Soạn bài Một người Hà Nội (Nguyễn Khải, 1990)

  • Một người Hà Nội (Nguyễn Khải, 1990) trang 1
  • Một người Hà Nội (Nguyễn Khải, 1990) trang 2
  • Một người Hà Nội (Nguyễn Khải, 1990) trang 3
  • Một người Hà Nội (Nguyễn Khải, 1990) trang 4
  • Một người Hà Nội (Nguyễn Khải, 1990) trang 5
  • Một người Hà Nội (Nguyễn Khải, 1990) trang 6
  • Một người Hà Nội (Nguyễn Khải, 1990) trang 7
  • Một người Hà Nội (Nguyễn Khải, 1990) trang 8
  • Một người Hà Nội (Nguyễn Khải, 1990) trang 9
  • Một người Hà Nội (Nguyễn Khải, 1990) trang 10
MỘT NGƯỜI HÀ NỘI
Nguyễn Khải
I. KIẾN THỨC Cơ BẢN
A. Giới thiệu
1. Nguyễn Khải tên khai sinh là Nguyễn Mạnh Khải, sinh năm 1930 ở Hà Nội. Ông tham gia kháng phiến chông Pháp năm 1947 và bắt đầu viết văn từ những nẳm 50 của thê' kỉ XX. Sáng tác của Nguyễn Khải khá dồi dào và đa dạng, thể hiện sự nhạy bén và cách khám phá riêng của nhà văn với các vấn đề xã hội, năng lực phân tích tâm lí sắc sảo, thể hiện sức mạnh của lí trí tỉnh táo. Từ sau năm 1975, ông đặc biệt quan tâm đến tính cách, tư tưởng, tinh thần của con người trước những biến dộng phức tạp của đời sông.
2. Truyện ngắn Một người Hà Nội (1990) phát hiện vẻ đẹp trong chiều sâu tâm hồn, tính cách con người Việt Nam qua bao biến động thăng trầm của đất nước.
B. Đọc - hiểu văn bản
1. Nhân vật cô Hiền - một người Hà Nội
Cốt cách người Hà Nội ở cô Hiền
Nhân vật trung tâm của truyện ngắn là cô Hiền, một người Hà Nội bình thường. Cũng như những người Hà Nội bình thường khác, cô đã cùng Hà Nội, cùng đất nước trải qua nhiều biến động thăng trầm nhưng vẫn giữ được cái cốt cách người Hà Nội, cái bản lĩnh văn hóa của người Hà Nội.
Cô sống thẳng thắn, chân thành, không giấu giếm quan điểm, thái độ của mình với mọi hiện tượng xung quanh.
Trước niềm vui kháng chiến thắng lợi, miền Bắc bắt tay vào xây dựng cuộc sôhg mới, cô nhận xét:- Vui hơi nhiều, nói củng hơi nhiều', Theo cô, chính phủ can thiệp vào nhiều việc của dân quá, nào phải tập thề dục mỗi sáng, phải sinh hoạt văn nghệ mỗi tối, vợ chồng phải sống ra sao, trai gái yêu nhau như thế nào, thậm chí cả tiền công xá cho kẻ ăn người ở...
Không hề lãng mạn, viển vông, cô là người có đầu óc rất thực tế. Cô tính toán mọi việc trước sau rất khôn khéo và đã tính là làm, đã làm là không thèm để ý .đến những lời đàm tiếu của thiên hạ. Thời son trẻ, cô giao du với đủ loại thanh niên con nhà giàu, nghệ sĩ văn nhân, nhưng khi phải làm vợ làm mẹ, cô chọn bạn trăm năm là một ông giáo cắp tiểu học hiền lành, chăm chỉ', cô sinh năm đứa con, đến cô con gái út, cô nói với chồng: “Từ nay là chấm dứt chuyện sinh đẻ, bốn mươi tuổi rồi, nếu tôi và ông sông đến sáu chục thì con út đã hai mươi, có thể tự lập được, khỏi phải sống bám vào các anh chị”.
Cô bảo ban, dạy dỗ con cháu cách sông làm một người Hà Nội lịch sự, tế nhị, hào hoa, biết giữ gìn phẩm chất, giá trị của người Hà Nội. Cô dạy từ những việc làm nhỏ nhất ngồi vào bàn ăn cô thường chú ý sửa chữa cách ngồi, cách cầm bát đũa, cách múc canh, cả cách nói chuyện trong bữa ăn đến cái lớn nhất là quan niệm sông, lẽ sôhg: “Chúng mày là người Hà Nội thì cách đi đứng nói năng phải có chuẩn, không được sôhg tùy tiện, buông tuồng... Tao chỉ dạy chúng nó biết tự trọng, biết xấu hổ...”.
