Soạn bài Thuốc (Lỗ Tấn, 1919)

  • Thuốc (Lỗ Tấn, 1919) trang 1
  • Thuốc (Lỗ Tấn, 1919) trang 2
  • Thuốc (Lỗ Tấn, 1919) trang 3
  • Thuốc (Lỗ Tấn, 1919) trang 4
  • Thuốc (Lỗ Tấn, 1919) trang 5
HỌC NƯỚC NGOÀI
THUỐC
Lỗ Tấn
A. Giới thiệu
1. Lỗ Tấn (1881 - 1936), tên khai sinh là Chu Chương Thọ, sau đổi lại là Chu Thụ Nhân, là nhà văn cách mạng Trung Quốc. Bóng dáng của ông bao trùm cả văn đàn Trung Quốc thế kỉ XX. Nhà thơ nổi tiếng Trung Quốc là Quách Mạt Nhược từng nói: “Trước Lỗ Tấn, chưa hề có Lỗ Tấn; sau Lỗ Tấn, có vô vàn Lỗ Tấn”.
Quê ông ở phủ Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang, miền Đông Nam Trung Quốc. Bút danh của Lỗ Tấn là ghép từ họ mẹ (bà Lỗ Thụy) và chữ Tấn Hành nghĩa là: Đi nhanh lên !. Năm 13 tuổi, chứng kiến cảnh người cha lâm bệnh, vì không có thuôc mà chết, ông ôm ấp nguyện vọng học nghề thuốc. Nhờ học giỏi, ông nhận được học bổng của Nhật, ông chọn học ngành Y để chữa chạy cho những người nghèo, ốm mà không có thuốc, chết vì ngu dôt và mê tín,... như cha mình. Đang học dở Trường Cao đẳng Y khoa Tiên Đài (Sendhai) thì ông đột ngột thay đổi chí hướng. Một lần xem phim, ông thấy những người Trung Quốc khỏe mạnh hăm hở đi xem quân Nhật chém một người Trung Quốc làm gián điệp cho quân Nga (thời kì chiến tranh Nga - Nhật, 1901 - 1905). Ông bỗng giật mình mà nhận ra rằng: Chữa bệnh thể xác không quan trọng bằng chữa bệnh tinh thần. Và thế là ông chuyển sang làm văn nghệ.
Thời trẻ, Lỗ Tấn đã nhiều lần đổi nghề để tìm một con đường công hiến cho tương lai của dân tộc: từ nghề khai thác mỏ đến hàng hải rồi nghề y, và cuối cùng làm văn nghệ để thức tỉnh quốc dân đồng bào. Con đường gian nan để chọn ngành nghề của Lỗ Tấn vừa mang đậm dấu ấn lịch sử Trung Hoa thời cận hiện đại vừa nói lên tâm huyết của một người con ưu tú của dân tộc.
Làm văn nghệ, ông dùng ngòi bút để phanh phui các “căn bệnh tinh thần” của quốc dân, lưu ý mọi người tìm phương thuốc chạy chữa. Ông đã hát cho đồng bào mình nghe bài hát lạc điệu của chính họ, chỉ cho họ thấy những bước đi sai nhịp trên con đường tiến về tương lai.
Toàn bộ sáng tác của ông, chủ yếu là 3 tập truyện ngắn, 16 tập tạp văn (bình luận chính trị, xã hội, văn nghệ) đều tập trung phê phán các căn bệnh tinh thần khiến cho quốc dân mê muội, tự thỏa mãn “ngủ say trong một cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ”, tiêu biểu là các truyện AQ chính truyện, Thuốc, Cầu phúc, Cố hương, Nhật kí người điên, Khổng Ầt Kỉ, Tiếc thương những -ngày đã mất,...
Chủ đề phê phán quốc dân tính trong sáng tác của ông càng trở nên sâu sắc, thấm thìa, vì nhà văn đã viết theo thái độ tự phê phán nghiêm khắc. Nếu cả một dân tộc thực sự tự nhận thức được như nhà văn thì họ sẽ trở nên vô địch. Sự vươn mình vĩ đại của dân tộc Trung Hoa ngày càng chứng tỏ điều đó.
Người Việt Nam đầu tiên đọc Lỗ Tấn chính là Bác Hồ. Ngay từ tuổi thanh niên, Người đã thích đọc Lỗ Tấn bằng tiếng Trung Quốc và trong cả cuộc đời hoạt động cách mạng, không chỉ một lần Người nêu gương Lỗ Tấn.
Truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn viết năm 1919 (đúng vào lúc cuộc vận động Ngũ tứ - 4/5/1919 - bùng nổ), về sau được in chung trong tập Gào thét (1922). Nói về căn bệnh “đớn hèn” của dân tộc Trung Hoa do nhân dân thì chìm đắm trong mê muội, lạc hậu mà người cách mạng thì hoàn toàn xa lạ với nhân dân, nhà vãn muốn cảnh báo: Người Trung Quốc cần suy nghĩ nghiêm túc về một phương thuốc để cứu nguy cho dân tộc.
B. Đọc - hiểu văn bản
Tóm tắt cốt truyện
Vợ chồng Hoa Thuyên - chủ quán trà, có con trai bị bệnh lao. Nhờ người mách, trời vừa mờ sáng, lão Hoa Thuyên đã tìm tới pháp trường mua bánh bao tẩm máu tử tù vừa bị chết chém mang về làm thuốc chữa bệnh lao cho con trai. Trong lúc thằng cu Thuyên đang ăn thuốc thì quán trà cũng dần đông khách. Trong sô' khách sáng hôm ấy có Cả Khang, người đã bán cho lão Thuyên chiếc bánh bao tẩm máu. Đám khách uô'ng trà bàn tán về Hạ Du - người tử tù vừa bị chết chém. Hạ Du là chiến sĩ cách mạng kiên cường, nhưng chẳng ai hiểu gì về anh ta, mọi người đều cho Hạ Du là điền, là kẻ làm giặc.
Năm sau, vào tiết Thanh minh, mẹ Hạ Du và bà Hoa Thuyên cùng đến bãi tha ma viếng con. Phương thuốc kì quái là chiếc bánh bao tẩm máu người đã tỏ ra vô hiệu trước căn bệnh nan y, thằng cu Thuyên vẫn chết vì bệnh lao. Mộ của nó rất gần mộ Hạ Du, chỉ cách nhau một con đường mòn nhỏ hẹp. Bà Hoa Thuyên đã bước qua con đường mòn để đến bên bà mẹ Hạ Du, và hai bà mẹ mất con đồng cảm với nhau. Cả hai người đều kinh ngạc khi thấy trên mộ Hạ Du có một vòng hoa, hoa trắng hoa hồng xen lẫn nhau, nằm khoanh trên nấm mộ khum khum... Hoa không nhiều lắm, xếp thành vòng tròn tròn, không lấy gì làm đẹp, nhưng cũng chỉnh tề. Bà mẹ Hạ Du cứ lẩm bẩm: “Thế này là thế nào nhỉ ?”. Kết thúc truyện là hình ảnh con quạ xòe đôi cánh, nhún mình, rồi như một mủi tên, vút bay thẳng về phía chân trời xa.
về nhan đề truyện và mục đích sáng tác
Tên truyện Thuốc (nguyên văn là Dược) đã phản ảnh một quá trình suy tư sâu sắc của Lỗ Tấn. Nhà văn không có ý định và cũng không đặt ra vấn đề ‘hốc thuốc” cho xã hội. Nhan đề truyện đã nói lên dụng ý khai sáng của nhà văn. ít ra nó có ba tầng nghĩa:
* Tầng ngoài cùng là phương thuốc truyền thống chữa bệnh lao - một phương thuốc u mê ngu muội tương tự phương thuốc quái dị mà ông thầy lang
bốc cho bô' Lỗ Tấn năm xưa - Bánh bao tẩm máu người. Chi tiết ấy cũng đã ám ảnh tâm hồn nhà khai sáng Lỗ Tấn từ rất lâu. Trong Nhật kí người điên viết trước Thuốc một năm, mượn lời người điên, tác giả đã nhắc đến chuyện: “Năm ngoái trên tỉnh có tên phạm nhân bị chém, còn có một người mắc bệnh lao, lấy bánh bao chấm máu ăn”. Bánh bao châm máu người, nghe như chuyện thời trung cổ, nhưng vẫn xảy ra ở nước Trung Hoa trì trệ, đình đôn và tự thỏa mãn. Vậy thì tầng nghĩa thứ nhất - nghĩa đen của tên truyện là: thuốc chữa bệnh lao. Bài thuôc mà bố mẹ thằng Thuyên nâng niu, trân trọng coi là của báu để cứu mạng thằng con “mười đời độc đinh” rô't cuộc không cứu được nó, mà ngược lại, đã giết chết nó. Với tầng nghĩa này, chủ đề tư tưởng của truyện chỉ có thể là chống mê tín dị đoan.
