Soạn bài Nhân vật giao tiếp

  • Nhân vật giao tiếp trang 1
  • Nhân vật giao tiếp trang 2
NHÂN VẬT GIAO TIẾP
Trong hoạt động giao tiếp, các nhân vật giao tiếp xuất hiện trong vai người nói (người viết), hoặc vai người nghe (người đọc); ở dạng nói, các nhân vật giao tiếp thường đổi vai và luân phiên lượt lời với nhau.
Các nhân vật giao tiếp có thể có vị thế ngang hàng hoặc cách biệt, có thể xa lạ hoặc thân tình. Những đặc điểm đó cùng với những đặc điểm riêng biệt khác của từng người (lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp, vốn sống, văn hóa,...) luôn luôn chi phối lời nói của họ về nội dung và hình thức ngôn ngữ.
Để đạt được mục đích và hiệu quả giao tiếp, mỗi nhân vật giao tiếp tùy thuộc vào ngữ cảnh mà lựa chọn và thực hiện một chiến lược giao tiếp phù hợp (bao gồm việc lựa chọn đề tài, nội dung, phương tiện ngôn ngữ, cách thức, thứ tự nói hoặc viết,...).
THựC HÀNH - LUYỆN TẬP
1. Bài tập 1, trang 20, SGK, tập 2
Phân tích sự chi phối của vị thế xã hội ở các nhân vật đối với lời nói của họ trong đoạn trích truyện Tinh thần thể dục (Nguyễn Công Hoan).
Gợi ý: Trong đoạn trích, nhân vật giao tiếp có ông lí và anh Mịch.
Mục đích giao tiếp: Ông lí muốn buộc anh Mịch phải đi xem bóng đá theo lệnh quan trên. Anh Mịch muốn nài nỉ ông lí cho anh được ở nhà để đi làm trừ nợ.
Vị thế xã hội: ông lí là lí trưởng, ở tầng lớp trên; anh Mịch là nông dân, ở tầng lớp dưới. Sự cách biệt về vị thế xã hội đã chi phổi lời nói của hai người.
+ Anh Mịch xưng hô lễ phép {ông - con) và nói những lời kèm theo thái độ van nài {lạy ông, ông làm phúc tha cho con; Cắn cỏ con lạy ông trăm nghìn mớ lạy; ông thương phận nào con nhờ phận ấy).
Chiến lược giao tiếp của anh Mịch: ban đầu anh đưa ra cái uy của ông nghị, sau đó kể lể cảnh khổ của gia đình, nhưng vẫn không thuyết phục được ông lí.
+ Ông lí cậy mình là bề trên nên cách xưng hô hống hách {mày, tao, chúng bay), thái độ lạnh lùng, tàn nhẫn {Kệ mày; Chết đói hay chết no, tao đây không biết; Mặc kệ chúng bay... Hôm ẩy mày mà không đi, tao sai tuần đến gô cổ lại, đừng kêu).
Chiến lược giao tiếp của ông lí: mọi lời nói trước sau chỉ nhằm một mục đích là buộc anh Mịch phải đi xem bóng đá.
Bài tập 2, trang 21, SGK, tập 2
Phân tích mốì quan hệ giữa đặc điểm về vị thế xã hội, nghề nghiệp, giới tính, văn hóa,... của các nhân vật giao tiếp với đặc điểm trong từng lời nói của từng người trong đoạn trích truyện Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu (Nguyễn Ái Quốc).
Gợi ý-. Đoạn trích tả cảnh những người dân thuộc địa đứng hai bên đường xem xe ô tô quan Toàn quyền Va-ren chạy qua, có viên đội sếp Tây đi trước dọn đường.
Viên đội sếp Tây: lời nói và hành động hông hách, thô bỉ, thiếu văn hóa (vừa vung ngọn roi gân bò vừa quát tháo: Cái giống tởm nhà mày ! Có cút đi không, cái giống tởm !, hình ảnh ấy tô đậm bản chất phi nghĩa của bọn thực dân ở thuộc địa, trái với ngọn cờ chính nghĩa văn minh, khai hóa mà chúng giương lên để lừa bịp mọi người về công cuộc xâm chiếm thuộc địa.
Những người dân thuộc địa, tùy theo vị thế xã hội, nghề nghiệp, giới tính, văn hóa,... mà mỗi người có cách nhìn và cách nói khác nhau về quan Toàn quyền.
+ Chú bé nhìn quan như nhìn một món đồ chơi lạ nên vừa thích vừa sợ mà thầm thì “Quan có cái mũ hai sừng trên chóp sọ !”.
+ Một chị con gái nhìn quan và chỉ thích cái áo quan mặc, thích dến mức xuýt xoa tán thưởng thành lời : “ồ ! Cái áo dài đẹp chửa !”.
+ Anh sinh viên có học nên lời nói khẳng định, tỏ ra có hiểu biết: “Ngài sắp diễn thuyết đây !”.
+ Bác cu-li xe chạy chân trần kéo xe nên chỉ nhìn vào chân quan và ao ước đôi ủng của quan: “Đôi bắp chân ngài bọc ủng !”.
+ Nhà nho hiểu biết về đặc điểm chủng tộc và nhân tướng học nên nhìn mặt quan mà lẩm bẩm mắng: “Rậm râu, sâu mắt !”.
Những lời nói ấy tạo nên chất hài hước, châm biếm nhẹ nhàng mà sâu cay tên quan Toàn quyền.
Bài tập 3, trang 21, SGK, tập 2
Đoạn trích truyện Tắt đèn (Ngô Tất Tô'): cuộc đốì thoại giữa chị Dậu và bà lão hàng xóm.
Gợi ý-.
Bà lão và chị Dậu đều là những người nông dân nghèo có vị thế xã hội giông nhau. Về quan hệ, hai người là láng giềng của nhau, về tuổi tác, chị Dậu ít tuổi hơn bà lão. Những đặc điểm ấy đã chi phôi lời nói và cách nói của hai người.
Chị Dậu: xưng hô lễ phép (cụ - cháu), có thưa gửi đàng hoàng (Cám ơn cụ; Vâng).
Bà lão: cách xưng hô vừa thân mật vừa tôn trọng theo kiểu nông dần Bắc Bộ (gọi anh Dậu bằng bác trai, bác ấy, anh ấy). Bà lớn tuổi hơn, lại đang vội nên lời nói với chị Dậu không có từ xưng hô (trừ từ này).