Suy nghĩ, cách ứng xử của cô Hiền trong từng thời đoạn của hiện thực dất nước
Như mọi người khác, cuộc đời cô Hiền song hành cùng những chặng đường dài, những biến động lớn lao của đất nước. Ở đây, lịch sử dân tộc đã được soị sáng qua số phận, cách ứng xử của từng cá nhân. Là một con người, cô Hiền luôn giữ gìn phẩm giá, nhân cách; là một người công dân, cô chỉ làm những gì có lợi cho đất nước, vì vận mệnh sống còn của đất nước.
Xuất phát từ lí tưởng cao đẹp xây dựng một xã hội nhân ái, không có cảnh người bóc lột người, chế độ mới chỉ trân trọng sự lao động sáng tạo của từng người, không chấp nhận hiện tượng ông chủ và kẻ làm thuê, vì thế sau hòa bình lập lại ở miền Bắc mới có chính sách cải tạo tư sản. Mặc dù có bộ mặt rất tư sản, cách sống rất tư sản, nhưng cô Hiền không phải học tập, cải tạo vì cô không bóc lột ai cả. Cô mở cửa hàng bán đồ lưu niệm và tự tay làm ra sản phẩm: Hoa rất đẹp, bán rất đắt... chỉ có một mình cô làm, các em thì chạy mua vật liệu.... Cô không đồng ý cho chồng mua máy in và thuê thợ làm chỉ vì cô muôn góp phần vào việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ để nhanh chóng khôi phục đất nước sau chiến tranh.
Bước vào cuộc kháng chiến chông Mĩ cứu nước, cô vô cùng thương con, lo lắng cho con nhưng sẵn sàng cho con ra trận như những thanh niên khác và mình cũng được vui buồn lo âu như những bà mẹ Việt Nam khác. Trước việc đứa con đầu tình nguyện xin đi đánh Mĩ, cô nói: “Tao đau đớn mà bằng lòng, vì tao không muôn nó sông bám vào sự hi sinh của bạn. Nó dám đi cũng là biết tự trọng”. Ba năm sau, đứa em theo bước anh, cũng đòi vào chiến trường, cô bày tỏ thái độ của mình: “Tao không khuyên khích, cũng không ngăn cản, ngăn cản tức là bảo nó tìm đường sông để các bạn nó phải chết, cũng là một cách giết chết nó... Tao cũng muôn được sông bình đẳng với các bà mẹ khác, hoặc sông cả hoặc chết cả, vui lẻ thì có hay hớm gì”. Suy nghĩ bình dị như thế của cô Hiền là suy nghĩ của một người thiết tha yêu nước.
* Hoàn toàn có lí và rất sâu sắc, khi tác giả cho cô Hiền là một hạt bụi vàng của Hà Nội. Hạt bụi là một vật rất nhỏ bé, tầm thường, ít ai nhận thấy, nghĩa là chẳng có giá trị gì. Có điều, là hạt bụi vàng thì dù rất nhỏ bé nhưng lại mang giá trị quý báu. Nhiều hạt bụi vàng hợp lại sẽ thành áng vàng chói sáng. Cô Hiền là một người Hà Nội bình thường, vô danh, nhưng ở cô thấm Sấu những cái tinh hoa trong bản chất người Hà Nội. Những người Hà Nội như cô đã là những hạt bụi vàng lấp lánh đâu đó ở mỗi góc phố Hà Nội, tất cả đang bay lên cho đất kinh kì chói sáng những áng vàng. Ảng vàng ấy là phẩm giá người Hà Nội, là cái truyền thống, cốt cách người Hà Nội. Hà Nội linh thiêng và hào hoa, Hà Nội văn hiến nghìn năm.
Những người Hà Nội
Xung quanh cô Hiền là những người Hà Nội khác như Dũng, Tuất, mẹ Tuất.
Dũng là đứa con trai đầu mà cô Hiền rất yêu quý. Anh đã sông đúng những lời mẹ dạy về cách sống của người Hà Nội. Năm 1965, giữa lúc cuộc kháng chiến chông Mĩ diễn ra ác liệt, vừa tốt nghiệp trung học, Dũng “tình nguyện đăng kí xin đi đánh Mĩ”. Tháng tư anh lên Thái Nguyên huấn luyện, tháng bảy vào Nam, anh đã chiến đấu suốt mười năm và đã trở về.
Nhưng biết bao đồng đội của anh không có mặt trong ngày toàn thắng. Trong số’ 660 thanh niên ưu tú của Hà Nội lên đường cùng Dũng ngày ấy, bây giờ còn lại khoảng chừng trên dưới bốn chục, hơn 600 người đã hiến dâng tuổi xuân của mình cho ngày hạnh phúc hôm nay của đâ’t nước. Nhớ về bao đồng đội đã hi sinh, Dũng xót xa thương Tuất, người bạn cùng trung đoàn.
