Soạn bài Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu, 1983)

  • Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu, 1983) trang 1
  • Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu, 1983) trang 2
  • Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu, 1983) trang 3
  • Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu, 1983) trang 4
  • Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu, 1983) trang 5
  • Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu, 1983) trang 6
  • Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu, 1983) trang 7
  • Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu, 1983) trang 8
CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA
Nguyễn Minh Châu
I. KIẾN THỨC Cơ BẢN
Giới thiệu
Nguyễn Minh Châu (1930 - 1989), quê ở Nghệ An. Năm 1950, ông gia nhập quân đội.
Năm 1954, ông bắt đầu viết truyện ngắn. Một số truyện ngắn đầu tay ấy sau này được tập hợp trong tập Những vùng trời khác nhau (1970). Tài năng văn học của Nguyễn Minh Châu thực sự được khẳng định trong cuộc kháng chiến chống Mĩ với các tiểu thuyết Cửa sông (1967), Dấu chân người lính (1972).
Từ đầu thập kỉ tám mươi của thế kỉ hai mươi, Nguyễn Minh Châu là một trong những cây bút tiên phong trong công cuộc đổi mới văn học.
Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa (1983) in trong tập truyện ngắn cùng tên (1987), thể hiện rõ nét phong cách tự sự - triết lí của Nguyễn Minh Châu.
Với ngôn từ dung dị đời thường, truyện kể lại chuyên đi thực tế của một nghệ sĩ nhiếp ảnh và những chiêm nghiệm sâu sắc cửa ông về nghệ thuật và cuộc đời.
Đọc - hiểu văn bản
Phát hiện thứ nhất của nhân vật nghệ sĩ nhiếp ảnh đầy thơ mộng
Để có tấm lịch nghệ thuật về thuyền và biển theo yêu cầu của trưởng phòng, Phùng đã tới một vùng biển từng là chiến trường cũ của anh, đã dự tính bô" cục, đã phục kích mấy buổi sáng để chộp được một cảnh thật ưng ý. Giây phút ấy đã tới, đôi mắt nhà nghề của người nghệ sĩ đã phát hiện ra một vẻ đẹp írờỉ cho trên mặt biển mờ sương, vẻ đẹp mà cả đời bấm máy có lẽ anh chỉ có diễm phúc bắt gặp được một lần: trước mặt tôi là một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ. Mũi thuyền in một nét'mơ hồ lòe nhòe vào bầu sương mù màu trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào. Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum, đang hướng mặt vào bờ. Tất cả khung cảnh ấy nhìn qua những cái mắt lưới (...), toàn bộ khung cảnh từ đường nét đến ánh sáng đều hài hòa và đẹp (...), tôi tưởng chính mình vừa khám phá thấy cái chân lí của sự hoàn thiện, khám phá thấy cái khoảnh khoắc trong ngần của tâm hồn”. Niềm hạnh phúc của người nghệ sĩ chính là cái hạnh phúc của khám phá và sáng tạo, của sự cảm nhận cái đẹp tuyệt diệu. Dường như trong hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa giữa trời biển mờ sương, anh đã bắt gặp cái tận thiện, tận mĩ, thấy tâm hồn mình như được gột rửa, trở nên thật trong trẻo, tinh khôi bởi cái đẹp hài hòa, lãng mạn eủa cuộc đời.
