Soạn bài Tuyên ngôn độc lập (Hồ Chí Minh, 1945)

  • Tuyên ngôn độc lập (Hồ Chí Minh, 1945) trang 1
  • Tuyên ngôn độc lập (Hồ Chí Minh, 1945) trang 2
  • Tuyên ngôn độc lập (Hồ Chí Minh, 1945) trang 3
  • Tuyên ngôn độc lập (Hồ Chí Minh, 1945) trang 4
  • Tuyên ngôn độc lập (Hồ Chí Minh, 1945) trang 5
  • Tuyên ngôn độc lập (Hồ Chí Minh, 1945) trang 6
  • Tuyên ngôn độc lập (Hồ Chí Minh, 1945) trang 7
  • Tuyên ngôn độc lập (Hồ Chí Minh, 1945) trang 8
TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
Hồ Chí Minh
KIÊN THỨC Cơ BẢN
Giới thiệu
Hoàn cảnh ra đời
Tuyên ngôn Độc lập được Hồ Chí Minh viết tại căn nhà số 48 Hàng Ngang (Hà Nội), ngay sau ngày Cách mạng tháng Tám thành công. Ngày 2 - 9 - 1945, tại quảng trường Ba Đình, Người thay mặt Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đọc bản Tuyên ngôn Độc lập trước hàng chục vạn đồng bào.
Lúc này, cuộc Chiến tranh thế giới lần II vừa kết thúc. Quân Đồng minh tiến hành việc giải giáp quân đội Nhật. Ớ nước ta, quân đội Quốc dân đảng Trung quốc, phía sau là đế quô'c Mĩ, đang ngấp nghé tiến vào miền Bắc; còn quân đội Pháp, nấp sau lưng quân đội Anh, tiến vào miền Nam với ý đồ tái chiếm Việt Nam. Thực dân Pháp tung ra luận điệu: Đông Dương (trong đó có Việt Nam) vốn là thuộc địa của Pháp nhưng bị Nhật tranh giành, nay Nhật đã bị đánh bại, Đông Dương đương nhiên lại thuộc quyền của Pháp.
Đối tượng: Bản Tuyên ngôn Độc lập không những hướng tới đồng bào cả nước, mà còn hướng tới nhân dân toàn thế giới - và trước hết là các nước Đồng minh.
Mục đích: Bản Tuyên ngôn Độc lập không chỉ là lời tuyên bố quyền tự do độc lập của dân tộc Việt Nam mà còn nhằm bác bỏ luận điệu xảo trá của thực dân Pháp, tranh thủ sự đồng tình của dư luận quốc tế.
Bố cục: Văn bản gồm 3 phần:
a) Phần mở đầu (từ đầu đến chối cãi được): nêu nguyên lí chung: Tất cả mọi người và các dân tộc đều có quyền bình đẳng, quyền được sông, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.
h) Phần thứ hai (Từ Thế mà đến hai lần cho Nhật): chứng minh nguyên lí: Thực dân Pháp là người làm trái nguyên lí (tô' cáo tội ác mọi mặt của thực dân Pháp đối với nhân dân ta); nhân dân ta là người làm đúng nguyên lí: đã đốì xử nhân đạo với người Pháp, đã đứng lên giành chính quyền từ tay Nhật để lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Phần cuối: Nêu ý nghĩa của bản Tuyên ngôn Độc lập, kêu gọi nhân dân thế giới ủng hộ quyền độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam để dẫn đến lời tuyên bô' với thê' giới về quyền độc lập, tự do thiêng liêng và bất khả xâm phạm của dân tộc Việt Nam.
Tính logic, chặt chẽ của lập luận được thể hiện như sau: từ nguyên lí chung làm cơ sở lí luận dẫn đến những thực tế cần chứng minh để cuối cùng đi đến phần tuyên ngôn - cái đích, luận điểm kết luận của bài viết.
Đọc - Hiểu văn bản
Tuyên ngôn Độc lập là một áng văn chính luận mẫu mực ngắn gọn, súc tích, hệ thông lập luận chặt chẽ, đanh thép, lời lẽ hùng hồn và đẩy sức thuyết phục.