Dũng nhớ ngày vào Nam, tàu qua ga Hà Nội, mẹ Tuất làm ở phòng phát thanh nhà ga, Tuất nghe rõ tiếng mẹ mình phát trên loa, nhưng anh không thể xuống ga để từ biệt mẹ. Đấy cũng là những lời cuối cùng của mẹ mà Tuất nghe thấy, anh đã hi sinh ở trận đánh vào Xuân Lộc, trước ngày toàn thắng có mấy ngày.
Có biết bao bà mẹ Hà Nội vô cùng thương con và đầy nghị lực như người mẹ của Tuâ't, họ đã nén chịu nỗi đau mất con, tiếp tục sông, tiếp tục dựng xây cuộc sông'này. Gặp lại bạn chiến đấu của con, người bà run bần bật nhưng không khóc và bà nói run rẩy: “Nín đi con, nín đi Dũng. Cô đã biết cả. Cô biết từ mấy tháng nay rồi”. Đó là một bà mẹ khiến cho bất kì ai cũng phải kính phục trước vẻ đẹp cao cả mà thầm lặng ấy.
Có thể nói, tất cả những người Hà Nội ấy đã góp phần tô thắm thêm cốt cách tinh thần người Hà Nội, phẩm giá cao đẹp của con người Việt Nam.
Tuy nhiên, bên cạnh sự thật về những con người Hà Nội có phẩm cách cao đẹp, còn có sự thật về những con người tạo nên nhận xét không mấy vui vẻ của nhân vật “tôi” về Hà Nội. Đó là ông bạn trẻ đạp xe như gió đã làm cho xe người ta suýt đổ, lại còn phóng xe vượt qua rồi quay mặt lại chửi: Tiên sư cái anh già ! - thật là tục tằn, thô bỉ. Đó là những người mà nhân vật “tôi” quên đường phải hỏi thăm, có người trả lời, là nói sõng hoặc hất cằm, có người cứ giưong mắt nhìn mình như nhìn con thú lạ — không còn vẻ gì là cái tế nhị, thanh lịch của người Hà Nội. Cuộc sông là như thế. Hà Nội còn phải làm rất nhiều điều để giữ gìn và phát huy cái đẹp trong tính cách người Hà Nội.
Giọng điệu trần thuật
Một giọng điệu trần thuật rất trải đời, vừa tự nhiên, dân dã, vừa trĩu nặng suy tư, vừa giàu chất khái quát, triết lí, vừa đậm tính đa thanh. Tác giả hoàn toàn nhập thân vào nhân vật “tôi” để diễn tả, kể lại những gì mà mình chứng kiến, đã trải qua, đã nghiệm thấy.
Chính cái chất tự nhiên, dân dã đã tạo nên phong vị hài hước rất có duyên trong giọng điệu trần thuật của nhân vật “tôi”, chẳng hạn: “Trong lí lịch cán bộ tôi không ghi tên cô Hiền. Họ thì xa, bắn súng đại bác chưa chắc đã tới, huông hồ còn là bà tư sản, dính líu vào lại thêm phiền...”.
Bằng vón hiểu biết và sự trải nghiệm sâu sắc của bản thân, nhân vật “tôi” luôn thể hiện cách nhìn nhận cuộc sông và con người theo hướng suy ngẫm, chiêm nghiệm, triết lí. Chẳng hạn: "... sau bữa tiệc mừng đại thắng mười lăm năm, tầng lớp lính đã mất ngôi vị độc tôn của mình rồi. Bây giờ là thời các giám đốc công ti, các tổng giám đốc công ti, các cố vấn, chuyên viên kinh tế thật giả đủ loại lên ngôi ban phát mọi tiêu chuẩn giá trị cho cả xã hội...”.
Giọng điệu trần'thuật ở đây mang tính chất đa thanh, trong lời kể thường có nhiều giọng, giọng tự tin xen lẫn giọng hoài nghi: “Chúng tôi thì vui thế, tại sao những người vốn sông ở Hà Nội chưa thật vui nhĩ ?”; giọng tự hào xen lẫn giọng tự trào: “Nói cho thật, Dũng mới là nhân vật chính, còn tôi chỉ là một loại nhân vật phụ, ghé gẩm vào cái vinh quang chung mà thôi...”.
Có thể nói, giọng điệu trần thuật như thế đã làm cho truyện ngắn Nguyễn Khải đậm đặc chất tự sự rất đời thường mà hiện đại.