Phát hiện thứ hai của nhân vật nghệ sĩ nhiếp ảnh lại đầy nghịch lí
Phát hiện thứ hai bất ngờ và trớ trêu như trò đùa quái ác của cuộc sông. Phùng đã từng có cái khoảnh khắc hạnh phúc tràn ngập tâm hồn mình do cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh vừa mang lại, anh đã từng chiêm nghiệm bản thân cái đẹp chính là đạo đức, vậy mà hóa ra đằng sau cái đẹp toàn bích mà anh vừa bắt gặp trên mặt biển xa lại chẳng phải là đạo đức, là chân lí của sự hoàn thiện. Anh đã chứng kiến từ chiếc thuyền ngư phủ đẹp như trong mơ ấy bước ra một người đàn bà xấu xí, mệt mỏi và cam chịu; một lão đàn ông thô kệch, dữ dằn, độc ác, coi việc đánh vợ như một phương cách để giải tỏa những uất ức, khổ đau. Phùng đã từng là người kính cầm súng chiến đấu để có vẻ đẹp thanh bình của thuyền biển mêng mông, anh không thể chịu được khi chứng kiến cảnh lão đàn ông đánh vợ một cách vô lí và thô bạo. Nhưng anh chưa kịp xông ra thì thằng Phác, con lão đàn ông, đã kịp tới để che chở cho người mẹ đáng thương. Chỉ đến lần thứ hai, khi lại phải chứng kiến cảnh ấy, Phùng mới thể hiện được bản chất người lính không thể làm ngơ trước sự bạo hành của cái ác. Lão đàn ông đánh trả, Phùng bị thương, anh được đưa về trạm y tế của tòa án huyện, ồ đó có chánh án Đẩu, bạn chiến đấu cũ của anh. Phùng cay đắng nhận thấy những cái ngang trái, xấu xa, những bi kịch' trong gia đình thuyền chài kia đã là thứ thuốc rửa quái đản làm những'thước phim huyền diệu mà anh dày công chụp được bỗng hiện hình thật khủng khiếp, ghê sợ.
Câu chuyện của người đàn bà hàng chài
Câu chuyện của người đàn bà hàng chài ở tòa án huyện là câu chuyện về sự thật cuộc đời, nó giúp những người như Phùng và Đẩu hiểu được nguyên do của những điều tưởng như vô lí. Bề ngoài đó là một người đàn bà quá nhẫn nhục, cam chịu, bị chồng thường xuyên hành hạ, đánh đập thật khôn khổ ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng, Nấy mà vẫn nhất quyết gắn bó với lão đàn ông vũ phu ấy. Chỉ qua những lời giãi bày thật tình của người mẹ đáng thương đó mới thấy nguồn gô'c mọi sự chịu đựng, hi sinh của bà là tình thương vô bờ đôi với những đứa con: “... đám đàn bà hàng chài ở thuyền chúng tôi cần phải có người đàn ông để chèo chông khi phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sắp con nhà nào cũng trên dưới chục đứa... phải sông cho con chứ không thể sông cho mình...”. Nếu hiểu sự việc một cách đơn giản, chỉ yêu cầu người đàn bà bỏ chồng là xong. Nhưng nếu nhìn vấn đề một cách thấu suốt sẽ thấy suy nghĩ và xử sự của bà là không thể khác được. Trong khổ đau triền miên, người đàn bà ấy vẫn chắt lọc được những niềm hạnh phúc nhỏ nhoi: “Vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no...”; “ở trên thuyền cũng có lúc vợ chồng con cái chúng tôi sôhg hòa thuận, vui vẻ”; “Ông trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con, rồi nuôi con cho đến khi khôn lớn...”. Qua câu chuyện của người đàn bà, ta càng thấy rõ: không thể dễ dãi, đơn giản trong việc nhìn nhận mọi sự việc, hiện tượng của cuộc sống.
Cách xây dựng cốt truyện - tạo tình huống
Ở tác phẩm này, nét độc đáo trong xây dựng cốt truyện của Nguyễn Minh Châu là cách tạo tình huống mang ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống. Nếu coi tình huông là sự kiện có ý nghĩa bộc lộ mọi mô'i quan hệ, bộc lộ khả năng ứng xử, thử thách phẩm chất, tính cách, đôi khi tạo ra những bước ngoặt trong tư tưởng, tình cảm, trong cuộc đời con người, thì với Phùng, việc chứng kiến lão đàn ông đánh vợ là một sự kiện như thế. Trước đó, Phùng nhìn đời bằng con mắt của một nghệ sĩ. Anh rung động, say mê trước vẻ đẹp trời cho của thuyền biển sớm mai. Chính trong giây phút tâm hồn thăng hoa những cảm xúc lãng mạn nhất, anh bất ngờ chứng kiến đôi vợ chồng từ con thuyền thơ mộng bước xuống, rồi lão đàn ông đánh vợ một cách dã man và vô lí.