Phần mở dầu: nêu nguyên lí chung
Mở đầu áng văn, tác giả nêu lên một tiền đề có ý nghĩa vô cùng quan trọng, tạo cơ sở pháp lí vững chắc cho bản tuyên ngôn bằng cách trích dẫn hai bản tuyên ngôn nổi tiếng của thế giới: Tuyên ngôn Độc lập của Mĩ (1776) và Tuyền ngôn Nhân quyển và Dân quyền của Pháp (1791). Cả hai bản tuyên ngôn ấy đều khẳng định quyền con người, đặc biệt nhấn mạnh quyền tự do và quyền bình đẳng của con người. Từ đó, Bác suy rộng ra quyền dân tộc: “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sôhg, quyền sung sướng và quyền tự do”.
Việc trích dẫn nói trên có hiệu quả lớn lao, cụ thể là:
+ Tạo được một cơ sở pháp lí vững chắc cho bản tuyên ngôn để khẳng định quyền dân tộc là “một lẽ phải không ai chối cãi được”.
+ Dùng chiến thuật gậy ông đập lưng ông để ràng buộc các nước Đồng minh. + Thể hiện thái độ trân trọng kế thừa tinh hoa văn hóa nhân loại, đề cao truyền thông bình đẳng, nhân đạo, tư tưởng dân chủ tiến bộ của nhân dân hai
nước Mĩ và Pháp lúc bấy giờ, tranh thủ được sự ủng hộ của nhân dân thế giới.
+ Đặt cả ba bản tuyên ngôn ngang bằng nhau, bộc lộ sâu sắc niềm tự hào dân tộc.
Tư tưởng của Hồ Chí Minh về quyền dân tộc là một đóng góp mới mẻ cho lịch sử tư tưởng nhân loại và đặc biệt có ý nghĩa to lớn đối với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Một nhà văn hóa nước ngoài đã thừa nhận: “Công hiến nổi tiếng của Cụ Hồ Chí Minh là ở chỗ Người đã phát triển quyền lợi của con người thành quyền lợi của dân tộc. Như vậy, tất cả mọi dân tộc đều có quyền tự quyết định lấy vận mệnh của mình” Từ chỗ vận dụng và suy rộng ra đó, tác giả đã khẳng định mạnh mẽ quyền độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam. Vì khi quyền tự do, bình đẳng ấy là của một dân tộc thì dĩ nhiên dân tộc ấy cũng là một dân tộc độc lập, tự do. Đây là sự khẳng định có lí lẽ, logic, đầy sức thuyết phục như tác giả đã kết lại phần nguyên lí: “Đó là những lẽ phải không ai chổi cãi được”.
Phần hai: chứng minh nguyên lí
Trên cơ sở khẳng định quyền dân tộc, tác giả lần lượt bác bỏ từng điểm trong luận điệu xảo trá của thực dân Pháp đang âm mưu chiếm lại Việt Nam bằng cách tố cáo tội ác của chúng ở Việt Nam. Thực dân Pháp đã làm trái nguyên lí mà tổ tiên chúng nêu ra, chúng lợi dụng lá cờ tự dó, bình đẳng, bác ái để hòng che giấu những hành động đó. Bản tuyên ngôn đã lật tẩy bộ mặt xảo quyệt, tàn bạo của chúng bằng những lí lẽ xác đáng và những sự thật lịch sử không thể chốỉ cãi được. Một đoạn văn dài đã tố cáo hùng hồn, đanh thép tội ác nhiều mặt của thực dân Pháp đối với nhân dân ta bằng giọng văn hùng biện, đầy sức thuyết phục.
Tội ác của thực dân Pháp được khái quát trong một câu văn: “Thế mà hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa”.
