Soạn bài Tiếng hát con tàu (Chế Lan Viên, 1959)

  • Tiếng hát con tàu (Chế Lan Viên, 1959) trang 1
  • Tiếng hát con tàu (Chế Lan Viên, 1959) trang 2
  • Tiếng hát con tàu (Chế Lan Viên, 1959) trang 3
  • Tiếng hát con tàu (Chế Lan Viên, 1959) trang 4
  • Tiếng hát con tàu (Chế Lan Viên, 1959) trang 5
  • Tiếng hát con tàu (Chế Lan Viên, 1959) trang 6
  • Tiếng hát con tàu (Chế Lan Viên, 1959) trang 7
VĂN HỌC VIỆT NAM 1955 - 1964
TIẾNG HÁT CON TÀU
Chế Lan Viên
KIẾN THỨC Cơ BẢN
Giới thiệu
Chế Lan Viên (1920 - 1989) tên khai sinh là Phan Ngọc Hoan, sinh ra ở Quảng Trị nhưng lớn lên ở Bình Định. Tập thơ đầu tay “Điêu tàn” (1937) đã đưa tên tuổi Chế Lan Viên vào trong số những nhà thơ hàng đầu của phong trào Thơ mới. Tham gia Cách mạng tháng Tám ở Quy Nhơn, rồi sau đó tiếp tục tham gia kháng chiến chông Pháp, Chế Lan Viên đã tìm được con đường cho thơ mình đến với nhân dân và đời sông cách mạng.
Tiếng hát con tàu là một bài thơ tiêu biểu của Chế Lan Viên sau Cách mạng, in trong tập Ánh sáng và phù sa (1960) - tập thơ ra đời lúc miền Bắc đi qua thời kì khôi phục kinh tế sau chiến tranh và chuẩn bị bắt tay vào Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất. Cảm hứng chung của thời đại thổi vào hồn thơ Chế Lan Viên, thăng hoa thành những vần thơ độc đáo, vừa lấp lánh trí tuệ, vừa dào dạt tình yêu của một cái tôi nghệ sĩ giã từ thế giới cô đơn đóng khép để đến với chân trời của tâ't cả. Ánh sáng của Đảng, phù sa của cuộc đời đã soi sáng và làm giàu hồn thơ của tác giả Điêu tàn thời xưa cũ.
Bài thơ có liên quan đến một sự kiện kinh tế - xã hội: vào những nărn 1958 - 1960 có phong trào vận động đồng bào miền xuôi (chủ yếu là thanh niên) lên xây dựng kinh tế miền núi ở Tây Bắc.
Nhưng Tiếng hát con tàu không đơn giản chỉ là bài thơ hưởng ứng sự kiện kinh tế - xã hội nói trên, mà sâu xa hơn, nhà thơ đã thể hiện khát vọng về với nhân dân, với những kỉ niệm sâu nặng nghĩa tình của nhân dân trong những năm kháng chiến gian khổ, cũng là sự tìm. về nơi ngọn nguồn của hồn thơ, cảm hứng sáng tạo thơ ca.
Đọc - hiểu văn bản
Những hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng
Trong bài thơ, con tàu và Tây Bắc là những hình ảnh có ý nghĩa biểu tượng.
Con tàu là biểu tượng cho tâm hồn nhà thơ đang khao khát lên đường, vượt ra khỏi cuộc sông chật hẹp, quẩn quanh để đêh với cuộc đời rộng lớn. Ý nghĩa ấy được biểu hiện trong những câu thơ: Tàu đói những vành trăng; Tàu gọi anh đi, sao chửa ra đi ? - Chẳng có thơ đâu giữa lòng đóng khép - Tâm hồn anh chờ gặp anh trên kia,
Tây Bắc, ngoài ý nghĩa cụ thể chỉ địa danh một vùng đất xa xôi của Tổ quốc, còn là một biểu tượng cuộc sống lớn của nhân dân và đất nước, là cội nguồn cảm hứng của nghệ thuật, cội nguồn cảm hứng của hồn thơ và những sáng tạo thơ ca. Vì thế, lời giục giã ra đi, kêu gọi lên Tây Bắc cũng là về với chính lòng mình, với những tình cảm trong sáng, nghĩa tình, gắn bó sâu nặng với nhân dân và đất nước.