Tình huống đó được lặp lại một lần nữa, Phùng không chỉ chứng kiến người đàn bà nhẫn nhục chịu đựng mà còn thấy được thái độ, hành động của chị em thằng Phác trước sự hung bạo của cha với mẹ. Từ đó đến cuối truyện, Phùng đã có một cách nhìn đời khác hẳn. Anh thấy rõ những cái ngang trái trong gia đình thuyền chài ấy, hiểu sâu thêm bản chất người đồng đội (Đẩu) của mình và hiểu thêm chính mình.
Tình huống truyện đã được Nguyễn Minh Châu đẩy lên cao trào và ngày càng xoáy sâu hơn nữa để phát hiện tính cách con người, phát hiện sự thật cuộc đời.
Ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật
Ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật trong truyện ngắn này cũng rất đáng chú ý.
Người kề chuyện ở đây là nhân vật Phùng, hay nói đúng hơn, đó là sự hóa thân của tác giả vào nhân vật Phùng. Việc chọn người kể chuyện như thế đã tạo ra một điểm nhìn trần thuật sắc sảo, tăng cường khả năng khám phá đời sống của tình huô'ng truyện, lời kể chuyện trở nên khách quan, chân thật, giàu sức thuyết phục.
Ngôn ngữ các nhân vật phù hợp với đặc điểm tính cách của từng người:
+ Giọng điệu lão đàn ông thật thô bỉ, tàn nhẫn với những từ ngữ đầy vẻ tục tằn, hung bạo;
+ Những lời của người đàn bà thật dịu dàng và xót xa khi nói với con, thật đớn đau và thấu trải lẽ đời khi nói về thân phận của mình ;
+ Những lời của Đẩu ở tòa án huyện rõ là giọng điệu của một người tốt bụng, nhiệt thành,...
Việc sử dụng ngôn ngữ rất linh hoạt, sáng tạo như thế đã góp phần khắc sâu thêm chủ đề - tư tưởng của truyện ngắn.
c. Tổng kết
Từ câu chuyện về một bức ảnh nghệ thuật và sự thật cuộc đời đằng sau bức ảnh, truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” mang đến một bài học đúng đắn về cách nhìn nhận cuộc sống và con người: một cách nhìn đa diện, nhiều chiểu, phát hiện ra bản chất sự thật sau vẻ ngoài đẹp đẽ của hiện tượng.
Cách khắc họa nhân vật, xây dựng cốt truyện, sử dụng ngôn ngữ rất linh hoạt, sáng tạo đã góp phần làm nổi bật chủ đề - tư tưởng của tác phẩm.
ỊÌ. ĐỂ VĂN LUYỆN TẬP	2	
I Đềi Hãy tóm tắt cốt truyện của truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa.
