Soạn bài Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi

  • Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi trang 1
  • Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi trang 2
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TÁC PHAM,
MỘT ĐOẠN TRÍCH VĂN XUÔI
Đốì tượng nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi rất đa dạng: có thể là giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm nói chung, có thể chỉ là một phương diện, thậm chí một khía cạnh nội dung hay nghệ thuật của tác phẩm hoặc so sánh nhiều tác phẩm, đoạn trích với nhau.
Ví dụ .
Đề 1: Phân tích truyện ngắn “Chí Phèo" của Nam Cao.
Đề 2'. Hãy tìm hiểu sự khác nhau về giọng văn, về từ ngữ giữa hai văn bản “Chữ người tử tù" (Nguyễn Tuân) và “Hạnh phúc của một tang gia” (trích “Số đỏ” - Vũ Trọng Phụng). Giải thích vì sao có sự khác nhau đó.
Đề 3: Trong truyện “Những đứa con trong gia đình" của Nguyễn Thi có nêu lên một quan niệm: Chuyện gia đình cũng dài như sông, mỗi thế hệ phải ghi vào một khúc. Rồi trăm con sông của gia đình lại cùng đổ về một biển, “mà biển thì rộng lắm [...], rộng bằng cả nước ta và ra ngoài cả nước ta”.
Anh (chị) có cho rằng, trong thiên.truyện của Nguyễn Thi quả đã có một dòng sông truyền thông liên tục chảy từ những lớp người đi trước: tổ tiên, ông cha, cho đến lớp người đi sau: chị em Chiến, Việt ?
Đề 4'. Phân tích hình ảnh thơ mộng, trữ tình của những dòng sông Việt Nam qua hai bài tùy bút “Người lái đò sông Đà” (Nguyễn Tuân) và “Ai đã đặt tên cho dòng sông ?” (Hoàng Phủ Ngọc Tường).
Đề 5: Về một truyện ngắn trong nền văn xuôi hiện đại Việt Nam mà anh (chị) yêu thích.
Nội dung: Bài nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi thường có các nội dung:
Giới thiệu tác phẩm hoặc đoạn trích văn xuôi cần nghị luận.
Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật theo định hướng của đề hoặc một số' khía cạnh đặc sắc nhất của tác phẩm, đoạn trích.
Nêu đánh giá chung và ý nghĩa của tác phẩm, đoạn trích.
THựC HÀNH - LUYỆN TẬP
Tìm hiểu đề và lập dàn ý cho các đề văn sau:
Anh (chị) nhận xét như thế nào về cảm hứng thiên nhiên trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam ?
Có ý kiến cho rằng, trong tác phẩm Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân đã sáng tạo được một tình huống độc đáo, giàu ý nghĩa. Anh (chị) có đồng ý với ý kiến đó không ?
Anh (chị) cảm nhận như thế nào về đoạn văn miêu tả cảnh tượng xưa nay chưa từng có ở cuối truyện Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân ?
Đọc đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia (trích “Số đỏ”) của Vũ Trọng Phụng), anh (chị) nhận xét như thế nào về ý nghĩa của chi tiết “Đám cứ đi.” và những hành động của ông Phán mọc sừng đối với Xuân tóc đỏ ở cuối đoạn trích ?
Hãy trình bày diễn biến tâm trạng Chí Phèo từ lúc gặp Thị Nở cho đến khi vác dao tới nhà Bá Kiến. Từ đó, nhận xét về bút pháp miêu tả tâm lí nhân vật của Nam Cao.
Anh (chị) hãy nêu một số nhận xét về thành công của Nam Cao về phương diện nghệ thuật trong tác phẩm Chí Phèo.
Giá trị hiện thực và nhân đạo của truyện Vợ nhặt (Kim Lân).
So sánh cách kết thúc truyện trong hai tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao và Vợ nhặt của Kim Lân.
Phân tích hình tượng nhân vật Mị trong quãng đời ở Hồng Ngài trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài).
Phân tích và so sánh tính cách hai nhân vật Chiến và Việt trong tác phẩm Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi) để làm rõ truyền thống gia đình được kế thừa và phát huy mạnh mẽ trong những đứa con.