Với Chế Lan Viên, hành trình đến với nhân dân, đến với cuộc đời rộng lớn cũng là sự trở về với chính tâm hồn minh, làm giàu có thêm tâm hồn của mình. Ông đã tìm ra một cách diễn đạt thông minh, sắc sảo nhưng cũng khá cầu kì để thể hiện sự hòa nhập tư tưởng, tình cảm, tâm hồn của người nghệ sĩ với cuộc đời rộng lớn của nhân dân, đất nước. Tình cảm, tâm hồn của nhà thơ {Khi lòng ta đã hóa những con tàu) một khi đã hòa nhập với không khí náo nức, tưng bừng với niềm vui chung của nhân dân trong công cuộc xây dựng dất nước {Khi Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát) thì cũng là lúc soi vào lòng mình, nhà thơ có thể thấy được cả cuộc đời rộng lớn {Tâm hồn ta là Tây Bắc chứ còn đâu). Ý tưởng này đã từng được Chế Lan Viên diễn tả trong bài thơ Chim lượn trăm vòng-.
Tâm hồn tôi khi Tổ quốc soi vào Thấy ngàn núi trăm sông diễm lệ
Bài thơ có thể chia làm 3 đoạn, thể hiện diễn biến tâm trạng của nhà thơ:
Đoạn thứ nhất gồm hai khổ thơ đầu, là sự trăn trở và sự giục giã, mời gọi lên đường.
Đoạn thứ hai gồm chín khổ thơ tiếp theo, là niềm hạnh phúc và khát vọng về với nhân dân, gợi lại những kỉ niệm sâu nặng đầy tình nghĩa trong những năm kháng chiến.
Đoạn thứ ba gồm bốn khổ thơ cuối, là khúc hát lên đường sôi nổi, tin tưởng và say mê.
Giọng điệu, âm hưởng của bài thơ cũng biến đổi theo mạch diễn biến tâm trạng. Đoạn đầu là lời giục giã với những câu hỏi ngày càng dồn dập, tăng tiến {Tàu gọi anh đi, sao anh chửa ra đi ? - Chẳng có thơ đâu giữa lòng đóng khép - Tâm hồn anh chờ gặp anh trên kia). Đoạn thứ hai là lời bày tỏ trực tiếp tình cảm và dòng hoài niệm đầy ân tình về nhân dân trong những năm kháng chiến. Xen với những hình ảnh lung linh của hồi tưởng là những chiêm nghiệm về đời sông được đúc kết trong giọng trầm lắng. Đoạn cuối mang âm hưởng của khúc hát lên đường vừa dồn dập, lôi cuốn, vừa bay bổng, say mê.
Hai khổ thơ đầu là sự trăn trở, giục giã lên đường. Những trăn trở nhận thức được diễn tả bằng hình thức tự phân đôi của chủ thể trữ tình, tạo ra một cuộc đôi thoại. Nổi bật lên trong đoạn thơ là sự đối lập giữa hai giọng điệu khẳng định và phủ định, giữa hai thế giới- một nhỏ hẹp, đóng khép của cá nhân và một phóng khoáng rộng rãi của cuộc đời rộng lớn. Đó là sự trăn trở để nhận thức chân lí: nguồn thơ chỉ có giữa cuộc đời chung.
Chín khổ thơ giữa là một khúc hoài niệm thiết tha. Đây là phần hay nhất của bài thơ. Đoạn thơ tái hiện những kỉ niệm kháng chiến, những ân tình sâu đậm của Tây Bắc đô'i với cách mạng.
Chế Lan Viên nói về Tây Bắc và kháng chiến bằng lòng biết ơn sâu nặng. Tây Bắc đang xây dựng của hôm nay là Tây Bắc gian khổ, đau thương mà anh hùng của hôm qua. Tây Bắc và cuộc kháng chiến là ngọn lửa diệu kì đã soi sáng, sưởi ấm cho hồn thơ Chế Lan Viên một thời chìm trong bóng tối hoang lạnh của Điêu tàn. Đó là cái ơn tái tạo,hồi sinh. Nói về công ơn của nhân dân, Chế Lan Viên dùng những từ ngữ chỉ thời gian có tính cường điệu 76 -
(mười năm, nghìn năm) để thể hiện lòng tri ân và tình yêu của một đứa con dành cho mẹ - người Mẹ - Nliân Dân.
“Tiếng hát con tàu” bộc lộ niềm khao khát mãnh liệt và niềm hạnh phúc lớn lao của nhà thơ khi trở về với nhân dân:
Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ,
Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa,
Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa,
Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa.