GỢl Ý
Để có thể xuất bản một bộ lịch nghệ thuật về thuyền và biển thật ưng ý, trưởng phòng đề nghị nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng đi thực tế chụp bổ sung một bức ảnh với cảnh biển buổi sáng có sương mù. Phùng đi tới một vùng biển từng là chiến trường cũ của anh thời chông Mĩ, anh muôn nhân chuyên đi ghé thăm Đẩu - người bạn chiến đấu năm xưa, giờ đang là chánh án tòa án huyện. Phùng đã “phục kích” mấy buổi sáng mà chưa chụp được bức ảnh nào. Sau gần một tuần lễ suy nghĩ, tìm kiếm, Phùng quyết định thu vào tờ lịch tháng bảy năm sau cảnh thuyền đánh cá thu lưới lúc bình minh. Phùng đã chụp được một bức ảnh thật đẹp và toàn bích. Nhưng anh không ngờ chính từ chiếc thuyền ngoài xa thật đẹp ấy lại bước xuông một đôi vợ chồng hàng chài và lão đàn ông thẳng tay quật vợ chỉ để giải tỏa nỗi uất ức, buồn khổ của mình. Phùng chưa kịp xông ra can ngăn thì thằng Phác, con lão hàng chài, đã kịp tới để che chở cho người mẹ đáng thương. Biết Phùng chứng kiến sự tàn bạo của cha mình, thắng bé Phác đâm ra căm ghét anh. Ba hôm sau,' cũng trong làn sương sớm, Phùng lại chứng kiến cảnh lão đàn ông đánh vợ, cảnh cô chị gái tước đoạt con dao găm mà thằng em trai định dùng làm vũ khí để bảo vệ mẹ. Không thể nén chịu hơn được nữa, Phùng xông ra buộc lão đàn ông phải chấm dứt hành động độc ác. Lão đàn ông đánh trả, Phùng bị thương, anh được đưa về trạm y tế cửa tòa án huyện. Ớ đấy, anh đã nghe câu chuyện của người đàn bà hàng chài với bao sự cảm thông và ngỡ ngàng, ngạc nhiên. Anh hiểu được người đàn bà ấy dù bị đánh đập tàn bạo đến đâu cũng cần có chồng, cần một người đàn ông sức vóc trên chiếc chuyền ngoài biển khơi để kiếm sống nuôi đàn con. Phùng thấm thìa một chân lí: không thể đơn giản và sơ lược khi nhìn nhận mọi hiện tượng của cuộc đời.
Đềĩ Nhân vật nào trong truyện để lại cho anh (chị) ấn tượng sâu sắc nhất ? Vì sao ?
GỢl ý
Cảm nghĩ về nhân vật người đàn bà hàng chài:
Tác giả chỉ gọi là “người đàn bà” một cách phiếm định. Tuy không có tên tuổi cụ thể, chỉ là một người vô danh như biết bao người đàn bà vùng biển khác, nhưng số phận con người ấy lại được tác giả tập trung thể hiện và được người đọc quan tâm nhất trong truyện ngắn này.
Trạc ngoài bôn mươi, thô kệch, rỗ mặt, lúc nào cũng xuất hiện với khuôn mặt mệt mỏi, người đàn bà ấy gợi ấn tượng về một cuộc đời nhọc nhần, lam lũ. Bị chồng thường xuyên đánh đập, hành hạ thật khôn khổ ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng, bà vẫn thầm lặng chịu đựng mọi đớn đau’ không hề kêu một tiếng, không chống trả, không tìm cách trốn chạy. Bà coi đó là lẽ đương nhiên, chỉ đơn giản bởi trong cuộc mưu sinh đầy cam go trên chiếc thuyền ngoài biển xa cần có một người đàn ông khỏe mạnh và biết nghề, chỉ vì những đứa con của bà cần được sông và lớn lên. Qua những lời giãi bày thật tình của người mẹ đáng thương đó mới thấy nguồn gốc mọi sự chịu đựng, hi sinh của bà là tình thương vô bờ đôi với những đứa con: “... đám đàn bà hàng chài ở thuyền chúng tôi cần phải có người đàn ông để chèo chông khi phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sắp con nhà nào cũng trên dưới chục đứa., phải sông cho con chứ không thể sống cho mình...”. Suy nghĩ ấy khiến bà đủ sức âm thầm chịu đựng mọi nỗi khôn khổ: ... tình thương con cũng như nỗi đau, cũng như cái sự thâm trầm trong việc hiểu thấu các lẽ đời hình như mụ chẳng bao giờ để lộ rõ rệt ra bề ngoài. Một sự cam chịu nhẫn nhục như thế thật đáng để chia sẻ, cảm thông. Thấp thoáng trong người đàn bà ấy là bóng dáng của biết bao người phụ nữ Việt Nam nhân hậu, bao dung, giàu lòng vị tha, đức hi sinh.