Tiếp theo là một đoạn văn vạch trần tội ác của thực dân Pháp: “Về chính trị... vô cùng tàn nhẫn”. Sức mạnh của đoạn vãn là những dẫn chứng cụ thể, xác thực, toàn diện và tiêu biểu. Sự thật lịch sử không thể chối cãi được: đó là những tội ác về chính trị và về kinh tế của thực dân Pháp đối với nhân dân ta trong hơn 80 năm qua như: “không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào”; “lập ra nhà tù nhiều hơn trường học”; “tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu”; “bóc lột dân ta đến xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều”; làm cho “hơn hai triệu đồng bào ta bị chết đói”; “trong 5 năm, chúng ta đã bán nước ta hai lần cho Nhật”;...
Tất cả được nói lên bằng một giọng văn tố cáo hùng hồn và đanh thép qua cách nêu liên tiếp, dồn dập những tội ác của thực dân Pháp, qua lôi viết khẳng định, được nhấn mạnh bằng 14 điệp từ “chúng” tạo ra'sức thuyết phục mạnh mẽ đôi với người đọc. Việc dùng từ chính xác, có hình ảnh cũng góp phần làm nên hiệu quả nghệ thuật cho đoạn văn nghị luận: thế mà (từ nốì), trái hẳn (tính từ khẳng định), quỳ gối đầu hàng, mở cửa nước ta rước Nhật, không hảo hộ được ta (động từ mang ý nghĩa mỉa mai, châm biếm).
Bên cạnh đó, phép điệp kiểu câu cũng góp phần tạo nên giọng vãn đanh thép, dồn nén cả lòng khinh bỉ và sự căm thù. Nếu thực dân Pháp rêu rao rằng chúng có công “khai hoằ” Việt Nam, đem “văn minh” và “tự do, bình đẳng, bác ái” đến cho người Việt Nam thì Bác vạch rõ rằng chúng đàn áp tự do, thi hành chính sách ngu dân, làm cho nòi giống ta suy nhược, dân ta nghèo nàn thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều. Thực dân Pháp cho rằng Việt Nam là đất “bảo hộ” của chúng, Bác lại vạch trần “trong 5 năm, chúng đã bán nước ta hai lần cho Nhật”. Khi Pháp từ chối cộng tác với Việt Minh chông Nhật, thậm chí còn thẳng tay khủng bô" Việt Minh, thì đó cũng là lúc Pháp đã thực sự từ bỏ quyền sở hữu thuộc địa ở Việt Nam.
Bằng những sự thực lịch sử, tác giả đã khẳng định Việt Nam không còn là thuộc địa của Pháp từ mùa thu năm 1940, và đến năm 1945 “dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp”. Tác giả bày tỏ niềm tự hào về cuộc đấu tranh bền bỉ, sáng ngời chính nghĩa và nhân đạo của nhân dân ta, bằng những câu văn dồn dập liên tiếp nhau mang âm hưởng mạnh mẽ, sảng khoái, liệt kê những thắng lợi lớn lao của cách mạng Việt Nam.
Phần cuối: lời tuyên bố chính thức
Đến đây, tác giả đã hoàn toàn đủ cơ sở (cả về pháp lí lẫn sự thật lịch sử) để khẳng định quyền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam. Nền độc lập dân tộc đã thực sự được xác lập với sự ra đời của một quốc gia mới, một chính phủ mới.
Cuôĩ cùng là lời tuyên bô' chính thức với thế giới: Nước Việt Nam có quyển hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy. Lời tuyên bô' ngắn gọn, đanh thép và hùng hồn, thể hiện sâu sắc tinh thần và ý chí quyết hi sinh của toàn dân tộc để bảo vệ độc lập tự do.
Giá trị lịch sử và văn học của bản Tuyên ngôn
Giá trị lịch sử: Tuyên ngôn Độc lập là một ván kiện lịch sử có giá trị to lớn: là áng văn mở nước của thời đại cách mạng yô sản: tuyên bô' chấm dứt gần 100 năm chê' độ thực dân, hơn 1000 năm chê' độ phong kiến ở nước tà, và mở ra kỉ nguyên độc lập, tự do của dân tộc.