Thể hiện niềm hạnh phúc lớn lao đó, tác giả sử dụng liên tiếp những hình ảnh so sánh. Những hình ảnh này vừa có vẻ đẹp thơ mộng, mượt mà (nai về suối cũ; cỏ đón giêng hai; chim én gặp mùa), vừa có sự hòa hợp giữa nhu cầu, khát vọng của bản thân với hiện thực (trẻ thơ đói lòng gặp sữa; nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa) đã nhấn mạnh niềm hạnh phúc tột độ và ý nghĩa sâu xa của việc trở về với nhân dân. Đối với nhà thơ, được trở về với nhân dân không chỉ là niềm vui, niềm khao khát mà là một lẽ tự nhiên, phù hợp với quy luật, về với nhân dân là về với ngọn nguồn bất tận của sự sông, về với ngọn nguồn của sự sáng tạo nghệ thuật, về với những gì thân thiết, sâu nặng nhất của lòng mình.
Khát vọng được trở về với nhân dân được tác giả thể hiện thông qua những cảm xúc chân thành, những tình cảm cụ thể, những kỉ niệm sâu sắc gắn liền với » những con người tiêu biểu cho sự hi sinh, cưu mang đùm bọc của nhân dân trong kháng chiến. Nhân dân ở đây không còn là một khái niệm chung chung, trừu tượng mà hiện ra qua những hình ảnh, những con người cụ thể, gần gũi, xiết bao thương mến. Nhân dân, đó là “anh con, người anh du kích”, với “Chiếc áo nâu suốt một đời vá rách - Đêm cuối cùng anh cởi lại cho con”; là “em con, thằng em liên lạc - Rừng thưa em băng rùng rậm em chờ”; là bà mế già “lửa hồng soi tóc bạc - Nám con đau mế thức một mùa dài”,...
Với những điệp ngữ: “Con nhớ anh con”, “Con nhớ em con”, “Con nhớ mề”..., bài thơ chồng chất, ăm ắp những kỉ niệm được gợi ra từ những hoài niệm về nhân dân của nhà thơ. Cách xưng hô của chủ thể trữ tình bộc lộ một tình cảm thần tình, ruột thịt với những con người đã từng gắn bó mật thiết với mình trong những năm kháng chiến. Đọc những câu thơ này, có thể thấy được sự rung động vừa sâu sắc, tha thiết, vừa say mê mãnh liệt của một hồn thơ trong những giây phút bừng sáng của sự giác ngộ một chân lí đời sống và cũng là chân lí của nghệ thuật: phải trở về với nhân dân, thủy chung, gắn bó với nhân dân. Tổ quốc và nhân dân đã hồi sinh cho một hồn thơ đã từng một thời tự giam mình trong “cái tôi” cô đơn đóng khép.
Trữ tình - triết luận là giọng điệu chủ đạo của bài thơ Tiếng hát con tàu. Giọng điệu đó thấm nhuần trong từng khổ thơ, xuyên thấm từ những câu thơ đề từ đến đến câu thơ cuối.
Từ những kỉ niệm ân tình, những hoài niệm về nhân dân, tác. giã đã nâng lên thành những suy ngẫm, những chiêm nghiệm giàu sức khái quát, những chân lí được rút ra từ những trải nghiệm của chính đời mình:
Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ Nơi nào qua, lòng lại chẳng yểu thương ?
Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn !
Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét,
Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng,
Như xuân đến chim rừng lông trở biếc Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương.
Sự vận động của mạch thơ trong từng khổ thơ trên đều là đi từ những chi tiết, những hình ảnh, những cảm xúc cụ thể dẫn tới những suy ngẫm, triết luận. Những bản làng, những núi đèo ẩn hiện qua sương mờ mầy phủ (cũng là sương khói của hoài niệm) đã gợi lên trong mỗi chúng ta hình ảnh của biết bao miền đất trong đời chúng ta đã từng qua, làm sống dậy trong lòng ta vô vàn những kỉ niệm. Và chính những kỉ niệm ấy đã nuôi dưỡng, bồi đắp và làm phong phú thêm tâm hồn ta.
