Soạn bài Hàm ý hội thoại

  • Hàm ý hội thoại trang 1
  • Hàm ý hội thoại trang 2
  • Hàm ý hội thoại trang 3
HÀM Ý HỘI THOẠI
Định nghĩa Hàm ý hội thoại là những nội đung, ý nghĩ mà người nói không trực tiếp nói ra bằng từ ngữ, tuy vẫn có ý định truyền báo đến người nghe; còn người nghe phải dựa vào nghĩa tường minh của câu và tình huống giao tiếp để suy ra thì mới hiểu hết, hiểu đúng được ý của người nói.
Tác dụng Việc sử dụng khéo léo hàm ý trong hội thoại có nhiều tác dụng. Tùy thuộc vào hoàn cảnh giao tiếp, hàm ý có thể mang lại:
Tính hànrsúc cho lời nói: lời nói ngắn gọn mà chất chứa nhiều nội dung ý nghĩa.
Hiệu quả mạnh mẽ, sâu sắc đốì với người nghe.
Sự vô can, không phải chịu trách nhiệm của người nói về hàm ý (vì hàm ý là do người nghe suy ra, chứ người nói không nói ra trực tiếp).
Tính lịch sự và thể diện tốt đẹp trong giao tiếp ngôn ngữ.
Chủ ý Hàm ý hội thoại thường được tạo ra bằng cách người nói chủ ý vi phạm một (hay một số') phương châm hội thoại nào đó:
Chủ ý đi chệch khỏi đề tài của cuộc thoại.
Chủ ý nói những câu thừa lượng thông tin so với yêu cầu của cuộc thoại.
Chủ ý nói những câu thiếu lượng thông tin cần thiết mà cuộc thoại đòi hỏi.
Chủ ý dùng câu theo lối gián tiếp, thực hiện hành động nói gián tiếp.
THựC HÀNH - LUYỆN TẬP
Ngữ liệu 1, trang 81, SGK, tập 2: đoạn trích truyện Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài.
Khi trả lời: “Tôi về lấý súng, thế nào cũng bắn được con hổ này to lắm”, lời đáp của A Phủ đã không trả lời vào đề tài câu hỏi của Pá Tra: “Mất mấy con bò ?”, và cũng vì thế nên vừa thiếu thông tin (sô' lượng bò bị mất), vừa thừa thông tin (nói đến công việc mà mình dự định làm và niềm tin của mình).
Cách trả lời của A Phủ có hàm ý: “Tôi sẽ bắn con hổ to này mang về cho ông”. A Phủ nói như thế là khôn khéo, nhằm xoa dịu sự nóng giận của Pá Tra bằng cách “lấy công chuộc tội”, tác động vào lòng tham của Pá Tra.
Ngữ liệu 2, trang 82, SGK, tập 2: đoạn trích truyện Chí Phèo của Nam Cao.
Câu nói của Bá Kiến “tôi không phải là cái kho”: Cái kho là biểu tượng của tiền nong, sự giàu có. Câu này có hàm ý: Tôi không có nhiều tiền. Nghĩa là Bá Kiến đã gián tiếp từ chô'i trước lời đề nghị xin tiền như mọi khi của Chí Phèo. Nếu nói thẳng thì nói: Tôi không có tiền để cho anh như mọi khi.
Trong lượt lời thứ nhất của Bá Kiến có câu mang hình thức hỏi: “Chí phèo đấy hử ?”. Thực chất câu nàý không nhằm mục đích hỏi, không yêu cầu trả lời, vì Chí Phèo đã đứng ngay trước mặt Bá Kiến nên cần gì phải hỏi. Ớ đây người nói dùng câu hỏi nhưng để thực hiện hành vi hô gọi, hướng lời nói của mình về đốì tượng, báo cho đô'i tượng biết lời nói hướng về đốì tượng (Chí Phèo), hay là một hành động chào kiểu trịch thượng của kẻ trên đốì với
người dưới. Thực hiện hành vi ngôn ngữ theo kiểu gián tiếp như vậy cũng là hàm ý.
