Soạn bài Dọn về làng (Nông Quốc Chấn, 1950)

  • Dọn về làng (Nông Quốc Chấn, 1950) trang 1
  • Dọn về làng (Nông Quốc Chấn, 1950) trang 2
  • Dọn về làng (Nông Quốc Chấn, 1950) trang 3
DỌN VỀ LÀNG
Nông Quốc Chấn
Giới thiệu
Nông Quốc Chấn (1923 - 2002), tên khai sinh là Nông Văn Quỳnh, dân tộc Tày, quê ở xã Châu Khê (nay là xã Cốc Đán), huyện Ngân Sơn, tĩnh Bắc Cạn.
Nông Quô'c Chấn là một trong những gương mặt văn hóa tiêu biểu, đại diện cho tầng lớp trí thức các dân tộc thiểu sô' trưởng thành trong đấu tranh cách mạng và chiến tranh vệ quốc. Đóng góp nổi trội của ông trong lĩnh vực sáng tác là thơ. Thơ Nông Quốc Chấn mang xúc cảm chân thành, chất phác, lời thơ toát lên nét riêng biệt trong suy tư và diễn đạt của người miền núi: giản dị, tự nhiên và giàu hình ảnh.
Dọn về làng (1950) là bài thơ viết về quê hương tác giả trong những nâm kháng chiến chông thực dân Pháp nhiều đau thương mà anh dũng.
Qua niềm vui dọn về làng, nhà thơ bộc lộ tình cảm sâu sắc đối với quê hương đất nước.
Đọc - hiểu văn bản
* Bài thơ bắt đầu bằng niềm vui quê hương được giải phóng. Bao nhiêu xúc cảm chân thành trong tiếng reo của đứa con báo tin mừng cho mẹ:
Mẹ ! Cao — Lạng hoàn toàn giải phóng Tây bị chết bị bắt sống hàng đàn
Vệ quốc quân chiếm lại các đồn Người đông như kiến, súng đầy như củi
Mẹ con ta lại được trở về với cuộc sống lao động bình yên trên quê hương:
Sáng mai về làng, sửa nhà phát cỏ Cày ruộng vườn trồng lúa ngô khoai
Từ niềm vui hôm nay, tác giả nhớ lại cuộc sống đau thương của nhân dân quê mình ngày giặc chiếm'.
Giặc đến, cuộc sông yên vui với những hội hè không còn nữa: Mấy tháng năm qua quên tết tháng giềng, quên rằm tháng bảy,...
Nhân dân phải rời bỏ bản làng, long đong dầu dãi giữa núi khe rừng suối, trong mưa gió bão bùng:
Chạy hết núi khe, cay đắng đủ mùi Nhớ một hôm mịt mù mưa rơi Cơn gió bão trên rừng cây đổ Cơn sấm sét lán sụp xuống nát cửa Đường đi lại vắt bám đầy chân
Nói đến cuộc sống đau thương của dân làng cũng là nói về tội ác của giặc Pháp:
+ Tiếng súng của lũ giặc gieo rắc nỗi kinh hoàng: Súng nổ kìa ! Giặc Tây lại
đến lùng.
+ Tội ác của kẻ thù (đốt nhà, cướp của, giết người) được nhấn mạnh bằng một loạt những động từ: đốt, vơ, bắt, đánh,... Kèm theo đó là những hình ảnh cụ thể:
Từng cái lán, nó đốt đi trơ trụi Nó vơ hết áo quần trong túi
Giặc đã bắt cha con đi, nó đánh Cha chửi Việt gian, cha đánh lại Tây Súng liền nổ ngay cùng một loạt Cha ngã xuống nằm trên mặt đắt
Hình ảnh cái chết của người cha nói đến tận cùng nỗi đau thương và cũng khắc sâu đến tột cùng nỗi căm hờn lũ giặc, để rồi vang lên lời thề phẫn nộ:
Mày sẽ chết, thằng giặc Pháp hung tàn Bằm xương thịt mày, tao mới hả !
Qua cảnh đau thương của một gia đình, người đọc thấy được cảnh đau thương của cả một vùng quê.
Phần cuối của bài thơ quay trở lại với niềm vui giải phóng. Cũng như phần đầu, ở phần này, mỗi câu thơ miêu tả một khung cảnh, tất cả hợp thành một bức tranh rộng lớn, tưng bừng rộn rã niềm phấn chấn.
Nhiều hình ảnh mang đậm màu sắc dân tộc, mang nét đặc trung gần gũi với cuộc sống con người vùng núi rừng Việt Bắc:
Những hình ảnh diễn tả niềm vui giải phóng: Tây bị chết bị bắt sống hàng dàn', Người đông như kiến, súng đầy như củi', Hôm nay Cao - Bắc - Lạng cười vang-, Người nói cỏ lay trong rừng rậm-, Mờ mờ khói bếp bay trên mái nhà lá-, Từ nay không ngập cỏ lối đi - Hổ không dám đến đẻ con trong vườn chuối,...
Những hình ảnh diễn tả cuộc sông đau thương của nhân dân và tội ác của giặc Pháp: Chạy hết núi khe, cay đắng đủ mùi-, Mẹ dịu em chạy tót lên rừng - Lần đi trước, mẹ vẫy con sau lưng-, Cha ơi! Cha không biết nói rồi,...
c. Tổng kết
Bài thơ tiêu biểu cho giọng thơ riêng của Nông Quốc Chấn; mang xúc cảm chân thành, chất phác. Lời thơ toát lên nét riêng biệt trong suy tư và diễn đạt của người miền núi: giản dị, tự nhiên và giàu hình ảnh.