* Nhưng tên truyện còn có hàm nghĩa sâu xa hơn. Cùng lúc với truyện Thuốc, Lỗ Tấn viết bài tạp văn Ngày nay chúng ta làm cha như thế nào ?. Trong bài này, Lỗ Tấn đã lên án gay gắt chế độ gia trưởng nặng nề của Trung Quốc và đặt ra vấn đề phải để cho thế hệ trẻ có quyền độc lập suy nghĩ, quyền quyết định tương lai của mình. Chính bô' mẹ thằng Thuyên đã áp đặt cho nó một phương thuốc quái quỷ mà họ trân trọng như thuô'c tiên. Rồi cả đám người trong quán trà cũng sai lầm một cách vô tư như vậy. Tên truyện đo đó có một tầng nghĩa thứ hai, một tầng nghĩa sâu hơn, mang tính khai sáng, đó là thuốc này là thuốc độc, mọi người phải giác ngộ ra rằng cái gọi là thuốc chữa bệnh được sùng bái vòn là thuốc độc. Người Trung Quốc phải tỉnh giấc, không được ngủ mê mãi trong cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ.
c. Liều thuốc độc ấy trớ trêu thay lại được pha chế bằng máu của người cách mạng, một người cách mạng dũng cảm, hiên ngang, xả thân vì nghĩa lớn, đổ máu cho sự nghiệp giải phóng nhân dân, trong đó có những người như bô' mẹ thằng Thuyên, như ông Ba, như bác Cả Khang,... Thê' mà những con người ấy lại dửng dưng, mua máu người cách mạng để chữa bệnh, chẳng khác gì mua máu súc vật. Sự trớ trêu này gợi cho người đọc phải suy nghĩ. Vì đâu quần chúng mê muội như vậy ? Trong bài tạp văn Cát, Lỗ Tấn đã nói đến bệnh rã rời của quốc dân, chẳng khác gì đĩa cát, rã rời đến mức cái tay không cảm thấy nỗi đau của cái chân. Tên truyện do đó có một tầng nghĩa thứ ba: Phải tìm một phương thuốc làm cho quần chúng giác ngộ cách mạng và làm cho cách mạng gắn bó với quần chúng. Hiểu được tầng nghĩa thứ ba này chính là đã tiếp cận tư tưởng chủ đề của tác phẩm. Đâu là phương thuôc chữa bệnh rã rời của quốc dân? - Lỗ Tấn chỉ mới đặt câu hỏi mà chưa có câu trả lời. Buổi nhận đường của Lỗ Tấn cũng trải qua biết bao gian nan, thậm chí khổ muộn. Mặc dù ông có đầy đủ quyết tâm và dũng khí; mặc dù ông đã từng cảm nhận nỗi quạnh hiu, cô đơn của dũng sĩ múa kích một mình trên sa mạc', mặc dù ông vẫn tự cổ vũ: Trên mặt dắt vốn không có đường đi, người đi nhiều thì sê thành đường, nhưng cũng chính ông đã từng thâm thìa nỗi đau: Trên đời khổ nhất là tỉnh mộng rồi mà không có đường đi.
Nhân vật Hạ Du - hình ảnh tượng trưng cho những người cách mạng Tân Hợi
Qua nhân vật Hạ Du, Lỗ Tấn đã bày -tỏ sự kính trọng và lòng thương cảm sâu sắc đối với những chiến sĩ tiên phong của cách mạng Tân Hợi.
Truy điệu Hạ Du cũng là truy điệu Thu cẩn và cả một lớp người cách mạng giác ngộ sớm, cô đơn và bị những người đang ngủ mê gọi là diên. Thu Cẩn - bạn đồng hương của Lỗ Tấn - là nhà nữ cách mạng tiên phong thời cận đại, từng du học ở Nhật, tham gia cách mạng rồi bị trục xuất về nước, lập tờ Trung Quốc nữ báo đầu tiên tuyên truyền bình đẳng nam nữ, chông phong kiến quân phiệt. Bà tham gia chuẩn bị khởi nghĩa với Từ Tích Lân rồi bị bắt và bị hành hình lúc 32 tuổi (1875 - 1907). Nơi bà bị hành hình là cổ Hiên Đình Khẩu trong thành Thiệu Hưng mà Lỗ Tấn cho thấp thoáng ẩn hiện trong tác phẩm.
Hạ Du nằm trong hệ thống các nhân vật giác ngộ sớm đi trước buổi bình minh mà quần chúng ngủ mê gọi là điển. Hạ Du dũng cảm, hiên ngang, xả thân vì nghĩa lớn, nhưng lại rất cô đơn, không ai hiểu việc anh làm, đến nỗi mẹ anh cũng gào khóc kêu anh chết oan. Quần chúng mua máu anh làm thuốc chữa bệnh cũng là lẽ tự nhiên. Nhưng muôn thực hiện lí tưởng trời đất nhà Thanh là của chúng ta của Hạ Du thì phải làm gì ? Nói cách khác, lục này cách mạng giải phóng dân tộc phải là một cuộc cách mạng như thế nào thì Lỗ Tấn cũng chưa rõ. Ông đang hướng về cách mạng vô sản. Bài tạp văn Thánh võ (vua sáng nghiệp) được ồng viết năm 1918, trong đó ông nhiệt liệt ca ngợi Cách mạng tháng Mười Nga như là bình minh của kỉ nguyên mới, ca ngợi những dũng sĩ cách mạng lấy máu đào dập tắt ngọn lửa, lấy xương thịt làm cùn gươm giáo là một minh chứng. Trong truyện Thuốc, ông để cho hai bà mẹ có con chết chém và con chết bệnh bước qua con đường mòn cô' hữu đến gặp nhau và cùng sững sờ trước vòng hoa trên mộ người cách mạng. Nhà văn vẫn vững tin vào tiền đồ cách mạng, ông nói với mọi người rằng máu người tử tù đã thức tỉnh một bộ phận quần chúng; đã có người hiểu được cái chết vinh quang của họ và nguyện bước tiếp bước chân khai phá của họ.
