Soạn bài Luyện tập vận dụng tổng hợp các thao tác lập luận

  • Luyện tập vận dụng tổng hợp các thao tác lập luận trang 1
  • Luyện tập vận dụng tổng hợp các thao tác lập luận trang 2
  • Luyện tập vận dụng tổng hợp các thao tác lập luận trang 3
LUYỆN TẬP VẬN DỤNG TổNG HỢP
CÁC THAO TÁC LẬP LUẬN
Phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp là những thao tác nghị luận khác nhau, nhung quan hệ chặt chẽ với nhau.
Mỗi thao tác đều có ưu thế riêng và cũng có thể có hạn chế riêng. Vì thế, trong việc tạo lập một văn bản nghị luận, người viết (người nói) có thể và nên vận dụng tổng hợp các thao tác đó.
Việc kết hợp các thao tác nghị luận chỉ có ý nghĩa và kết quả khi nhờ sự kết hợp đó mà hiệu quả thuyết phục của đoạn văn (hoặc bài vàn) được nâng cao.
Khi làm văn nghị luận, chúng ta có thể kết hợp và nên kết hợp hai thao tác chứng minh và phản hác.
Việc kết hợp các thao tác chứng minh và phản bác có thể giúp cho bài văn (hoặc đoạn văn) nghị luận trở nên toàn diện, chặt chẽ và có sức thuyết phục mạnh mẽ hơn.
Để các thao tác chứng minh và phản bác có thể phôi hợp gắn bó với nhau thì trình tự tiến hành thao tác trên phải hợp lí, nội dung ý tứ và lời lẽ chứng minh, phản bác phải tương ứng với nhau.
THựC HÀNH - LUYÊN TẬP
Đọc hai đoạn trích sau và cho biết rõ:
Thao tác nghị luận chủ yếu được sử dụng trong từng trích đoạn.
Cái hay trong cách sử dụng các thao tác nghị luận của từng trích đoạn.
Chúng tôi tin rằng các nước Đồng minh đã công nhận những nguyên tắc dân tộc bình đẳng ở các Hội nghị Tê-hê-răng và Cựu Kim Sơn, quyết không thể không công nhận quyền độc lập của dân Việt Nam.
Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phía Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do ! Dân tộc đó phải được độc lập !
(Hồ Chí Minh, Tuyên ngôn Độc lập)
Trên trời có những vì sao có ánh sáng khác thường, nhưng con mắt của chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy, và càng nhìn thì càng thấy sáng. Văn thơ của Nguyễn Đình Chiểu cũng vậy. Có người chỉ biết Nguyễn Đình Chiểu là tác giả của “Lục Vân Tiên”, vắ hiểu “Lục Vân Tiên” khá thiên lệch về nội dung và về văn, còn rất ít biết về thơ văn yểu nước của Nguyễn Đình Chiểu, khúc ca hùng tráng của phong trào yêu nước chống bọn xâm lược Pháp lúc chúng đến bờ cõi nước ta cách đây một trăm năm !
(Phạm Văn Đồng, Nguyễn Đình Chiểu,
ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc)
Hãy nhận xét về sự kết hợp giữa thao tác phân tích và thao tác tổng hợp trong đoạn trích sau:
“Thành nghĩa” là gì ? “Nghĩa” là thật lòng, không dối mình dối người, không giả nhân giả nghĩa; việc phải dù tính mệnh cũng không từ, việc phi nghĩa dù phú quý củng không tưởng.
Đem lòng thành ấy mà ở với cha mẹ thì nên con thảo; dem lòng thành ấy mà ở với nước nhà thì nên tôi trung; suy ra anh ở với em, vợ ở với chồng, chúng bạn ở với nhau, ở với người đồng loại, ở với hết mọi loài, củng nên người có nhân có nghĩa, có tín, có huệ. Thánh, hiền, tiên, Phật cũng bởi cái lòng chí thành ấy mà nên.
(Nguyễn Bá Học, Lời khuyên học trò)
Những câu nghị luận dưới đây có phải đã được trình bày theo cách tổng hợp - phân tích - tổng hợp không ? Vì sao ?
Văn như con người của nó. Văn thâm hậu thì con người của nó trầm mà tĩnh; văn ôn nhu thì con người của nó khiêm mà hòa; văn cao khiết thì con người của nó đạm mà giản; văn hùng hồn thì con người của nó cương mà nhanh; văn uyên sâu thì con người của nó thuần túy mà đúng đắn.