- Nói đến tình yêu trong nỗi nhớ, câu thơ Chế Lan Viên lấp lánh, rực rỡ những sắc màu, bồi hồi, xôn xao những xúc động. Chế Lạn Viên đã diễn tả thật hóm hỉnh, độc đáo và sâu sắc mõì quan hệ khăng khít, sự gắn bó chặt chẽ giữa những người đang yêu. Nhưng tình yêu ở đây không chỉ giới hạn trong tình yêu đôi lứa của anh và em mà còn là sự kết tinh của những tình cảm sâu nặng với quê hương, đất nước. Mạch thơ tưởng như đột ngột rẽ sang một hướng khác, nhưng kì thực là khơi sâu thêm cái mạch suy nghĩ, triết luận của khổ thơ trước. Nói về tình yêu nhưng lại hướng đến sự cắt nghĩa, lí giải, làm bừng sáng ý nghĩa của cả đoạn thơ. Chế Lan Viên đã nói tới phép màu của tình yêu. Chính tình yêu đã biến những miền đất xa lạ trở thành thân thiết như quê hương ta, hóa thành máu thịt tâm hồn ta: “Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở - Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn”; “Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương”. Những câu thơ cô đúc như một châm ngôn chứa đựng những phát hiện sâu sắc về quy luật của tình cảm này không xuất phát, không lấy điểm tựa từ trí tuệ sắc sảo mà chủ yếu được Chế Lan Viên kiến tạo ra trên cái nền những xúc động của chính tâm hồn mình, lắng nghe tiếng lòng của chính mình mà chiêm nghiêm ra một chân lí phổ quát của đời sông tình cảm con người. Chính vì triết lí được rút ra từ tình cảm, cảm xúc chân thành, cho nên triết lí mà vẫn không khô khan, vẫn tự nhiên dung dị. Đó là những câu thơ vào loại hay nhất của đời thơ Chế Lan Viên.
Bốn khổ cuối là khúc hát lên đường. Sự gặp gỡ giữa tiếng gọi của Tổ quô'c với tiếng gọi bên trong của chính tâm hồn trở thành một sức mạnh thiêng liêng thôi thúc nhà thơ. Khát vọng đạt đến cao trào trở thành một dòng thác cảm xúc dạt dào lãng mạn, cuồn người đọc trôi đi trong niềm dam mê ngây ngất. Đến với Tây Bắc là trở về với Nhân Dân, là đến với cuộc sông mới đang sinh sôi từng phút từng giờ.
Nghệ thuật
Sự sáng tạo hình ảnh là nét nghệ thuật đặc sắc của bài thơ này. Nhà thơ sáng tạo ra một hệ thống hình ảnh đa dạng, phong phú. Có những hình ảnh thị giác do quan sát được trong đời sông thực (bản sương giăng, đèo mây phủ, chim rừng lông trở biếc). Có những hình ảnh thực nhưng giàu sức gợi (Con nhớ mê' ! Lửa hồng soi tóc bạc). Có những hình ảnh được xây dựng thành những hình ảnh biểu tượng (con tàu, vầng trăng, trái đầu xuân),..: Chế Lan Viên thường có thói quen xây dựng, “thiết kế5’ những hình ảnh độc đáo, tân kì, mới lạ, hoặc là xâu chuỗi, hoặc là tầng tầng lớp lớp, liên kết với nhau bằng những liên tưởng bất ngờ, có chiều sâu trí tuệ.
Cùng với những hình ảnh, những ẩn dụ, so sánh cũng được sử dụng rộng rãi, đa dạng và linh hoạt. Thơ Chế Lan Viên không thể trần trụi, mộc mạc được. Ông là nhà thơ dùng “văn chương” tới mức tối đa. Thói quen này gắn liền với quan niệm về văn chương của ông: Có những cách cày bừa tăng năng suất cho cây trồng. Có những cách dùng chữ, viết văn tăng năng suất cho ý. Chính vì lẽ đó mà Chế Lan Viên luôn có ý thức tìm tòi, đổi mới hình thức thơ. Và khi nào những tìm tòi về mặt hình thức ấy hòa hợp được với tư tưởng sâu sắc, với những cảm xúc phong phú, chân thành thì Chế Lan Viên có được những bài thơ có giá trị.
Tổng kết
“Tiếng hát con tàu” là lời giục giã, là khúc hát lên đường say mê, náo nức đến với những miền đất xa xôi của đất nước đang cần dựng xây, đến với cuộc đời rộng lớn; đồng thời thể hiện niềm hạnh phúc lớn lao của nhà tha khi gặp lại nhân dân. về với nhân dân, với những kỉ niệm sâu nặng nghĩa tình trong những năm kháng chiến gian khổ cũng là con đường tìm về với ngọn nguồn của hồn thơ, của cảm hứng sáng tạo thi ca.	'■ í
Nội dung sâu sắc đó được thể hiện qua những vần thơ có vẻ đẹp trí tuệ; cảm xực gắn với suy tưởng, triết lí; những hình ảnh thơ đa dạng, phong phú, đầy sáng tạo.
