Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt

  • Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trang 1
  • Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trang 2
  • Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trang 3
LUYỆN TẬP VẬN DỤNG KẾT Hộp
CÁC PHƯƠNG THỨC Biểu ĐẠT
Trong văn nghị luận, phương thức biểu đạt nghị luận luôn giữ vai trò chủ đạo. Tuy nhiên, người làm văn nghị luận vẫn có thể và nên vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh,... Việc vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn nghị luận phải xuất phát từ yêu cầu và mục đích nghị luận
Nếu được sử dụng hợp lí và khéo léo, các yếu tô' tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh có thể làm cho bài (đoạn) văn nghị luận trở nên đặc sắc, có sức thuyết phục, hấp dẫn; từ đó, hiệu quả nghị luận được nâng cao.
THựC HÀNH - LUYỆN TẬP
Xác định yếu tố biểu cảm và hiệu quả của nó trong đoạn văn dưới đây:
Không ! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.
Hỡi đồng bào !
Chúng ta phải đứng lên !
Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân !
Giờ cứu nước đã đến. Ta phải hi sinh đến giọt máu cuối cùng, để giữ gìn đất nước.
Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hi sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta ! (Hồ Chí Minh, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến)
Xác định các yếu tố tự sự và miêu tả, chỉ ra hiệu quả của chúng trong các đoạn văn dưới đây:
Khi người ta có màu da trắng thì nghiễm nhiên người ta là một nhà khai hóa. Mà khi người ta đã là một nhà khai hóa thì người ta có thể làm những việc dã man mà vẫn cứ là người văn minh nhất.
Cho nên, một viên đốc công lục lộ ở Nam kỳ đã bắt những người Việt Nam gặp hắn trên đường phải lạy chào hắn theo đúng nghi thức của chủng tộc chiến bại đối với chủng tộc chiến thắng.
Một hôm, một viên thư kí người bản xứ ở sở ra, vừa đi vừa đọc một quyển tiểu thuyết. Đến một đoạn hài hước, anh bật lên cười. Vừa đúng lúc ấy, viên đốc công lục lộ đi tới. Ông ta nổi cơn giận lên, thứ nhất là vì người bản xứ ấy mải đọc truyện đến- nỗi không nhìn thấy ông mà chào; thứ hai là vì một người bản xứ mà lại dám cười khi đi qua trước mặt một người da trắng. Thế là nhà khai hóa nắm viên thư kí lại, buộc anh ta phải khai tên và hỏi anh có muốn ăn một cái tát không. Tất nhiên là người thư kí từ chối món quà hào hiệp đó. Và tỏ vẻ ngạc nhiên tại sao lại có chuyện thóa mạ như thế được. Thế là, chẳng nói chẳng rằng, người viên chức Pháp túm áo người bản xứ ẩy lôi đến trước quan chủ tỉnh.
(Nguyễn Ái Quốc, Bản án chế độ thực dân Pháp)
Thơ Xuân Diệu còn là một nguồn sống rào rạt chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ này. Xuân Diệu say đắm tình yêu, say dắm cảnh trời, sống vội vàng, sống cuống quýt, muốn tận hưởng cuộc đời ngắn ngủi của mình. Khi vui cũng như khi buồn, người đều nồng nàn tha thiết.
(Hoài Thanh và Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam)
Tìm hiểu giá trị của các yếu tô' biểu cảm, miêu tả và tự sự trong các đoạn văn nghị luận sau đây:
Nói tới lí tưởng và cuộc sống, người ta thường ví cuộc sống như con thuyền căng buồm ra khơi và lí tưởng như cái bánh lái bẻ hướng cho con thuyền: Hành trình vạn dặm phải dựa vào bánh lái để giữ phương hướng. Có bánh lái thì thuyền mới cưỡi sóng vượt gió thẳng tiến tới bến bờ thuận lợi. Không cỏ bánh lái, con thuyền sẽ bị trôi dạt vật vờ vô định trên sóng biển mênh mông. Thế mới biết, quan hệ giữa lí tưởng và cuộc sống chặt chẽ biết bao.