Nghệ thuật xây dựng nhân vật
Xây dựng các nhăn vật qua cải nhìn của nhân vật “tôi”
Không chỉ tổ chức giọng điệu mà trong xây dựng nhân vật, tất cả cũng được quy tụ bởi điểm nhìn nghệ thuật từ nhân vật “tôi”.
ở đây, nhân vật “tôi” là đồng chí Khải, là anh Khải (đích danh tác giả), nhưng cũng có thể hiểu một cách phiếm định là một người nào đó được phân vai người kể chuyện, người dẫn chuyện, người trần thuật cũng là một cá nhân tự ý thức, tự biểu hiện mình. Những chi tiết tiểu sử (có thể của tác giả) như “Hà Nội vừa giải phóng... chúng tôi ngày ấy mới hăm bôn hăm nhăm cái xuân xanh”, “chín năm xa phô' phường”, “tôi sông ở thành phô' Hồ Chí Minh thỉnh thoảng có việc phải ra Hà Nội”... đã làm tăng tính chân thật của điểm nhìn nhgệ thuật.
Tạo tình huống gặp gỡ giữa nhân vật “tôi” với các nhân vật khác cũng là cách để khám phá, phát hiện tính cách các nhân vật. Những cuộc gặp gỡ gắn với những thời đoạn khác nhau của hiện thực đất nước: sau hòa bình lập lại 1954, sau đại thắng mùa xuân năm 1975, rồi nhiều năm đã trôi qua, đất nước bước vào thời kì đổi mới... theo đó mà miêu tả sự vận động của tính cách cô Hiền, nhận xét về hành động, cách ứng xử của Dũng, Tuất, mẹ Tuất,...
Ngôn ngữ các nhân vật cũng góp phần khắc họa sâu sắc tính cách từng người.
Ngôn ngữ của nhân vật “tôi” đậm vẻ suy tư, chiêm nghiệm, day dứt, trăn trở, lại thoáng vẻ hài hước, tự trào của người rất trải đời: “Thưa cô, là bọn lính chúng tôi, là giai cấp lính chúng tôi chứ còn ai nữa ?... Cho nên cái mùi lính tráng thâm nhiễm vào mọi nơi mọi chỗ...”.
Cô Hiền có đầu óc thực tế, tư duy logic, cách nói của cô ngắn gọn, rõ ràng, dứt khoát, chẳng hạn trong cuộc đô'i thoại của cô với ông chồng đang định mua máy in kinh doanh: “Ồng có đứng máy được không ?” - “Không.”, “Ông có sắp chữ được không ?” - “Không.”, “Ông sẽ phải thuê thợ chứ gì. Đã có thợ tất có chủ, ông muôn làm một ông chủ dưới chê' độ này à ?”.
Một người lính dày dạn trận mạc đã cùng bao đồng đội vào sinh ra tử như Dũng tất phải có những lời thật xót xa: “Cháu biết nói thê' nào với một bà mẹ có con hi sinh, mà bạn của con mình lại vẫn còn sống, sông đến bây giờ, đến hôm nay”...
c. Tổng kết
Tác phẩm đi sâu vào cuộc đời và tâm hồn một người Hà Nội bình thường để phản ánh hiện thực lịch sử dân tộc trên những chặng đường cách mạng, kháng cliiến, xây dựng cuộc sống mới, từ đó nêu bật phẩm chất cao đẹp của con người Hà Nội, con người Việt Nam. Những nét đặc sắc trong giọng điệu trần thuật và nghệ thuật xây dựng nhân vật đã góp phần tạo nên sức hấp dẫn của tác phẩm.
Đề'. Qua phần trích truyện Một người Hà Nội, nhân vật “tôi” hiện lên như thế nào ?	
GỢl ý
Thấp thoáng sau những dòng chữ của truyện là hình ảnh nhân vật “tôi”.
Đó là một người đã chứng kiến và tham gia vào nhiều chặng đường lịch sử của dân tộc: với tư cách là một anh bộ đội Cụ Hồ từ chiến khu Việt Bắc trở về tiếp quản Thủ đô; cảm nhận những việc được và chưa được trong thời kì cải tạo tư sản, khôi phục kinh tế ở miền Bắc; sông những năm tháng đầy gian khổ, hi sinh nhưng cũng rất hào hùng của cuộc kháng chiến chông Mĩ cứu nước, vui sướng và xúc động với đại thắng mùa xuân năm 1975 của dân tộc.; có biết bao chiêm nghiệm, suy tư về lẽ đời trong thời kì đổi mới...
Cũng trên những chặng đường ấy, nhân vật “tôi” đã có những quan sát rất nhạy bén, sắc sảo, có bao cảm nghĩ rất tinh tế, sâu sắc về cô Hiền, về Hà Nội và con người Hà Nội.