Đề: Hình ảnh con người tác giả qua truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa.
GỢIÝ
Khi đọc một câu tác phẩm truyện, ta luôn thấy bên dưới câu chuyện đang được kể là câu chuyện thứ hai, đó là câu chuyện về tính cách, con người và cuộc đời nhà văn. Ở truyện Chiếc thuyền ngoài xa, có cảm giác trong hình ảnh nhân vật Phùng như thấp thoáng bóng dáng của chính tác giả - nhà vãn Nguyễn Minh Châu.
Đó là một con người tài hoa, một nghệ sĩ say mê nghệ thuật, yêu cái đẹp và rung động tinh tế trước mọi vẻ đẹp của cuộc sông và con người.
Say mê mà tỉnh táo, nhà văn ấy còn có cái nhìn sắc sảo, luôn cố gắng phát hiện những giá trị đích thực của nhân cách con người, đào sâu vào các tầng vỉa của hiện tượng để khám phá bản chất đích thực của đời sông, ý thức sâu sắc nghệ thuật chân chính luôn tồn tại và phát triển trong mối quan hệ gắn bó với cuộc đời và vì cuộc đời.
Đó cũng là một người chiến sĩ nhiệt thành, kiên quyết trong đấu tranh loại bỏ những cái xấu, cái ác, tất cả để con người ngày càng hoàn thiện và cuộc đời ngày càng đẹp tươi.
Đề: Bình luận những đổi mới trong quan niệm về con người của Nguyễn
Minh Châu trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa.	
BÀI VIẾT GỢl ý
Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa là một biểu hiện của xu hướng tìm tòi khám phá trong văn của Nguyễn Minh Châu, trở về với đời thường, với mảnh đất miền Trung cằn cỗi và cơ cực, đau đáu đi tìm câu hỏi cho những phận người trong cuộc sông đời thường tràm đắng ngàn cay. Trên tinh thần quyết liệt đổi mới, Nguyễn Minh Châu đã lây con người làm đối tượng phản ánh thay cho hiện thực đời sông. Mặc dù không phủ nhận văn chương gắn với cái chung, với cộng đồng nhưng Nguyễn Minh Châu còn muôn thể hiện một quan niệm văn chương trước hết phải là câu chuyện của con người, với muôn mặt phức tạp phong phú, với tất cả chiều sâu.
Hiện thực của tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa không phải là bức tranh hoành tráng của mảnh đất chiến trường xưa A So từng ghi dấu bao chiến công, cũng không phải là những con người tạc dáng đứng hào hùng của mình vào lịch sử. Nhân vật Phùng trở về với mảnh đất từng chiến đâu, một người lính nãm xưa giờ là phóng viên ảnh trở về ghi lại những vẻ đẹp cuộc sông đời thường cho bộ ảnh lịch quê hương đất nước, phản ánh cuộc sông lao động khỏe khoắn tươi rói của những con người dựng xây đất nước, đi tìm vẻ đẹp bí ẩn của màn sương buổi sáng bổ sung cho tấm ảnh lịch hoàn chỉnh (!). Thế nhưng, những gì anh chứng kiến đã khiến anh' và những người bạn của mình nhận ra một sự thật gắn với cuộc sông của những người dân chài lam lũ: Cuộc sổng cứ lênh đênh khắp cả một vùng phá mênh mông. Cưới xin, sinh con đẻ cái, hoặc lúc nhắm mắt cũng chỉ trên một chiếc thuyền. Xóm giềng không có. Quê hương bản quán cả chục cây sô' trời nước chứ klióng cố kết vào một khoảnh đất nào. Từ cuộc sông ấy, những bi kịch tiềm ẩn khiến con người phải ngỡ ngàng. Một câu chuyện đơn giản nhưng đã chứa đựng những phát hiện mới mẻ hàm chứa quan niệm văn chương hướng về con người của Nguyễn Minh Châu. Nếu chỉ nghĩ suy một cách xuôi chiều đơn giản, cuộc sông khi có ánh sáng cách mạng sẽ đổi đời cho số phận người lao động, sẽ xóa tan những bi kịch đè nặng lên kiếp người. Thế nhưng Nguyễn Minh Châu đã chỉ rõ cho chúng ta: cách mạng không phải giải quyết bi kịch trong một sớm một chiều, con người vẫn phải đốì diện với những bi kịch đời mình, dung hòa với nó. Cách lí giải về con người của Nguyễn Minh Châu còn ẩn chứa những suy ngẫm về số phận dân tộc phải trải qua những khổ đau để đôi diện với hiện thực bao thách thức.
