Soạn bài Nghị luận về một hiện tượng đời sống

  • Nghị luận về một hiện tượng đời sống trang 1
  • Nghị luận về một hiện tượng đời sống trang 2
  • Nghị luận về một hiện tượng đời sống trang 3
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG
Yêu cầu: Đề văn nghị luận về một hiện tượng đời sông yêu cầu: bàn luận về một hiện tượng nổi bật, đáng chú ý của đời sống xã hội.
Ví dự'.
Đề T. Tuổi trẻ học đường suy nghĩ và hành động thế nào để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông?
Đề 2\ Hiện nay, ở nước ta có nhiều cá nhân, gia đình, tổ chức thu nhận trẻ em cơ nhỡ, lang thang kiếm sông trong các thành phô', thị trấn về những mái
ấm tình thương để nuôi dạy, giúp các em học tập, rèn luyện, vươn lên sông lành mạnh, tốt đẹp.
Anh (chị) hãy bày tỏ suy nghĩ về hiện tượng đó.
Đề 3: Hãy thể hiện quan điểm của mình trước cuộc vận động “Nói không với những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”.
Nội dung: Bài nghị luận về một hiện tượng đời sống thường có một số nội dung sau:
Nêu rõ hiện tượng.
Phân tích các mặt đúng - sai, lợi - hại của hiện tượng bàn luận.
Chỉ ra nguyên nhân của hiện tượng.
Bày tỏ thái độ, ý kiến của người viết về hiện tượng xã hội đó.
Diễn đạt: cần chuẩn xác, mạch lạc; có thể sử dụng một số phép tu từ và câu biểu cảm nhưng phải phù hợp và có chừng mực.
THựC HÀNH - LUYỆN TẬP
Trong hai đoạn trích được dẫn dưới đây, đoạn trích nào có thể coi là bình luận về một hiện tượng đời sông ? Vì sao ?
Chúng ta, những người cộng sản, chúng ta yêu con người. Không có gì thuộc về con người lại xa lạ đối với chúng ta. Chúng ta biết những giá trị của những niềm vui sướng nhỏ nhất của con người, và chúng ta biết những cảm xúc trước những niềm vui sướng đó. Và vì vậy, không bao giờ chúng ta ngần ngại hi sinh những quyền lợi riêng, hoàn toàn thuộc về cá nhân của chúng ta, để chiếm lấy một vị trí dưới mặt trời cho một con người chân chính [...].
Một nền trật tự, trong đó, châm ngôn của phẩm hạnh con người là lợi nhuận, lợi nhuận và lợi nhuận nữa, một nền trật tự đã thay thế những quan hệ giữa con người với nhau bằng những quan hệ tiền bạc, một nền trật tự trong đó tiền bạc có giá trị hem bất cứ một con người nào, một nền trật tự như vậy không phải là nền trật tự của loài người. Một người, một người có lòng yêu thương [...], có quyển nhìn những người bị người ta tưác đoạt mất nhân phẩm mà không có ý kiến gì không, người đó có quyền quay lưng vào sự cùng khổ và những đau thương của hàng triệu triệu anh em mình không ? Không bao giờ !