Trước Tuyển ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh, lịch sử Việt Nam đã có hai áng văn được xem như hai bản Tuyên ngôn Độc lập của dân tộc: Nam quốc sơn hà (tương truyền của Lí Thường Kiệt ở thê' kỉ XI) và Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi ở thế kỉ XV. Hai bản “Tuyên ngôn Độc lập” thời phong kiến tuy mang hào khí anh hùng của dân tộc nhưng chỉ mới giải quyết được nhiệm vụ độc lập cho dân tộc chứ chưa giải quyết được nhiệm vụ dân chủ cho nhân dân (nước nhà được độc lập nhưng nhân dân vẫn bị trói buộc, bị áp bức bóc lột của chính quyền phong kiến từ Trung ương đến địa phương). Đó là do hạn chế của lịch sử.
Bản Tuyẽn ngôn Đậc lập của Hồ Chí Minh vừa giải quyết được nhiệm vụ độc lập dân tộc, lại giải quyết được nhiệm vụ dân chủ cho nhân dân (Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa), tức là bên cạnh chữ Độc -lập lại có thêm chữ Tự do, để mở ra một kỉ nguyên mới cho đất nước: kỉ nguyên Độc lập, Tự do. Đó là tư tưởng lớn, chân lí của thời đại mà sau này, Bác đã đúc kết trong cầu nói nổi tiếng: Không có gì quý hơn độc lập, tự do (Lời kêu gọi toàn quốc chống Mĩ, 17 - 7 - 1966).
Bản tuyên ngôn đã khẳng định mạnh mẽ chủ quyền độc lập dân tộc và ý chí bảo vệ độc lập dân tộc của nhân dân ta.
Giá trị văn học
Tuyên ngôn Độc lập là một bài văn chính luận mẫu mực với lập luận chặt chẽ, đanh thép, lời lẽ hùng hồn, mang tính chiến đấu mạnh mẽ và đầy sức thuyết phục.
Tuyên ngôn Độc lập kết tinh lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc, sáng ngời chính nghĩa, phát huy truyền thông của văn tuyên ngôn trong lịch sử văn chương Việt Nam.
Ý chí và khát vọng độc lập, tự do của nhân dân Việt Nam qua bản “Tuyên ngôn Độc lập” và qua tấm lòng của người viết
Ý chí và khát vọng độc lập, tự do được nói lên trong toàn văn bản, từ phần nêu nguyên lí chung đến phần chứng minh nguyên lí ấy, nhưng rõ nhất là trong phần tuyên ngôn ở cuô'i văn bản, đặc biệt là ở hai đoạn văn: “Một dân tộc đã gan góc... phải được độc lập !”; “Nước Việt Nam có quyền... giữ vững quyền tự do, độc lập ẩy”. Lời lẽ trong hai đoạn văn này hùng hồn, đanh thép, tràn đầy tự hào và niềm tin của tác giả.
Đây là lời của vị lãnh tụ cách mạng vĩ đại Hồ Chí Minh. Hơn ai hết, Bác là người con yêu nước sô' một-của dân tộc Việt Nam, suốt đời đi tìm hình của Nước (đi tìm độc lập, tự do cho dân tộc), Bác đã thấu hiểu khát vọng và tin tưởng sắt đá vào ý chí quyết tầm giữ vững nền độc lập, tự do của nhân dân ta, vì vậy mà lời Bác chính là ý dân. Và ở đây, Người đã nói lên khát vọng và ý chí ấy của nhân dân ta một cách thật hào hùng, mãnh liệt, đầy niềm tin. Những đoạn văn tâm huyết đó đã có tác dụng động viên, khích lệ mạnh mẽ đồng bào cả nước ta trong công cuộc đấu tranh giữ gìn và bảo vệ độc lập, tự do của dân tộc.
