Soạn bài Phong cách ngôn ngữ khoa học

  • Phong cách ngôn ngữ khoa học trang 1
  • Phong cách ngôn ngữ khoa học trang 2
  • Phong cách ngôn ngữ khoa học trang 3
  • Phong cách ngôn ngữ khoa học trang 4
PHONG CÁCH NGÔN NGỮ KHOA HỌC
1. Văn bản khoa học gồm ba loại chính:
Các văn bản khoa học chuyên sâu (chuyên khảo, luận án, luận văn, tiểu luận, báo cáo khoa học,...).
Các văn bản dùng để giảng dạy các môn khoa học (giáo trình, sách giáo khoa, thiết kế bài dạy,...)
Các văn bản phổ biến kiến thức khoa học (các bài báo và sách phổ biến khoa học kĩ thuật,...).
Ngôn ngữ khoa học là ngôn ngữ được dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực khoa học, tiêu biểu là trong các văn bản khoa học.
Phong cách ngôn ngữ khoa học có ba đặc trưng cơ bản:
Tính khái quát, trừu tượng;
Tính lí trí, logic;
Tính khách quan, phi cá thể.
Các đặc trưng đó thể hiện ở các phương tiện ngôn ngữ như từ ngữ, câu văn, đoạn văn, văn bản.
THựC HÀNH - LUYỆN TẬP
Hãy chỉ ra sự khác nhau trong hai cách diễn đạt sau. Cách diễn đạt nào thuộc phong cách ngôn ngữ khoa học ?
Sen: Cây mọc ở nước, lá to tròn, hoa màu hồng hay trắng, nhị vàng, hương thơm nhẹ, hạt dùng để ăn.
(Từ điển tiếng Việt)
Trong đầm gì đẹp bằng sen,
Lá xanh, bông trắng, lại chen nhị vàng.
Nhị vàng, bông trắng, lá xanh,
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
(Ca dao)
Gợi ý
Định nghĩa ngắn gọn, chính xác, sự sắp xếp các ý từ khái quát đến cụ thể, từ chung đến riêng. Cách diễn đạt thích hợp với phong cách khoa học.
Diễn đạt có tính hình ảnh, sử dụng phương tiện tu từ lặp. Cách diễn đạt thuộc phong cách văn chương.
Cho hai trường hợp sau:
Theo độ sâu phân bố có thể phân thành nước ngầm tầng mặt và nước ngầm tầng sâu.
(Khoa học môi trường)
Gì sâu bằng những trưa thương nhớ
Hiu quạnh bên trong một tiếng hò
(Tố Hữu)
Chỉ ra các nghĩa khác nhau của từ sâu.
Nghĩa nào của từ sâu thích hợp với phong cách ngôn ngữ khoa học ?
Gợi ỷ :
Các nghĩa của từ sâu theo Từ điển tiếng Việt:
Có khoảng cách tính từ miệng hoặc bề mặt đến đáy.
Có độ sâu lớn hơn mức thường hoặc lớn hơn so với những vật tương tự.
Có chỗ tận cùng bên trong cách xa miệng hoặc xa mặt ngoài.
Có tính chất đi vào phía bên trong của sự vật, phía những cái phức tạp, thuộc về nội dung cơ bản, về bản chất.
Đạt đến độ cao nhất của một trạng thái nào đó.
Từ sâu trong câu (a) được dùng theo nghĩa (1), thích hợp với phong cách ngôn ngữ khoa học. Từ sâu trong câu (b) được dùng theo nghĩa (5), thích hợp với phong cách ngôn ngữ văn chương.
Các đoạn văn bản sau có thuộc phong cách ngôn ngữ khoa học không? Tại sao ?
Văn học viết do tầng lớp trí thức sáng tạo nến, chính thức ra đời khoảng thế kỉ X như một bước nhảy vọt của tiến trình lịch sử văn học dân tộc. Nó đóng vai trò chủ đạo và thể hiện những nét chính của diện mạo nền văn học dân tộc. Cho đến đầu thế kỉ XX, nó chủ yếu gồm hai thành phần tồn tại song song và có quan hệ qua lại mật thiết: thành phần viết bằng chữ Hán và thành phần viết bằng chữ Nôm. Văn học chữ Hán có thơ và văn xuôi (bao gồm các loại chiếu, biểu, hịch, cáo, chép sử, bình sử, truyện, kí, bình luận văn chương,...). Văn học chữ Nôm hầu hết là thơ.
(Tổng quan nền văn học Việt Nam qua các thời kì lịch sử)
Ngoại cảm (tiếng Pháp: extéroception): cảm giác do những kích thích từ bên ngoài tác động lèn những giác quan: mắt thắy, tai nghe, da cảm nóng lạnh, mủi ngửi, lưỡi nếm. Đối lập với nội cảm (intéroception) là cảm giác từ nội tạng, tim, gan, ruột,... và tự cảm (proprioception) từ cơ, khớp và tiền đình. Những cảm giác truyền đến vỏ não kết hợp với nhiều tín hiệu khác thành tri giác.
Ngoại cảm còn có nghĩa là khả năng có những cảm giác dị thường, ngoài những cảm giác kể trên như là có những giác quan đặc biệt (giác quan thứ sáu). Đây còn là vấn đề đang tranh luận, có người cho rằng không có những hiện tượng như vậy, còn có một số người khác lại xem đây là một ngành khoa học mới rất quan trọng, cần nghiên cứu, mà gọi là tâm lí học ngoại cảm (parapsychologie).
(Nguyễn Khắc Viện - Từ diễn tấm lỉ)
Gợi ỷ
Đây là đoạn văn được viết theo phong cách khoa học, vì:
Đề tài được nói đến là một vấn đề khoa học: Văn học viết Việt Nam.
Trong đó sử dụng nhiều thuật ngữ khoa học như: văn học viết, văn học dân tộc, chữ Hán, chữ Nôm, chiếu, biểu, hịch, cáo, chép sử, bình sử, truyện, kí, bình luận văn chương,...
Cách diễn đạt chặt chẽ, không chứa các yếu tổ’ tu từ biểu cảm như trong các văn bản văn học.
Đoạn văn được trích trong SGK, có đặc điểm diễn đạt của văn bản giáo khoa dành cho học sinh đọc.
Đoạn văn này cũng được viết theo phong cách khoa học, vì:
Đề tài được nói đến là một vấn đề khoa học: ngoại cảm.
Trong đó sử dụng nhiều thuật ngữ của ngành Tâm lí học như: cảm giác, kích thích, giác quan, nội cảm, cơ khớp, vỏ não, tín hiệu, tri giác, ngoại cảm,...
Cách diễn đạt chặt chẽ, không chứa các yếu tô' tu từ biểu cảm như trong các văn bản vãn học. Bên cạnh đó, đô'i với những thuật ngữ quan trọng còn có chú thích thêm bằng tiếng nước ngoài (tiếng Pháp) để người đọc tiện theo dõi.
Đoạn văn được trích trong từ điển chuyên ngành, có đặc điểm diễn đạt khoa học khá chặt chẽ, thường dùng cho các nhà khoa học đọc, tra cứu.