Soạn bài Mấy ý nghĩ về thơ (Nguyễn Đình Thi, 1949)

  • Mấy ý nghĩ về thơ (Nguyễn Đình Thi, 1949) trang 1
  • Mấy ý nghĩ về thơ (Nguyễn Đình Thi, 1949) trang 2
  • Mấy ý nghĩ về thơ (Nguyễn Đình Thi, 1949) trang 3
  • Mấy ý nghĩ về thơ (Nguyễn Đình Thi, 1949) trang 4
MẤY Ý NGHĨ VỀ THƠ
Nguyễn Đình Thi
KIẾN THỨC Cơ BẢN
A. Giới thiệu
Nguyễn Đình Thi (1924 - 2003) không chỉ là một nhà thơ lớn mà còn là nhà văn cách mạng có tài năng, có tâm huyết với sự nghiệp văn nghệ cách mạng của dân tộc, từng trải, hiểu cuộc sống và tâm trạng của đội ngũ văn nghệ sĩ nước ta - đặc biệt là lớp văn nghệ sĩ “tiền chiến” trước Cách mạng tháng Tám.
Ồng là nhà văn có nhiều đóng góp cho nền văn học hiện đại Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám - về mặt sáng tác cũng như về mặt quản lí văn học nghệ thuật.
Bài tiểu luận Mấy ỷ nghĩ về thơ được Nguyễn Đình Thi viết trong Hội nghị tranh luận văn nghệ tổ chức ở Việt Bắc, tháng 9 - 1949, sau này in trong tập Mấy vấn đề văn học (1956).
B. Đọc - hiểu văn bản
Bài viết trình bày quan niệm về thơ. Tác giả đã lí giải cụ thể nhiều vấn đề quan trọng của thơ.
Đặc trưng cơ bản nhất của thơ là biểu hiện tâm hồn con người
Tác giẳ' đặt vấn đề bằng một câu hỏi “Đầu mỗì của thơ có lẽ ta đi tìm bên trong tâm hồn con người chăng ?”, rồi sau đó khẳng định bằng hai trường hợp cụ thể (thơ về trời xanh và thơ về mưa phùn buổi chiều đều do nỗi niềm của con người mà có))
Tác giả định nghĩa thế nào là “rung dộng thơ”, cảm xúc thơ: “rung động thtf' chỉ có khi tâm hồn con người “thức tỉnh tự soi vào nó để tự nhận thấy đang ở một độ rung chuyển khác thường, do một sự va chạm nào với thế giới bên ngoài, với thiên nhiên, với những người khác, rồi do sự tự soi sáng ấy mà cảm xúc, thành hình được hẳn”.
Tác giả lại định nghĩa việc làm thơ: “Làm thơ, ấy là dùng lời và những dâu hiệu thay cho lời nói, tức là chữ - để thể hiện một trạng thái tâm lí đang rung chuyển khác thường”, và nói rõ hơn về “trạng thái tâm lí” ấy: “Làm thơ là đang sông, không phải chỉ nhìn lại sự sông, làm một câu thơ yêu, tâm hồn cũng rung động như khi có người yêu trước mặt”.
Sản phẩm sáng tạo của người làm thơ là bài thơ. Bài thơ đã đi từ tâm hồn người làn thơ đến với tâm hồn người đọc thơ: “Bài thơ là những câu, những lời diễn lên, làm sông ngay lên một tình cảm, một nỗi niềm trong lòng người đọc. Bài thơ là sợi dây truyền tình cảm cho người đọc”.
Những yếu tô' đặc trưng của thơ
Hình ảnh trong thơ: là sự thể hiện cảm xúc, thể hiện tâm hồn.
Tư tưởng trong thơ: không giông với tư tưởng trong các tác phẩm khoa học xã hội khác ở chỗ nó không nói bằng ý niệm thuần túy mà gắn liền với cảm xúc và hình ảnh. Hình ảnh thơ chứa đựng cảm xúc và tư tưởng để lay động những chiều sâu của tâm hồn, đem cảm xúc mà đi thẳng vào sự suy nghĩ.