“Nhưng truyện không đặt nhân vật cách mạng vào vị trí chủ yếu mà chỉ đặt ở tuyến ngầm phía sau. Điều này có dụng ý sâu sắc: Khi quần chúng chưa giác ngộ thì máu của người cách mạng đổ ra thật vô nghĩa, không được ai chú ỷ. Truyện đặt số đông quần chúng chưa được giác ngộ vào vị trí chủ yếu để chỉ rõ rằng, mục đích của tác phẩm vẫn là vạch trần sự đầu độc của tư tưởng phong kiến, nhằm thức tỉnh quần chúng đang mê muội” (Lâm Chí Hạo, Truyện Lỗ Tấn).
Thuốc vừa là tiếng Gào thét để trợ uy cho những dũng sĩ đang bôn ba trong chốn quạnh hiu, vừa là sự bộc bạch tâm huyết của một ngòi bút lạc quan tin tưởng.
Vòng hoa và niềm lạc quan của tác giả
Trong lời tựa viết cho tuyển tập tự chọn và tự đặt tên là Gào thét (1922), Lỗ ’ Tấn tâm sự: “[...] đã gào thét thì tất nhiên phải gào thét theo lệnh tướng [..JTrong truyện “Thuốc”, bỗng dưng tôi thêm một vòng hoa trên nấm mộ Hạ Du, [...] bởi vì vị chủ tướng lúc bấy giờ chủ trương không để cho người ta đi đến chỗ tiêu cực. Còn tôi, tôi cũng không muốn đem nỗi quạnh hiu mà mình cho là đau khổ lây sang những bạn trẻ đang ôm ấp mộng đẹp như tôi hồi niên thiếu [...]”.
Đứng trước vòng hoa bất ngờ xuất hiện, bà mẹ người tử tù cứ lẩm bẩm một câu hỏi: Thế này là thế nào ?. Nhà văn Nguyễn Tuân đặc biệt trân trọng chi tiết này. Câu hỏi vừa nói lên sự bàng hoàng sửng sốt, vừa ẩn giấu một niềm vui vì có người hiểu con mình (chứng cớ là liền sau đó bà mới gào khóc, rồi lại khẩn cầu cho con quạ chứng nghiêm) và hàm chứa một đòi hỏi phải có câu trả lời.
Qua hình ảnh vòng hoa trên mộ Hạ Du, tác giả bày tỏ sự cảm phục đôi với người chiến sĩ cách mạng, đồng thời mong muốn và tin tưởng quần chúng trong tương lai sẽ giác ngộ cách mạng.
Tính dận tộc và sắc thái mới mẻ của truyện
Với một chủ đề tư tưởng như vậy, Thuốc đã có nội dung của một truyện dài. Nó dồn nén sự quan sát, nghiền ngẫm của nhà văn về xã hội Trung Quốc, về con người Trung Quốc, về con đường giải phóng dân tộc. Đó là một chủ đề sâu sắc, thể hiện phong cách của nhà văn - nhà tư tưởng Lỗ Tái.
Truyện Thuốc có được sự cô đọng, súc tích truyền thôhg của truyện cổ Trung Hoa mà Lỗ Tấn đã dày công nghiên cứu.
Truyện Thuốc tiêu biểu cho bút pháp của Lỗ Tấn: từ cách đặt tên cho đến cách dẫn truyện, cách xây dựng hình tượng và kết cấu tác phẩm đều dung dị mà trầm lắng, sâu xa.
c. Tổng kết
Lỗ Tấn được tôn vinh là “linh hồn dân tộc” vì nhà văn đã đau nỗi đau của dân tộc Trung Hoa thời cận đại: nhân dân thì “ngủ say trong một cái nhà hộp bằng sắt”, còn người cách mạng thì “bôn ba trong chốn quạnh hiu”.
Cô đọng và súc tích, “Thuốc” là một truyện ngắn mang kích thước của một truyện dài.