ĐỀ VĂN LUYỆN TẬP
Đềi Anh (chị) hãy nêu hoàn cảnh ra đời và giảỉ thích ý nghĩa nhan
để bài thơ Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên.	
GỢI Ý
Hoàn cảnh ra đời
Bài thơ Tiếng hát con tàu (in trong tập Ánh sáng và phù sa, xuất bản năm 1960) được gợi cảm hứng từ một chủ trương lớn của Nhà nước vận động nhân dân miền xuôi lên xây dựng kinh tế miền núi vào những năm 1958 - 1960 ở miền Bắc. Nhưng sâu xa hơn, bài thơ ra đời còn vì nhu cầu giải bày tình cảm ân nghĩa của tác giả đốì với nhân dân, đôi với cuộc đời và cách mạng.
Ý nghĩa nhan đề
Bài thơ Tiếng hát con tàu ra đời khi chưa có đường tàu lên Tây Bắc. Hình ảnh con tàu là hình ảnh có ý nghĩa biểu tượng, thể hiện khát vọng lên đường và niềm mong ước của nhà thơ được đến với mọi miền đất nước. Tiếng hát con tàu là tiếng hát tâm hồn nhà thơ - một tâm hồn tràn ngập niềm tin vào lí tưởng, vào cuộc đời, muốn hóa thân thành con tàu hăm hở làm cuộc hành trình đến với Tây Bắc, đến với cuộc sống rộng lớn của nhân dân và đất nước. Đến với đất nước, niềm hạnh phúc được gặp lại nhân dân - những người đã từng cưu mang, đùm bọc mình trong những năm kháng chiến gian khổ - cũng là đến với cội nguồn của cảm hứng sáng tạo nghệ thuật, đến với ngọn nguồn của hồn thơ.
Đề'. Anh (chị) hiểu như thế nào về ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh con tàu trong bài thơ ? Phân tích hình tượng con tàu trong đoạn đầu và đoạn cuối bài thơ.
GỢI Ý
Hình ảnh con tàu trong bài thơ có ý nghĩa biểu tượng. Năm 1960, khi Chế Lan Viên viết Tiếng hát con tàu thì chưa có đường tàu lên Tây Bắc; nhưng điều đó không ngăn cản nhà thơ viết “Con tàu này lên Tây Bắc, anh đi chăng ?”. Con tàu là biểu tượng cho khát vọng lên đường, là biểu tượng của những chuyến ra đi đến với những miền đất xa xôi, là lời mời gọi lên đường. Con tàu còn là biểu tượng của niềm khát vọng trở về với nhân dân.
Phân tích hình ảnh con tàu trong trong đoạn đầu và đoạn cuối của bài thơ
Ớ đoạn đầu, con tàu là lời giục giã, là lời mời gọi lên đường. Chú ý phân tích những câu hỏi dồn dập, thôi thúc: “Con tàu này lên Tây Bắc, anh đi chăng “Tàu gọi anh đi, sao chửa ra đi ?”,...
ơ đoạn cuối, con tàu là sự hóa thân của chính tâm hồn nhà thơ, thể hiện những khát vọng và niềm hạnh phúc lớn lao dào dạt khi đến với nhân dân và đất nước. Hình ảnh con tàu trở nên kì ảo, đậm màu sắc lãng mạn, không phải chạy mà vỗ cánh bay: “Tàu hãy vỗ giùm ta đôi cánh vội”. Đó là con tàu trong mộng tưởng đang bay trong thế giới huyền diệu: “Lấy cả những cơn mơ ! Ai bảo con tàu không mộng tưởng ? - Mỗi đêm khuya không uôhg một vầng trăng ?”.
Đề'. Sự gắn bó mật thiết giữa thơ ca với hiện thực đời sống được Chế Lan Viên thể hiện như thế nào trong bài thơ “Tiếng hát con tàu” ? GỢI Ý
Trong bài thơ Tiêng hát con tàu, Chế Lân Viên đã nói tới mốì quan hệ gắn bó mật thiết giữa thơ ca với hiện thực đời sông.
Một mặt, Chế Lan Viên thấy được vai trò quyết định của đời sống: “Chẳng có thơ đâu giữa lòng đóng khép - Tâm hồn anh chờ gặp anh trên kia”.
Mặt khác, ông nhấn mạnh, đề cao vai trò của nhà thơ với tư cách là chủ thể sáng tạo.
Ông đòi hỏi phải có sự hòa hợp giữa tình cảm, tâm hồn nhà thơ với cuộc sống của nhân .dân, đất nước. Bôn câu thơ đề từ của bài thơ thể hiện rất rõ điều đó.