Như vậy, hình ảnh thơ là yếu tô' đặc trưng quan trọng nhất của thơ. Tác giả tiếp tục trình bày quan niệm về hình ảnh thơ. Vấn đề cốt lõi của hình ảnh thơ là cái thực:
+ Hình ảnh thơ không phải là sự phiên dịch ý tình mà phải là “hình ảnh thực nảy lên trong tâm hồn khi ta sông trong một cảnh huống hoặc một trạng thái nào đấy”. Những hình ảnh thực của đời sống lắng vào tâm hồn người làm thơ để thăng hoa thành hình ảnh thơ.
+ Thơ hay, là thơ nói được cái thực, tức là phải “tìm được những hình ảnh sông, những hình ảnh có sức lôi cuôh và thuyết phục người đọc”.
72
/
+ Muôn được như thế, nhà thơ phải “đi giữa cuộc đời, mở rộng cả tâm hồn mình” để “mỗi con mắt nhìn gặp trên đường, mỗi cảnh ngộ, mỗi con người cho đến mỗi tiếng nghe thấy, mỗi giọt nắng, mỗi chiếc lá tự nhiên mà vào trong lòng, để rồi động sầu đến tư tưởng và tình cảm”, và khi làm thơ, “hình ảnh tự nhiên hiện lên trước nhất”.
+ Hình ảnh thơ hay phải “mới mẻ, đột ngột lạ lùng” nhưng đồng thời cũng phải “ở trong đời thực”. Vì vậy, “hình ảnh của thơ vừa làm ta ngạc nhiên, vừa đã quen với chúng ta tự bao giờ. Câu thơ đột ngột làm cho ta nhận thấy những cái gần gũi nhất với chúng ta”.
Đặc trưng của ngôn ngữ thơ
Ngôn ngữ thơ, ngoài giá trị ý niệm, ngoài cái nghĩa bình thường gọi tên sự vật, còn phải “gọi đến chung quanh nó những cảm xúc, những hình ảnh không ngờ, tỏa ra chung quanh nó một vùng ánh sáng động đậy”, tức là phải có tính biểu cảm và tính hình tượng.
Ngôn ngữ thơ là ngôn ngữ có nhịp diệu, có tính nhạc. Nhịp điệu và tính nhạc của thơ không đơn thuần là kĩ thuật phôi thanh bằng trắc tạo nên nhạc điệu “bên ngoài”, mà phải là “nhịp điệu bên trong, một thứ nhịp điệu của hình ảnh, tình ý, nói chung là của tâm hồn”.
Ngôn ngữ thơ khác ngôn ngữ văn xuôi ở chỗ: “Văn xuôi lôi cuốn người như dòng nước, đưa ta đi lần lượt, từ điểm này qua điểm khác. Thơ, trái lại, chỉ chọn một ít điểm chính, bấm vào những điểm ấy thì toàn thể động lên theo. Thơ là tổng hợp, kết tinh. Văn xuôi được phép không mười phần hoàn hảo, nhưng thơ thì luôn luôn đòi hỏi sự toàn bích”.
Thơ tự do và thơ không vần đều là thơ Việt Nam, là những “hình thức mới” của thơ. Chúng không phá bỏ luật lệ của thơ, mà tìm kiếm hình thức mới để thể hiện được “nhịp sống” của thời đại mới, “nói lên được những tình cảm, tư tưởng mới của thời đại”, “diễn tả được đúng tâm hồn của con người mới ngày nay”.
Ngòi bút nghị luận tài hoa của Nguyễn Đình Thi
Nghệ thuật lập luận: lập luận vững chắc mà uyển chuyển, kết hợp được nhiều thao tác lập luận.
Dẫn chứng chọn lọc, sử dụng đúng chỗ, cho nên không cần nhiều dẫn chứng mà vẫn hiệu quả.
Từ ngữ vừa giàu màu sắc nghị luận vừa giàu hình ảnh, nên lời văn nghị luận của Nguyền Đình Thi vừa chặt chẽ, giàu sức khái quát, vừa cụ thể, sinh động, có tác dụng làm sáng rõ vấn đề.
c. Tổng kết
Quan niệm về thơ của Nguyễn Đình Thỉ được phát hiểu cách đây hơn nửa thế kỉ nhưng đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Quan niệm của ông vừa nói đúng bản chất của tha, vừa để cập đến mối quan hệ giữa thơ với cuộc sống, với thời đại, cho nên không bao giờ nó trỗ thành lạc hậu, lỗi thời. Người đọc thơ ở thời đại nào cũng muốn tìm đến một sự đồng cảm, tri âm với nhà thơ qua một thứ ngôn ngữ thơ giàu hình ảnh, mang được nhịp điệu của thời đại mình.