Khi đọc đến câu “Sống trong cát, chết vùi trong cát”, tôi tưởng chừng như nghe lại câu nói ghê người của Kinh thánh đạo Gia Tô: “Thân cát bụi trở về cát bụi”, một câu nói đã nặng đè lên cuộc sống của hàng triệu triệu người trong hàng nghìn năm và cũng đã nặng đè lên đời sống của tôi trong những năm dài thê thảm. Tôi có cảm giác như lại sắp rơi vào vực thẳm của những tư tưởng chán chường, tuyệt vọng. Tôi không ngờ tiếp theo đó lại là câu “Những trái tim như ngọc sáng ngời”.
Bàn tay rất khỏe của nhà thơ đã giữ tôi cùng đứng lại với anh trên miệng vực. Thiếu nhiệt tình, thiếu lạc quan cách mạng, không thể đứng vững như thế này ở nơi biên giới giữa Thiên đường và Địa ngục.
(Hoài Thanh)
Nhân vật của “Tắt đèn” củng dễ nhớ thôi. Nhân vật có cả người, có cả chó (nhân vật chó chỉ hiện hình chứ không đánh tiếng lèn trong truyện). Có cả người sống ra trò, và có cả người chết, chết nhưng có vai trò giữ nhịp cho hơi chuyện ở đoạn mấu chốt nhất của truyện. Có tên lí trưởng, có lão tri phủ ba que ba dọi, có bô lão quan tinh dê cụ. Và cả một tràng nhân vật cầm cờ chạy hiệu, nó nguyên là cái đám cai lệ tay sai phong kiến ở cấp xã. Trên đầm bùn ấy, ngoi lên một đài hoa sen dã ngoại. Tên cái thứ sen quê ấy là chị Dậu. Dậu là tên người chồng. Tên thật chị là Thị Đào mà đám lính lệ quen thói xách mé bắt chước quan thầy chúng, thường gọi là “con mụ Đông Xá” (tên cái làng nguyên quán của cliị Dậu). Mụ đưa người thỉ đỡ xách mé hơn một tí, và gọi chị là “nhà chị Đông Xá”.
Chị nhân vật chính ấy có ba con: Tí, Sửu, Dần, và sau bán mất con Tí 7 tuổi lấy tiền đóng thuế thân cho anh Dậu. Cả một chương X của “Tắt đèn” là dành cho cái Tí đó. Con bé ngoan quá, hiếu thảo quá. Ngô Tất Tố đã dành cho cái Tí những lời, những hình ảnh quý giá nhất trong từ vị từ ngữ của mình. Văn xuôi, thể truyện, nói về trẻ em Việt Nam, cái chương X đó phải được xếp vào loại những trang tốt đẹp và cảm kích nhất viết về thiếu nhi cũ. Thêm nữa, cả chương X này dồn dồn không khí kịch. Củ khoai, mấy em nhỏ. Một bà mẹ đau khổ, không muốn cho trẻ con thấy sự thật của người lớn.
Một cuộc sinh li (giống, như tử biệt) bên một cái rá khoai nghèo và khói cứ loãng dần trên củ khoai nguội. Với bao nhiêu câu lục vấn của lũ trẻ.
Chị Dậu lành mạnh ca thể và hồn nhiên trong cách nghĩ, trong việc làm, hồn nhiên hiểu theồ cái nghĩa của sự thẳng thắn tự nhiên ở một tâm tính người.
Con mẹ địa chủ Quê' mê tín đểu giả đã gạ mua con chị Dậu cho con gái hắn vốn hiếm hoi “phải nuôi con nuôi thì mới đứng số (...), tao muốn mua cho cô ẩy một đứa, để nó gầnh vác dỡ đi”. Nghĩa là cái Tí sẽ ốm thay, chết thay, thế mạng cho cháu con nhà địa chủ ! Tâm địa mụ độc địa đến như thế, và tiền nong thì mua ép tính thiếu như thế; lúc biết đến, chị Dậu cũng chỉ hạ một câu “Cái bà Nghị, giàu thế mà còn làm điêu”.
(Nguyễn Tuân)