Ân sâu tròng giọng điệu vừa vui đùa, khôi hài, vừa khôn ngoan, trải đời là hình ảnh một con người gắn bó thiết tha với vận mệnh của đất nước: “Nước được độc lập vui quá cô nhỉ”, trân trọng những giá trị văn hóa của dân tộc: “Dân Hà Nội nhảy tàu lên Lạng Sơn buôn bán đủ thứ mà không buôn bán được vài ngàn củ thủy tiên nhỉ ?”, cảm phục nhân dân mình sông một đời bình dị mà tỏa sáng nhân cách cao cả: “những hạt bụi vàng lấp lánh đâu đó ở mỗi góc phô' Hà Nội hãy mượn gió mà bay lên cho đất kinh kì chói sáng những áng vàng !”,...
Với nhân vật “tôi”, tác phẩm đã có một điểm nhìn trần thuật rất chân thực, khách quan mà đúng đắn, sâu sắc.
Đề: Quan niệm về con người của Nguyễn Khải trong truyện ngắn Một người Hà Nội.
BÀI VIẾT GỢl ý
Trong văn học Việt Nam giai đoạn hòa bình, xây dựng chủ nghĩa xã hội (1955 - 1964) và giai đoạn kháng chiến chông Mĩ (1965 - 1975), Nguyễn Khải từng nổi lên như là cây bút xông xáo vào hiện thực xây dựng và chiến đấu, khắc họa được nhiều hình mẫu tiêu biểu của con người mới Việt Nam giàu chất lí tưởng, hướng tới mục tiêu chung, hòa nhập với cộng đồng... nhưng vẫn có những nét cá tính sáng tạo riêng: Nguyễn Khải thể hiện năng lực phân tích tâm lí sắc sảo, khai thác vào mô'i quan hệ con người mới - cuộc sông mới để nhận ra khả năng của con người vượt lên và chiến thắng sô' phận bi kịch, có tầm nhìn xa hướng tới tương lai để hãy đi xa hơn nữa. Có lẽ cũng từ góc độ quan tâm đến sô' phận cá nhân trong mổì quan hệ với cộng đồng cho nên ở những trang viết sau 1975, nhà văn đã mở hướng tìm tòi một cách đầy trăn trở về thân phận cá nhân, về những mặt khuất lấp của đời sông con người chưa từng được nói đến một cách “sòng phẳng” trong văn học trước đó, đã đem
đến những phát hiện có tính chất khai phá cho quan niệm nghệ thuật mới về con người trong văn học sau 1975, hướng đến một tinh thần dân chủ hóa trong văn chương.
Trong Một người Hà Nội, Nguyễn Khải viết bằng sự trải nghiệm của chính ông, một người gắn bó Hà Nội, am hiểu sâu sắc nếp sông thanh lịch Tràng An từ chính gia đình ông. Nhân vật bà Hiền là một gương mặt đặc biệt mang những nét tính cách Hà Nội đậm nét. Một con người đã chứng kiến những thay đổi trong suốt những năm tháng Hà Nội chuyển mình từ xã hội tư sản trước cách mạng thành Hà Nội theo mẫu hình xã hội chủ nghĩa. Những cơn trở dạ của lịch sử đã hằn dấu vào tâm tư những người Hà Nội với tất cả những tác động vào nếp sinh hoạt, nhưng dường như nét “bảo thủ” trong tâm hồn Hà Nội không dễ gì chấp nhận sự thay đổi phá vỡ đi nếp sông ngàn năm văn vật. Biệt tài của Nguyễn Khải phát huy rất rõ nét trong tác phẩm này, đó là khả năng lí giải những biến chuyển trong tâm hồn, lí giải mối quan hệ giữa con người và hoàn cảnh. Nhưng có thể thấy sự khác biệt trong cách lí giải của nhà văn từ Mùa lạc viết những năm 1958 - 1960 đến Một người Hà Nội viết vào thập kỉ 90 của thế kỉ XX. Nhân vật chị Đào trong Mùa lạc là con người hòa nhập vào hoàn cảnh cuộc sông mới, vượt qua những mặc cảm thân phận, lột xác hồi sinh, từng bước hòa nhập với cộng đồng. Còn ở Một người Hà Nội, bà Hiền xuất hiện trong tác phẩm là một người dường như không dính dáng những biến động chính trị, nhưng vẫn chịu sự tác động của hoàn cảnh môi trường. Đặt vào bôi cảnh đầy biến động của lịch sử, người phụ nữ ấy vẫn giữ nếp nhà như một