Tư LIỆU THAM KHẢO
Một nhà văn lớn thông thường không chỉ sáng tạo nên các tác phẩm văn học, mà còn hay nghĩ ngợi về nghề viết với bao nhiêu công việc bếp núc, những vui buồn cùng hệ lụy mà nghề nghiệp đem lại. Đó là cách tự ý thức về nghề. Suy cho cùng, đã là người cầm bút thì ai cũng có nghĩ ngợi ít nhiều về cái nghề mà mình đeo đuổi. Nhưng nghĩ về nó một cách ráo riết, rồi lại trình bày nó ra như những xác tín nghề nghiệp thì không phải mấy ai cũng làm được. Tôi muốn nói đến Nguyễn Đình Thi, ông là một trong sô' những người trăn trở nhiều với nghề, đặt ra nhiều vấn đề để nghĩ. Trong sô' đó, tôi đặc biệt quan tâm đến vấn đề lao động viết văn, một loại công việc đặc biệt mà nhà văn Nguyễn Đình Thi đã bận tâm về nó trong suốt cuộc đời cầm bút của mình.
[...] Tôi phải khẳng định ngay một điều rằng, trong bối cảnh những năm 1945- 1954, khi văn nghệ tập trung nhằm phục vụ kháng chiến, tuyên truyền cho kháng chiến theo nghĩa sát sườn, trực tiếp, mang tính vụ lợi nhất, thì Nguyễn Đình Thi vẫn tìm cách vượt thoát ra khỏi cái tinh thần đám đông ấy. Ai cũng biết ông là một quan chức văn nghệ. Lẽ thông thường, ông phải răm rắp tuân theo cái mệnh lệnh chung của thời cuộc. Thê' nhưng, bằng một lí do nào đó, cả thời gian sau này cũng vậy, ông cứ tìm cách tuông ra, vượt ra ngoài khuôn phép. Bằng cớ là, eó thể tìm thấy mấy biểu hiện sau:
Theo ông, thôi thì cứ tạm chấp nhận cho là vần nghệ phải làm nhiệm vụ tuyên truyền đi, nhưng phải hiểu tuyên truyền theo cách đặc thù, tinh tế, quyết không như cách tuyên truyền của một cán bộ chính trị. Ông nói: “Nếu bảo văn nghệ là mượn sự việc để tuyên truyền, thỉ ít ra đó cũng là một loại tuyên truyền rất đặc biệt. Chất đem tuyên truyền ra là cả sự sống con người, và cách tuyên truyền cũng không giống chút nào với cách diễn thuyết trong một cuộc mít-tinh chẳng hạn. Văn nghệ là một thứ tuyên truyền không tuyền truyền nhưng lại hiệu quả và sâu sắc hơn cả”. [...]
Đang trong lúc hô hào văn nghệ phải mang tính đại chúng, nghĩa là dễ hiểu, dễ thuộc, dễ nhớ, Nguyễn Đình Thi thể nghiệm, công khai đưa ra chủ trương làm thơ tự do không vần, và lúc bấy giờ được xem như một tiếng nói lạc điệu.
Chỉ cần hai biểu hiện ấy thôi, để thấy ông là người mang trong máu ý thức đổi mới nghệ thuật. Không chỉ bằng cách phát biểu trực diện theo hướng mệnh đề, mà bằng vào nhiều tác phẩm thơ ca lúc kháng chiến, sau này là một sô' vở kịch, ta thấy khao khát cách tân, đổi mới nghệ thuật luôn cựa quậy ở trong con người này. Chỉ có thể giải thích được điều đó bởi một lí do tưởng như rất giản dị này thôi, nhưng không phải ai cũng có được, ấy là: nội lực nghệ sĩ trong ông quá mạnh. Khi cầm bút, cái nội lực nghệ sĩ ấy lên tiếng, ra lệnh. Và cứ thế, trong dòng chảy đời sông văn nghệ chính thông mà ông là một trong những kiến trúc sư trưởng, đã có lúc ông đi những bước chệch đáng yêu như vậy.
Đó chính là lí do trực tiếp để Nguyễn Đình Thi có được một sô' bài tiểu luận bàn về nhà văn, về lao động thơ và tiểụ thuyết khá sâu sắc và cho đến nay vẫn còn nhiều giá trị.
Văn Giá