Qua bản Tuyên ngôn Độc lập, người đọc cảm nhận được tấm lòng của Bác thể hiện trên từng câu chữ và nhất là trong giọng văn vừa thiết tha, vừa hùng hồn, đanh thép. Đó là tấm lòng của một người yêu nước nồng nàn và tự hào dân tộc mãnh liệt, mang khát vọng độc lập, tự do với ý chí quyết tâm giữ vững quyền độc lập, tự do ấy. Tấm lòng của Bác đã làm nên chất văn cho tác phẩm, khiến “Tuyên ngôn-Độc lập” không chỉ là văn bản chính luận mẫu mực mà còn là một áng văn xúc động lòng người.
c. Tổng kết
Tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh là văn kiện lịch sử tuyén bố trước đồng bào trong nước và cả thế giới về việc chấm dứt chế độ thực dân, phong kiến ở nước ta, đánh dấu kỉ nguyên độc lập, tự do của nước Việt Nam mới.
Tác phẩm là một áng văn chính luận mẫu mực: lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, ngôn ngữ hùng hồn, vừa tố cáo mạnh mẽ tội ác của thực dân Pháp, ngăn chặn âm mưu tái chiếm nước ta của các thế lực thù địch và các phe nhóm cơ hội quốc tế, vừa bộc lộ tình cảm yêu nước, thương dân và khát vọng độc lập, tự do cháy bỏng của tác giả và toàn dân tộc.
ĐỀ VĂN LUYỆN TẬP	
Đềi Vì sao có thể nói bản Tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một văn bản chính luận mẫu mực và cũng là một áng văn xúc động lòng người ?	
gỢi ý
Tuyên ngôn Độc lập là một văn bản chính luận mẫu mực
Lập luận chặt chẽ, thông nhất trong toàn bài.
Luận điểm, luận cứ, luận chứng không ai chô'i cãi được.
Giọng văn hùng hồn, đanh thép, đầy sức thuyết phục.
Tuyên ngôn Độc lập còn là một áng văn xúc động lòng người
Sự xúc động ấy xuất phát từ tấm lòng của người viết: tấm lòng yêu nước nồng nàn và tự hào dân tộc mãnh liệt của một con người mang khát vọng độc lập, tự do và ý chí quyết tâm giữ vững quyền tự do, độc lập ấy. Điều này đã làm nên chất văn của tác phẩm, khiến cho bài nghị luận không khô khan mà tràn đầy hơi thở cuộc sông của một dân tộc đã đứng lên giành quyền sông, quyền sung sướng và quyền tự do. Chất văn đó đã khiến cho Tuyên ngôn Độc lập có giọng điệu vừa tha thiết vừa hùng hồn đanh thép, rung động mạnh mẽ tấm lòng mọi người dân khi nghe Người đọc áng vãn mở nước này. Tô' Hữu đã từng ghi lại cái phút giây giao hòa, cộng hưởng thiêng liêng đó giữa lãnh tụ và quần chúng:
Người đọc Tuyên ngôn... Rồi chợt hỏi:
“Đồng bào nghe tôi nói rõ không ?”
Ôi câu hỏi, hơn một lời kêu gọi Rất đơn sơ, mà ấm bao lòng !
Cả muôn triệu một lời đáp: “Có !”
Như Trường Sơn say gió biển Đông Vâng, Bác nói, chúng con nghe rõ Mỗi tiếng Người mang nặng núi sông.
(Theo chân Bác)
Đề: Tuyên ngôn Độc lập có giọng văn hùng biện và sức thuyết phục cao đô'i với người đọc. Theo anh (chị), giọng văn hùng biện đó thể hiện rõ nhất ở đoạn nào ? Nêu và phân tích hiệu quả nghệ thuật của nó.
GỢI Ý
Tuyên ngôn Độc lập là một áng văn hùng biện có sức thuyết phục cao đôĩ với đồng bào trong nước và người nước ngoài, kể cả bọn đế quốc thực dân đang lăm le chuẩn bị trở lại xâm lược nước ta. Có thể kể ra nhiều đoạn hùng biện trong văn bản (như đoạn mở đầu, đoạn tô' cáo tội ác của thực dân Pháp,...), nhưng tiêu biểu nhất là đoạn Bác nêu lên ý chí độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam để đi đến lời tuyên bô' trịnh trọng với thê' giới ở cuối tác phẩm: “Toàn dân Việt Nam [...] giữ vững quyền tự do, độc lập â'y”.