cách ứng xử “dĩ bất biến ứng vạn biến”, giữ vẹn cốt cách người Hà Nội. Cùng với thời gian, sự lịch lãm dường như là tích tụ tinh hoa của con người Hà Thành này. Con người trong tác phẩm không nhẹ dạ, cả tin, xốc nổi, sông theo phong trào và cũng không quay lưng với xã hội, sông một cách tỉnh táo cân nhắc. Nguyễn Khải đã lí giải tính cách đặc biệt của bà Hiền từ gốc gác gia đình, miêu tả một cách tỉ mẩn nếp ăn, ở, sinh hoạt mang theo phong thái kiểu cách, sang trọng, luôn đề cao nếp nhà. Nhân vật có lí lịch phức tạp: vừa phong kiến, vừa có hơi hướng tư sản. Nếu xét theo tiêu chí thành phần, thì bà Hiền lại có gốc gác lao động mà nên, mà giàu có một cách lương thiện, một lí lịch rối rắm đến nỗi con cháu trong nhà cũng coi bà là tư sản, một thành phần cần phải lánh xa trong xã hội mới nếu không muôn chuốc lấy phiền toái. Vậy mà, một nhân vật đã từng giao du với giới văn nghệ sĩ Hà Thành nổi tiếng lịch lãm và tài hoa từ khi còn trẻ, đến lúc lập gia đình lại gắn cuộc đời với một ông giáo tiểu học, âu cũng là sự khác lạ trong tính cách, trong quan niệm về tình yêu và hôn nhân. Bà Hiền là một kiểu người hoàn toàn không thích hợp với dòng vãn học ca ngợi cuộc sông mới, con người mới trước kia, nhưng hoàn toàn không phải là một loại nhân vật trở thành đối tượng phê phán của Nguyễn Khải như “cái thời lãng mạn”.
Sông trong môi trường xã hội mới, khi những làn sóng quy chụp lí lịch thành phần, sự đề cao đấu tranh giai cấp luôn là nỗi ám ảnh, tác động vào những người trong gia đình: Ấn cốt để sống, để làm việc, hay hớm gì cái thứ lễ nghi rườm rà của... giai cấp tư sản, đã là tư sản thì không thể tin cậy được thì bà vẫn sông một cách đàng hoàng sang trọng bởi bà tin tưởng: “Tao có bộ mặt tư sản, một cách sông rất tư sản, nhưng lại không bóc lột ai cả thì làm sao thành tư sản được.”. Đó là thái độ bình thản trước hoàn cảnh, bất chấp mọi sự nghi kị thành kiến. Không hẳn mọi tính cách Hà Nội đều là những giá trị, nhưng nhà văn đã khai thác vào mốì quan hệ con người hoàn cảnh theo một cách nhìn mới, không ngần ngại chỉ ra những nét ấu trĩ trong quan niệm của' một thời, chẳng hạn cách thích nghi hoàn cảnh chế độ mới, từ chồng đến con bà Hiền đều gọi “đồng chí” với người cháu đến thăm nhà. Hay cái thái độ ứng xử nhằm “thích ứng” của bà Hiền cũng được diễn tả một cách rõ ràng và táo bạo: “Chế độ này không thích cá nhân làm giàu, chỉ cần họ đủ ăn, thiếu ãp một chút càng hay, thiếu àn là vinh chứ không là nhục, nên tao cũng chỉ cần đủ ăn.”. Những câu văn như thế trong “Một người Hà Nội” là một minh chứng cho sự thay đổi trong quan niệm về con người, của một xu hướng nói thẳng nói thật của văn học thời đổi mới, mà một cách nhìn như vậy trước kia sẽ dễ bị các nhà phê bình quy chụp cho là “mất'lập trường”. Nhân vật bà Hiền là một mẫu hình của người Hà Nội với tất cả sự lịch lãm khôn ngoan nhưng không đến nỗi lạnh lùng duy lí: Mọi sự mọi việc đều được các bà ấy tính toán trước cả. Và luôn luôn tính đúng vì không có lòng tự ái, sự ganh đua, tính thời thượng chen vô. Không có cả sự lãng mạn hay mơ mộng vớ vẩn. Đã tính là làm, đã làm là không thèm để ý đến những đàm tiếu của thiên hạ. Đó là cách sông biết rõ giá trị và khả năng của mình, nhưng không phải là lối sông ích kỉ, bo bo vun vén cho riêng mình theo chủ nghĩa cá nhân tư sản hoàn toàn.