Người nghệ sĩ nhiếp ảnh đi tìm những vẻ đẹp đích thực của cuộc sôhg, ngỡ như anh đã phát hiện ra một khung cảnh thật đáng yêu đáng ca tụng, hướng người xem về cái đẹp có thể làm quên đi những phiền não cuọc sông: “Qua khuôn hình ánh sáng, tôi đã hình dung thấy trước nh&ng tấm ảnh nghệ thuật của tôi sẽ là vài ba chiếc mũi thuyền và một cẳnh đan chéo của những tấm lưới đọng đầy những giọt nước, mỗi. mắt lưới sẽ là một nốt nhạc trong bản hòa tấu ánh sáng và bóng tốì, tượng trưng cho khung cảnh bình minh là một khoảng sáng rực rỡ đến mức chói mắt, trong khoảng sáng đó sẽ hiện lên trong tầm nhìn thật xa những đường nét của thân hình một người đàn bà đang cúi lom khom, sải cánh tay thật dài về phía trước kéo tấm lưới lên khỏi mặt nước, và phía sau lưng người đàn bà, hình một ngư phủ và một đứa trẻ đứng thẳng trên đầu mũi thuyền, dùng lực toàn thân làm đòn bẩy nâng bổng hai chiếc gọng lưới chĩa thẳng lên trời”. Và những người dân vùng biển ấy hiện lên thật đáng yêu, đáng ca ngợi: cuộc sông lao động đầm ấm khoẻ khoắn, những con người gặp gỡ thật đáng yêu... Tất cả những ấn tượng ấy sẽ không bị phá vỡ nếu như không có sự xuất hiện của chiếc thuyền ngoài xa. Người đàn ông xuất hiện cùng với người đàn bà trong khung cảnh nên thơ đã nhanh chóng phá vỡ đi cảm giác thăng hoa nghệ thuật bằng trận đòn dây lưng quật thẳng tay vào người vợ không thương xót. Có lẽ khó ai hình dung cảnh tượng ấy lại diễn ra trong bôì cảnh cuộc sông mới, nó hoàn toàn đốì lập với điều chúng ta hằng xây dựng cho cuộc sông này người yêu người, sống để yêu nhau (Tố Hữu). Điều bất công diễn ra nhức nhôi trước mắt người lính từng chiến đấu cho sự nghiệp giải phóng đất nước, giải phóng con người đã làm nên một cơn giận bùng phát. Bản thân anh nghĩ về người đàn ông kia như “gã đàn. ông” “độc ác và tàn nhẫn nhất thế gian”, còn người phụ nữ xấu xí mặt rỗ kia đích thị là nạn nhân đáng thương nhất của nạn bạo hành trong gia đình. Hành động tấn công gã đàn ông khiến cho anh ngộ nhận mình là anh hùng: “Tôi nện hắn bằng tay không, nhưng cú nào ra cú ấy, không phải bằng bàn tay một anh thợ chụp ảnh mà bằng bàn tay rắn sắt của một người lính giải phóng đã từng mười năm cầm súng. Tôi đã chiến đấu trong mấy ngày cuối cùng chiến tranh trên mảnh đất này. Bất luận trong hoàn cảnh nào tôi cũng không cho phép hắn đánh một người đàn bà, cho dù đó là vợ và tự nguyện rúc vào trong xó bãi xe tăng kín đáo cho hắn đánh”. Nhưng phản ứng của người đàn bà trước ông chánh án đã khiến anh choáng váng: “Quý tòa bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được, đừng bắt con bỏ nó...”. Hóa ra, người cần được thông cảm lại là những quan toà cách mạng có lòng tốt nhưng “các chú đâu có phải là người làm ăn... cho nên các chú đâu có hiểu được cái việc của các người làm ăn lam lũ, khó nhọc”. Người đàn bà khôn khổ ấy đã không chối bỏ người đàn ông đích thực của mình, dù trong lòng đau đớn khi hàng ngày phải chịu những trận đòn, phải chứng kiến cảnh hai cha con đối xử với nhau như kẻ thù, phải chấp nhận cuộc sông đương đầu nơi gió bão.