ơ đây, lòng yêu nước nồng nàn và lòng dân tộc mãnh liệt đã nâng ngòi bút nghị luận tài ba của Người lên một tầm cao để Người viết ra những câu văn nghị luận giàu chất hùng biện, có sức thôi thúc mạnh mẽ lòng người.
“Chúng tôi tin rằng các nước Đồng minh đã công nhận những nguyên tắc dân tộc bình đẳng ở các Hội nghị Tê-hê-rãng và Cựu Kim Sơn, quyết không thể không công nhận quyền độc lập của dân Việt Nam.
Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh chông phát xít mấy năm nay, dân' tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập !”.
Hiệu quả nghệ thuật của đoạn vãn là sức cuô'n hút, sức truyền cảm mạnh mẽ, tạo'ra những rung động thiêng liêng giữa Ý Bác và Lòng Dần trong một mối đồng cảm sâu xa về Đất Nước và Dân Tộc của mình khi lịch sử đã sang trang mới.
TƯ LIỆU THAM KHẢO
Ngày 27 tháng 8 năm 1945, Thường vụ Trung ương họp. Rồi Hội đồng Chính phủ họp bàn nhiều công việc quan trọng, trong đó có việc tổ chửc lễ tuyên bố độc lập vào ngày 2 tháng 9 năm 1945. Chủ tịch Hồ Chí Minh phụ trách thảo bản Tuyên ngôn Độc lập.
Mọi việc chuẩn bị ngày lễ độc lập đều gấp rút, đều quan trọng. Nhưng gấp rút nhất, quan trọng nhất là dự thảo bản Tuyên ngôn Độc lập. Từ Nam quốc sơn hà thế kĩ XI đời Lý, Bình Ngô đại cáo thế kỉ thứ XV đời Lê, đến Tuyền ngôn Độc lập thời đại Hồ Chí Minh thế kỉ XX, khoảng cách dài gần 10 thế kỉ, ngót nghìn năm.
Kể từ ngày thứ ba, 28 tháng 8 năm 1945 ấy, tức là ngày 21 tháng 7 Ất Dậu, Chủ tịch Hồ Chí Minh tập trung vào việc soạn thảo Tuyên ngôn Độc lập.
Trên gác hai nhà 48 Hàng Ngang, trong một căn phòng rộng mà chủ nhà làm phòng ăn, ở giữa kế một cái bàn dài to, quanh bàn có tám ghế tựa đệm mềm là nơi Bác Hồ thường làm việc với các đồng chí trong Thường vụ Trung ương Đảng. Cuối phòng, sát tường phía sau, kê một chiếc bàn tròn mà Bác cùng chúng tôi thường ăn sáng. Bác hay ngồi suy nghĩ và đánh máy bên chiếc bàn con kê sát tường góc phía trong. Mặt bàn hình vuông, bọc da xanh màu lá mạ, vừa đủ để tập giấy bút và chiếc máy chữ nhỏ mang từ chiến khu về. Bác trầm ngâm suy nghĩ phác thảo Tuyên ngôn Độc lập.
Nửa đêm hôm ấy, tôi chợt thức giấc, thấy Bác vẫn ngồi chăm chú làm việc. Hà Nội sau một ngày sôi động đang đi vào yên tĩnh. Đêm mùa thu, trên căn gác thoáng rộng, không khí mát lành. Tôi trở dậy, bước thật nhẹ ra phía hành lang, nhìn xuống đường. Ban ngày, phô' Hàng Ngang náo nhiệt, chật chội. Giờ đây rộng vắng giữa đêm khuya. Hai đường ray tàu điện chạy thành hai vệt thẳng, đen nhánh. Trước mỗi căn nhà dọc phô', cờ đỏ sao vàng sẫm lại trong đêm. Một tô'p tự vệ mặc quần soóc, đầu đội mũ ca-lô, đang đi tuần dọc phô', bóng dáng hiên ngang.