Nhà văn còn khai thác nét tính cách nhân vật khi đặt vào trong những giờ phút trọng đại có ý nghĩa sông còn với dân tộc để người đọc biết đến một sự thực tâm hồn những người mẹ trong thời chiến tranh. Trong văn học trước 1975, có lẽ những hoàn cảnh tiễn người thân ra trận sẽ được khai thác tập trung vào cảm hứng sử thi, ca ngợi hình ảnh người ra đi tươi vui, người ở nhà tin tưởng và lời hẹn trở về trong chiến thắng vinh quang. Nguyễn Khải đã không diễn tả theo đường mòn cũ mà cho chúng ta nhìn thấy một sự thật về con người trong thời chiến. Người mẹ ấy đã chấp nhận cho đứa con đầu ra mặt trận, trong một tâm trạng thật đặc biệt như bao bà mẹ khác. Khi người cháu hỏi: “Cô bằng lòng cho em đi chiến đấu chứ ?”, bà đã nói ra một sự thật: “Tao đau đớn mà bằng lòng, vì tao không muôn nó sống bám vào sự hi sinh của bạn bè. Nó dám đi cũng là biết tự trọng.”. Xét cho cùng, đó cũng là lòng tự trọng của một người mẹ, của một người ý thức rõ trách nhiệm công dân của mình, trong thời điểm những năm đất nước có chung một tâm hồn, một gương mặt. Không chỉ có vậy, cả người con trai thứ hai hừng hực khí thế thanh niên thời đại đòi lên đường, bà cũng có một cách ứng xử thể hiện rõ phẩm cách một người mẹ hiểu rõ tâm tư thế hệ con cháu: “Tao không khuyên khích, cũng không ngăn cản, ngăn cản tức là bảo nó tìm đường sông để các bạn nó phải chết, cũng là một cách giết chết nó”. Nhà văn không chỉ khai thác hình tượng người mẹ thời chiến dưới một góc nhìn mới, mà còn thấy được sự ảnh hưởng lan truyền thế hệ, khi lòng tự trọng dân tộc đã hòa quyện niềm tự hào nếp nhà, để những đứa con sông xứng đáng với niềm tự hào của mẹ. Cái tinh tế trong đời sông tình cảm của người Hà Nội chính là thái độ biết chia sẻ trước đau thương mất mát của người mẹ khác. Trong giờ phút hân hoan mừng chiến thắng, điều xúc động lại chính là nỗi đau thấm thìa được phát biểu qua câu nói của Dũng - con bà Hiền, người lính can trường trở về trong vinh quang nhưng hiểu rõ giá trị của sự hi sinh, khi sáu trăm sáu mươi người trai Hà Nội ra đi chỉ trở về hơn bôn chục người, khi người bạn thân nằm lại chiến trường ngay trước giờ chiến thắng: “Cháu biết nói thế nào với một bà mẹ có con hi sinh, mà bạn của con mình lại vẫn còn sống, sông đến bây giờ, đến hôm nay”. Đó là giá trị nhân bản của cuộc chiến đấu, được tính bằng máu ! Không thể vì niềm hân hoan hội ngộ, vinh quang chiến thắng mà được phép quên đi ! Nguyễn Khải đã khai thác vào một góc khuất của chiến tranh mà trước đó văn học ta mới chỉ khai thác cái hùng tráng mà chưa nói nhiều về bi kịch của từng gia đình, từng số phận trong chiến tranh. Vào thời điểm ấy, cách nhìn của nhà văn đã có sự chuyển hướng so với văn học giai đoạn trước, hướng đến với cái bình thường.
Bà Hiền đã giữ nếp nhà bất di bất dịch suốt một đời người. Đó thực chất là cái mà nhà văn đã từng tâm niệm: Nói cho cùng, để sông được hàng ngày tất nhiên phải nhờ vào những giá trị tức thời. Nhưng sông cho có phẩm hạnh, có cốt cách nhất định phải dựa vào những giá trị bền vững. {Nguyễn Khải, Tuyển tập tiểu thuyết, NXB Hội Nhà văn, Hà nội, 1999). Giá trị văn hóa ấy kết tụ trong một người phụ nữ vô danh, bình thường cũng đã kết tụ tầng sâu văn hoá đất kinh kì xưa. Ngay cả khi cơn lốc dữ dội của nền kinh tế thị trường làm xói mòn đi nếp sông của Hà Nội ngàn năm văn vật thì cũng không thể làm lay chuyển ý thức của những con người luôn tin vào giá trị văn hóa bền vững của Hà Nội không thể mất đi. Chỉ ra những nét tính cách phức tạp nhưng hết sức hợp lí của một người phụ nữ bình thường, Nguyễn Khải đã đề cao nét đẹp văn hóa Hà Nội ẩn chứa trong nhân vật bà Hiền. Từ lời ăn tiếng nói, cách giáo dục con cháu thể hiện sự nền nã và nghiêm khắc: “Chúng mày là người Hà Nội thì cách đi đứng