(Giu-li-út Phu-xích, Con người hãy sáng suốt,
NXB Văn hóa, Hà Nội, I960)
Có nhiều người học ngoại ngữ từ khi còn ngồi trên ghế nhừ trường phổ thông. Sau một thời gian, vì những lí do khác nhau, nhiều người quay lại với chuyện học ngoại ngữ ở những trường có tiếng tăm hẳn hoi. Nhưng rồi họ phải nhai đi nhai lại những để tài củ và nhồi vào đầu các quy tắc ngữ pháp củ rích. Không có gì tẻ nhạt hơn. Nhiều người bỏ học, sau đó lên dây cót tinh thần và lại bắt đầu khóa học mới. Nhưng thường là thời gian tham gia khóa học sau ngắn hơn khóa học trước. Khi xuất hiện những hình thức học qua băng đĩa, qua in-ta-nét, nhiều người hào hứng lao vào với hi vọng mọi thứ sẽ dễ dàng hơn. Nhưng thắt bại vẫn hoàn thất bại. Họ không sao gò minh vào việc làm bài
tập ở nhà và những công việc đòi hỏi phải kiên trì, bền bĩ. Họ tự hỏi: Tại sao mình không gặp được một phương pháp phù hợp giúp mình có động lực mạnh mẽ để học tốt ? Phải chăng học ngoại ngữ luôn là công việc tẻ nhạt thế này ? '
[...] Tìm cho mình phương pháp học tốt nhất, phù hạp với tính cách con người mình, là việc nên làm. Tuy nhiên, người học đừng bao giờ ảo tưởng vào một phương pháp siêu việt, nhờ đó ngôn ngữ nước ngoài tự động chảy vào đầu mình. Những yêu tố như kiên nhẫn, cố gắng liên tục, duy trì tính kỉ luật cao,... bao giờ củng rất cần thiết. Nếu người học mắc bệnh “cả thèm chóng chán” thì không khi nào anh ta có thể đạt tới mục tiêu đề ra. Ai đó đã nói câu: “Đối với một nữ diễn viên ba-lê tồi thì cái gấu váy cũng là vật cản”. Câu nói này cũng có thể đúng với người học ngoại ngữ. Một khi anh ta không dám khắc phục một khó khăn nhỏ mà chỉ lo bới lông tìm vết trong những nguyên nhân vụn vặt, thất bại là điều không tránh khỏi. Cho nên quan trọng nhất là xem lại động cơ của mình và tạo ra hứng thú học hành.
(Theo 5 trở ngại thường gặp khi học ngoại ngữ, báo Giảo dục và Thời đại, ngày 19 - 2 - 2005)
Gợi ỷ: Đoạn (a) được rút từ một bài văn nổi tiếng. Hoàn toàn có thể coi đó là một đoạn văn bình luận, nhưng đó là sự bình luận về một vấn đề của đời sông, chứ không phải là bình luận về một hiện tượng của đời sống.
Chỉ có đoạn (b) mới là bình luận về một hiện tượng đời sống: hiện tượng nhiều người đã không thể học được và học tốt ngoại ngữ.
Một bạn đự định mở bài cho bài văn bàn luận về hiện tượng nhiều bạn trẻ ngày nay quá “nghiền” ka-ra-ô-kê và in-tơ-nét như sau:
Qua thực tể đời sống và những phương tiện truyền thông, chúng ta có thể thấy, trong xã hội ngày càng có nhiều lời bàn bạc, với rắt nhiều mối quan tâm và không ít điều lo ngại, xung quanh lối sống của thế hệ thanh niên trong thời đại hiện nay. Hiện tượng nhiều bạn trẻ đang quá say mè, quá “nghiền” ka-ra-ô-kè và in-tơ-nét củng nằm trong phạm vi được quan tâm và đáng lo ngại đó.
Thiêt tưởng, góp một lời bàn luận trước hiện tượng rất đáng bàn này cũng là một việc rất cần thiết phải làm, và rất nên làm. Vì thế, trong bài này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về ka-ra-ô-kê và in-tơ-nét, và thói “nghiền” hai thú chơi đó ở nhiều người trong lớp trẻ hôm nay.
Anh (chị) có ý kiến gì về phần mở bài trên đây ?
Gợi ý:
Người viết đã đúng khi đặt ra vấn đề cần bàn và bản thân muôn góp thêm một lời bàn về vấn đề nhiều bạn trẻ hiện nay quá đam mê đến thành “nghiền” ka-ra-ô-kê và in-tơ-nét.
Tuy nhiên, đến khi xác định “trong bài này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về ka-ra-ô-kê và in-tơ-nét, và thói “nghiến” hai thú chơi đó ở nhiều người trong lớp trẻ hôm nay” thì bạn đó đã đi lạc hướng. Câu văn này sẽ biến bài văn thành một bài giải thích về ka-ra-ô-kê, về in-tơ-nét và về thói “nghiền” hai thứ đó.