Trong lượt lời thứ hai của Bá Kiến cũng có câu mang hình thức hỏi: “Rồi làm lấy mà ăn chứ cứ báo người ta mãi à ?”. Thực chất câu này cũng không nhằm mục đích hỏi, mà nhằm mục đích thúc giục, ra lệnh: hãy làm lấy mà ăn. Đó cũng là câu thực hiện hành vi ngôn ngữ theo lối gián tiếp, cũng là một câu có hàm ý.
Ở lượt lời thứ nhất và thứ hai của mình, Chí Phèo không nói hết ý, chỉ bác bỏ hàm ý trong câu nói của Bá Kiến “Tao không đến đây để xin năm hào”, “Tao đã bảo tao không đòi tiền”. Vậy Chí Phèo đến đây để làm gì ? Điều đó là hàm ý, chỉ đến lượt lời cuối cùng Chí Phèo mới nói rõ ý đó ra: “Tao muốn làm người lương thiện”. Cách nói như vậy vừa để thăm dò thái độ của Bá Kiến, vừa tạo ra kịch tính cho cuộc thoại.
Ngữ liệu 3, trang 83, SGK, tập 2: truyện cười Vãn hay.
Trong truyện cười này, lượt lời thứ nhất của bà đồ có hình thức câu hỏi: “Ông lấy giấy khổ to mà viết có hơn không ?”, nhưng không phải để hỏi mà nhằm mục đích khác. Điều đó sẽ được tường minh ở lượt lời thứ hai của bà: “Ông chả biết tính toán gì cả, giấy khổ to bỏ đi còn gói hàng, chứ giấy khổ nhỏ thì làm gì được”.
Trong lượt lời thứ hai, bà đồ đã cho thấy lượt lời thứ nhất của bà có hàm ý chê ông viết văn kém, nên thường bỏ phí giấy, và vì thế khuyên ông nên viết giấy khổ to để đừng lãng phí giấy.
Bà đồ không nói thẳng ý mình có thể vì muôn tế nhị trong quan hệ, muôn tỏ sự tôn trọng ông đồ.
Ngữ liệu 1, trang 101, SGK, tập 2: đoạn trích truyện “Tinh thần thể dục" của Nguyễn Công Hoan.
Trong lượt lời mở đầu cuộc thoại, bác Phô gái thực hiện hành động van xin {thầy tha cho nhà con, đừng bắt nhà con đi xem. đá bóng vội). Nhưng để đáp lại lượt lời này, ông lí đã dùng một lời nói mang sắc thái mỉa mai, giễu cợt. Nếu là cách đáp lời tường minh phù hợp thì phải là lời chấp nhận sự van xin hoặc từ chối, phủ định sự van xin. (Ví dụ: Không được ! Không thể tha cho chồng bà được ỉ).
Lời của ông lí không đáp ứng trực tiếp hành động van xin của bác Phô gái, mà từ chối một cách gián tiếp, đồng thời có những sắc thái như: bộc lộ quyền uy của mình; từ chối quyết liệt lời van xin của bác Phô gái; mỉa mai, giễu cợt cách suy nghĩ kiểu đàn bà.
Ngữ liệu 2, trang 101, SGK, tập 2: đoạn trích truyện Đời thừa của Nam Cao.
Câu hỏi đầu tiên của Từ không phải chỉ là câu hỏi về thời gian: Có lẽ hôm nay đã là mồng hai, mồng ba tây rồi, mình nhỉ 1. Đó là câu hỏi nhưng gián tiếp thực hiện hành động nhắc nhở: nhắc nhở Hộ đến ngày đi nhận tiền, vì hằng tháng Hộ đều được nhận tiền vào đầu tháng.
* Câu nhắc khéo (lượt lời thứ hai: Hèn nào mà em thấy người thu tiền nhà sáng nay đã đến) cũng là câu có hàm ý: vợ chồng Từ đang cần trả tiền nhà, cho nên Hộ nhận tiền thì mang về nhà để trả các món nợ như tiền thuê nhà,....
Cách nói với hàm ý (mà không nói tường minh, trực tiếp) của Từ vừa nhằm đến mục đích cần thiết, nhưng vừa đảm bảo mức độ nhẹ nhàng, giữ cho quan hệ vợ chồng không bị căng thẳng do sự thúc bách của đời sông vật chất. Cách nói đó giữ được thể diện cho Từ và cho cả người chồng, Từ tránh được trách nhiệm phải nói về những món nợ mà gia đình cần phải có tiền ngay để trả.