhất
(Xuân 69)
Như vậy liên tục nhiều năm, Tô" Hữu có thơ xuân. Gián đoạn một thời gian để tang Bác, Xuân 1971 thơ Tô' Hữu lại vút lên:
71 đến, nghiêm trang như người lính Có lệnh là đi tư thế sẵn sàng Gương mặt sáng nụ cười bình tĩnh Màu áo xanh tươi khoẻ, nhẹ nhàng
(Bài ca Xuân 71)
Rồi đến năm 1973, đế quốc Mĩ rút khỏi Việt Nam. Trên đồng hoang tàn, đổ nát, hoa trái lại thắm tươi ấy là lúc:
Đây cuộc hồi sinh, buổi hoá thân Mùa đông thế kỉ chuyển sang Xuân Ôi Việt Nam! Từ trong biển máu Người vươn lên, như một thiên thần
(Việt Nam máu và hoa - 1973)
Thời gian trôi đi, tuổi đời chất nặng đôi vai, nhưng trái tim của nhà thơ vẫn trăn trở với đời, với đất nước.
Thế giới có gì mới lạ ?
Mười năm vật vã bốn phương Tròn tuổi 20, thế kỉ đau thương vẫn trở dạ, đôi má hồng rạng rỡ Như cô gái lần đầu sinh nở Một con người mới ra đời
(Chào xuân 2000)
Thơ xuân của Tô' Hữu khác nhiều người ở chỗ nó vừa có chất hát ca, vừa có sự suy tưởng của một người từng trải, một chiến sĩ cách mạng trung kiên, vẻ đẹp thơ xuân của ông chính là ở sự hoà quyện đặc biệt ấy.
Thúy Hồng
(Báo Giáo dục & Thời đại - Xuân 2000)