Có người đã nhận định: Chiếc thuyền ngoài xa là hình tượng có ý nghĩa biểu tượng, như vẻ đẹp của một bức tranh toàn bích, nhưng đằng sau hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp là cuộc sông đầy khắc nghiệt, dữ dội và những số phận con người vật vã trong cuộc mưu sinh. Hóa ra hành trình tìm kiếm hạnh phúc không hề đơn giản: người đàn ông kia dù cục súc nhưng trên chiếc thuyền phải có lúc có đàn ông, hạnh phúc đơn giản khi cả nhà quây quần trong bữa ăn trên chiếc thuyền khiến người đàn bà nhẫn nhục chịu đựng tất cả. Nguyễn Minh Châu dã cho thấy rõ ý tưởng về một cuộc đời thì đa đoan, con người thì đa sự ngay trong một gia đình dân chài, với những sự kết hợp kì lạ: người đàn ông cục súc, người đàn bà xấu xí thế nhưng lại có một đứa con trai thương mẹ, sẵn sàng lao vào... ăn thua đủ với bô" để bảo vệ mẹ, lại có một người con gái đẹp như nàng tiên cá chôn thủy cung nhưng cũng rất mạnh mẽ, sẵn sàng lao vào em để tước lưỡi dao găm oan nghiệt. Hành trình của gia đình kì lạ kia vẫn tiềm ẩn những nguy cơ: đứa con yêu mẹ sẵn sàng đánh nhau với bô", thủ dao găm tìm dịp trả thù, những trận đòn tàn khô"c CÓ thể làm cho người đàn bà kia gục ngã bất cứ lúc nào, và cả nàng tiên cá của gia đình kia liệu có tránh khỏi lặp lại sô" phận như người mẹ, có cam chịu như người mẹ ? Hàng loạt câu hỏi nhà văn đã hình thành cho người đọc để gợi nên những suy ngẫm về sô' phận con người... Thê' nhưng trong cuộc sông nghèo khổ, chật vật và ngày ngày phải nuôi đủ cho mười miệng ăn trên chiếc thuyền ọp ẹp, người đàn bà ấy là hiện thân của một sự hi sinh vô bờ bến: “...Ông trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con, rồi nuôi con cho đến khi khôn lớn cho liên phải gánh lấy cái khổ. Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sông cho con chứ không thể sô"ng cho mình như ở trên đất được ! Mong các chú lượng tình cho cái sự lạc hậu. Các chú đừng bắt tôi bỏ nó !”. Niềm vui của một gia đình nghèo cũng có đầy đủ vẻ đẹp vị tha, sự hi sinh và đơn giản đến không ngờ. Niềm vui của người đàn bà bị chồng hành hạ kia chỉ là: “Vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no”. Tình yêu chồng con được nhìn nhận từ cuộc đời trăm đắng ngàn cay có vẻ đẹp riêng khiến cho một cái gì mới vừa vỡ ra trong đầu vị Bao Công của cái phô' huyện vùng biền. Sự vỡ lẽ ấy chính là sự phá vỡ những quan niệm giản đơn về tình yêu, hạnh phúc, về lòng nhân ái, sự khoan dung... mang giá trị nhân bản sâu sắc. Những kết hợp ấy trong tác phẩm của Nguyễn Minh Châu đem đến cái nhìn đa diện về số phận con người.