Chỉ mới cách đó hơn một tuần, Hà Nội còn là một thành phô' bảo hộ, mật thám như rươi, thoáng thấy màu cờ đỏ là cả bộ máy cai trị của kẻ thù lồng lên như thú dữ. Thê' mà giờ đây cờ đỏ phấp phới bay khắp phô' phường. Đêm ấy, lãnh tụ Nguyễn Ái Quô'c đang ngồi giữa lòng Hà Nội .soạn thảo Tuyên ngôn Độc lập, mở đầu một kỉ nguyên mới cho dân tộc: kỉ nguyên độc lập, tự do. Thật là kì diệu. Cách mạng là một sự kì diệu. Và chính Người, từ Nguyễn Ái Quốc đến Hồ Chí Minh, đã cùng với toàn dân làm nên điều kì diệu đó. Từ buổi nhen nhóm phong trào cách mạng, tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên ra đời vào năm 1925, do chính Người sáng lập, để năm năm sau, chính đảng đầu tiên của giai cấp công nhân Việt Nam bước lên vũ đài chính trị. [...]
Chiều ngày 31 tháng 8 năm 1945, Bác bảo đưa cho Bác xem sơ đồ địa điểm tổ chức míttinh và nhắc Ban tổ chức chú ý cả nơi vệ sinh cho đồng bào và dặn nếu trời mưa thì kết thúc sớm hơn, tránh cho đồng bào bị mưa ướt, nhất là đối với các cụ già và các cháu nhỏ.
Chiều ngày 2 tháng 9 năm 1945, trên quảng trường Ba Đình, một quang cảnh vừa náo nhiệt, vừa xúc động. Khi Cụ Hồ vừa xuất hiện trước máy phóng thanh, thì cả quảng trường âm vang tiếng hô:
Cụ Hồ Chí Minh muôn năm !
Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn năm !
Và khi Chủ tịch Hồ Chí Minh sang sảng cất tiếng đọc Tuyên ngôn Độc lập thì cả biển người im phăng phắc lắng nghe [...]
Đọc được một đoạn, Cụ Hồ bỗng dừng lại, đưa cặp mắt âu yếm nhìn toàn thể đồng bào, cất tiếng hỏi:
Đồng bào nghe rõ tiếng tôi không ?
Tiếng đáp lại liền ngay như sấm:
Có !
Người dân và Chủ tịch nước bỗng trở nên gần gũi và vô cùng thân thiết.
Càng về cuối bản Tuyên ngôn Độc lập, giọng Cụ Hồ càng âm vang, như cuôn hút mọi người. [...]
Cùng với ngày 2 tháng 9 năm 1945, bản Tuyền ngôn Độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc trước quô'c dân đồng bào, là một môc son chói lọi trên con đứờng dài đâu tranh dựng nước và giữ nước suốt mấy nghìn năm của dân tộc Việt Nạih.
Bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1945 của nước Việt Nam cũng là một mốc lớn quan trọng của dân tộc. Đó thực sự là lời tuyên bô đanh thép về sự cáo chung của chế độ thuộc địa dưới mọi hình thức. Đồng thời nó cũng báo hiệu sự mở đầu của một thời đại mới, thời đại trỗi dậy của các dân tộc nhược tiểu đứng lên làm chủ vận mệnh của mình. Trước đó hai mươi năm, nhà yêu nước Nguyễn Ái Quô'c đã có Bản án chê' độ thực dân Pháp. Nhưng lúc đó, Người mới là đại biểu dân thuộc địa. Bây giờ, chính Người và cả dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Người sẽ thi hành bản án ấy. Và như chúng ta đã biết, bản án đã được thực hiện bằng chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy địa cầu chín năm sau đó.
Vũ Kỳ
Thư kí giúp việc Bác Hồ từ năm 1945 đến năm 1969 Nguyên Giám đốc Bảo tàng Hổ Chí Minh (Trích Nhớ mãi những phút giây đầu tiên)