nói năng phải có chuẩn, không được sông tùy tiện buông tuồng (...) Tao chỉ dạy chúng nó biết tự trọng, biết xấu hổ còn sau này muôn sông sao thì tùy” đến cách sông biết tổ chức trật tự và làm sang trọng con người: từ ăn, mặc, ở hàng ngày đến những thú chơi tỉ mẩn gọt củ thủy tiên đón giao thừa của người Hà Nội xưa từng được Nguyễn Tuân ca ngợi, bà Hiền là biểu tượng không chỉ của một thời vàng son đã qua của Hà Nội mà còn là hiện thân của vãn hóa Tràng An đứng vững trong bao đảo điên thường nhật. Có thể tính cách bà Hiền còn những điều phải bàn cãi để đi đến một sự nhận diện có tiêu biểu cho tính cách người Hà Nội gốc hay không, nhưng như nhà văn khẳng định: Với người già, bất kể ai, cái thời đã qua luôn luôn là thời vàng son. Mỗi thê' hệ đều có thời vàng son của họ. Hà Nội thì không thế. Thời nào nó cũng đẹp, một vẻ đẹp riêng cho một lứa tuổi. Không những thế, ông còn bày tỏ thái độ ca ngợi con người biết trân trọng những giá trị tâm linh, như cây si cổ thụ 
đền Ngọc Sơn vẫn vững chãi qua thời gian. Dẫu có lúc bị bật gốc, nhung nhờ những con người còn biết lưu giữ những giá trị đích thực của quá khứ mà cây cổ thụ đã được hồi sinh. Những giá trị văn hóa bền vững không bao giờ mất đi, mà như nhà văn ước ao những giá trị ấy sẽ hóa thân vào hiện tại: “Bà già vẫn giỏi quá, bà khiêm tôn và rộng lượng quá. Một người như cô phải chết đi thật tiếc, một hạt bụi vàng của Hà Nội rơi xuống chìm sâu vào lớp đất cổ. Những hạt bụi vàng lấp lánh đâu đó ở mỗi góc phô' Hà Nội hãy mượn gió mà bay lên cho đất kinh kì chói sáng những ánh vàng.”.
Quan niệm nghệ thuật về con người của Nguyễn Khải đã xuất phát từ góc nhìn văn hóa, khắc phục bệnh sơ lược một chiều trong cách nhìn con người cá nhân của văn học giai đoạn trước đó. Điều đó làm nên khuynh hướng sáng tác chủ đạo của Nguyễn Khải trong thời đổi mới, bộc lộ một thái độ tỉnh táo điềm tĩnh của nhà văn trong việc soi chiếu vào những ngóc ngách đời thường muôn mặt.
Qua tác phẩm Một người Hà Nội, chúng ta có thể nhận ra sự chuyển hướng rõ nét trong quan niệm nghệ thuật về con người của nhà vân Nguyễn Khải cũng như của văn học thời đổi mới. Quan niệm ấy đưa văn học xích gần đến với những giá trị đích thực của cuộc sông, của con người, trên tinh thần dân chủ và nhân bản, có sức khái quát chân thực về đời sống và con người.
Đề: Với văn chương, có gì khác nhau giữa hai xu hướng: khắc họa sô' phận cá nhân trong lịch sử (trọng tâm là phản ánh lịch sử) và khắc họa lịch sử qua sô' phận cá nhân (trọng tâm phản ánh là con người) ? Phân tích xu hướng khắc họa (phản ánh) của truyện Một người Hà Nội ?
GỢIÝ
Văn chương khắc họa số phận cá nhân trong lịch sử thì bình diện đặt lên hàng đầu, trọng tâm phản ánh là lịch sử, là những vấn đề của cuộc sống trong một thời kì lịch sử nhất định.
Văn chương khắc họa lịch sử qua số phận cá nhân thì trọng tâm phản ánh là con người, là đặc điểm, là bản chất, cách ứng xử của con người trong những tình thê' lịch sử nhất định.
Truyện Một người Hà Nội theo xu hướng thứ hai. Truyện tập trung khắc họa nhân vật trung tâm là cô Hiền với những với những chặng đường đời song hành cũng những chặng đường dài, những biến động lớn lao của đất nước, ơ đây, một quá trình lịch sử của dân tộc Việt Nam (từ thời trước Cách mạng đến thời kì đổi mới sau năm 1975) đã được soi sáng qua sô' phận, cách ứng xử của một cá nhân bình thường. Nhà văn đã có những khám phá sâu sắc về bản chất của nhân vật trên dòng lưu chuyển của hiện thực lịch sử: Ịà một con người, cô Hiền luôn giữ gìn phẩm giá, nhân cách; là một công dân, cô chỉ làm những gì có lợi cho đất nước, vì vận mệnh sông còn của đất nước; là một người Hà Nội, cô đã góp phần'làm rạng rỡ thêm cái cô't cách, cái truyền thông của một Hà Nội anh hùng và hào hoa.