Nếu như trước kia, trong vàn học 1945 - 1975, khi đề cập đến sô' phận con người thì bao giờ các nhà văn cũng đề cao vào khả năng con người vượt qua nghịch cảnh và những tác động của môi trường, của xã hội mới sẽ giúp con người tìm thấy hạnh phúc. Khi diễn tả sự vận động của tính cách con người, các nhà văn cũng thường nói về sự vận động theo chiều hướng tích cực, từng bước vượt lên hoàn cảnh, hồi sinh tâm hồn. Cách minh họa tư tưởng ấy không tránh khỏi có phần giản đơn và phiến diện. Nguyễn Minh Châu đã không đi theo con đường mòn đó. Trong Chiếc thuyền ngoài xa, nhà văn đã nói về những nghịch lí tồn tại như một sự thật hiển nhiên trong đời sông con người. Bằng thái độ cảm thông và sự hiểu biết sâú sắc về con người, ông đã cung cấp cho ta cái nhìn toàn diện về cái đẹp cuộc sống, hiểu cả bề mặt lẫn chiều sâu. Nguyễn Minh Châu đã từng phát biểu: “Nhà vãn tồn tại ở trên đời có lẽ trước hết là vì thế: để làm công việc giông như kẻ nâng giấc cho những người cùng đường, tuyệt lộ, bị cái ác hoặc số phận đen đủi dồn con người ta đến chân tường, những con người cả tâm hồn và thể xác bị hắt hủi và đọa đày đến ê chề, hoàn toàn mất hết lòng tin vào con người và cuộc đời, để bênh vực cho những con người không có ai để bênh vực” (.Ngồi buồn viết mà chơi). Tư tưởng ấy được thể hiện trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa như một minh chứng cho tấm lòng hướng về con người, khả năng giải mã những mặt phức tạp của cuộc đời.
Kết thúc tác phẩm, người nghệ sĩ đã hoàn thành kiệt tác của mình đem đến cho công chúng những cảm nhận về vẻ đẹp tuyệt mĩ của tạo hóa, thế nhưng mấy ai biết được sự thật nằm sau vẻ đẹp tuyệt vời kia? Cuộc sông vốn vậy, vẫn đẹp tươi, vẫn êm ả, nhưng nếu không có tấm lòng để nhận ra những uẩn khúc số phận thì những vẻ đẹp như màu hồng hồng của ánh sương mai kia cũng trở nên vô nghĩa, người nghệ sĩ phải nhận ra sự thật ẩn khuất sau màn sương huyền ảo kia, phải tiếp cận sự thật để nhận ra ý nghĩa đích thực của cuộc sông và con người. Những con người sông quanh ta, nếu như có một cái nhìn thật nhân bản, nhà văn sẽ có dịp phát hiện ra vẻ đẹp nguyên vẹn, trần trụi của cuộc đời, không tô hồng, không bôi đen.
Khai thác vào giá trị nhân bản, hướng đến những vấn đề mang tầm nhân loại, kết hợp với lí giải chiều sầu tầm hồn dân tộc, thân phận cá nhân, sự mở hướng của thế hệ nhà văn tiên phong như Nguyễn Minh Châu đáng trân trọng để cho vãn học Việt Nam gánh vác được sứ mệnh vinh quang, thật sự là vãn học hướng về con người, dành cho con người.