(Nguyễn Đức Đạt, Từ trong di sản)
Có thể coi những câu văn dưới đây là sự kết hợp giữa hai thao tác diễn dịch và quy nạp không ? Vì sao ?
Cái quý nhất của con người ta là đời sống. Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng đã sống hoài sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và hèn đớn của mình, và để khi nhắm mắt xuôi tay, ta có thể nói rằng: tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên dời: sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người.
(N. ô-xtơ-rốp-xki, Thép đã tôi thế đấy)
Nhận xét về việc kết hợp hai thao tác phản bác và chứng minh trong đoạn trích sau đây:
Ta không thể ghét sự tự học được: nó là một cuộc du lịch.
J.J. Ru-xô và Vích-to Huy-gô, hai văn hào ở Pháp đểu ca tụng thú đi chơi bộ.
J.J. Ru-xô nói: “Lúc nào muốn đi thì đi, muốn ngừng thì ngừng, muốn vận động nhiều hay ít tùy ý. Cái gì thích thỉ nhận xét, cảnh nào đẹp thì ngùng lại. Chỗ nào tôi thấy thú thì tôi ở lại. Hễ thấy chán thì tôi đi, tôi chỉ tùy thuộc tôi, tôi được hưởng tất cả sự tự do mà một người có thể hưởng được”.
Còn V. Huy-gô thì viết: “Người ta được tự chủ, người ta tự do, người ta vui vẻ. Người ta đi, người ta ngừng, người ta lại đi, không có gì bó buộc, không có gì ngăn cản”.
Cái thú tự học củng giống cái thú đi chơi bộ ấy. Tự học cũng là một cuộc du lịch, du lịch bằng trí óc, một cuộc du lịch say mè gấp trăm lần du lịch bằng chân, vì nó là du lịch trong không gian lẫn thời gian. Những sự hiểu biết của loài người
là một thế giới mènli mông. Kể làm sao hết được những vật hữu hình và vô hình mà ta sẽ thấy trong cuộc du lịch bằng sách vở ?
(Nguyễn Hiến Lê, Tự học - một nhu cầu thời đại)
Đoạn văn sau có sự kết hợp nhiều thao tác nghị luận. Hãy chỉ ra mô hình của đoạn vãn:
Một đằng thì mất mẩy năm trời để đi học một thứ chữ khác hẳn tiếng mình mà vẫn không có công hiệu; một đằng thì mất không tới sáu tháng là học ngay được văn tự của nước mình. Vậy thì không thể không theo chữ nước ta, điều ấy rõ ràng hét sức rồi. Một đằng thì theo đuổi lối học đầu ngọn, ghi nhớ từ chương, rồi chung quy chỉ được có cái hư văn. Một đằng thì để tâm vào những điều giản dị, rõ ràng là thiết yếu, mà lại thâu được thực học. Thế thì sách vở không thể không hiệu chỉnh, phép thi không thể không sửa đổi, nhân tài không thể không cổ vũ, củng là một việc hết sức dễ hiểu vậy.
Cái thuyết khinh rẻ công nghệ đã nổi lên thì vàng, bạc, gỗ, đá chỉ là nguyên liệu dể cho người nước ngoài dùng; cái đạo khuyến khích công nghệ được thịnh hành thì nước, lửa, gió, điện đều giúp ích cho sự cần dùng hằng ngày của dân ta cả. Vậy thì không thể không chấn hưng công nghệ, là điều tất nhiên.
Khư khư ngồi giữ lấy xóm cùng làng hẻm, sao bằng thả lỏng cho tinh thần bay nhảy ra cõi ngoài để cho tất cả vũ trụ đều có thể là nơi mình nằm chơi, dùi mài mấy tập giấy cũ, sao bằng xem báo mới mà trên giấy mực đều là thần trí. Thế thì không thề không mở báo quán là rõ ràng lắm.
Có người nói rằng: Non sông nước Nam đã vạch sẵn trong tập “Thiên thư”, văn kiến có từ lâu rồi; phép lục thư đã thông hành rồi, cần gì phải đặt thứ chữ mới ? Muôn quyển đã giàu rồi, cần gì phải dùng đến tân thư ? Khoa cử đã đủ để kén chọn người rồi, cần gì phải theo lối mới ? Điều lệ hiến chương đủ để trị nước rồi, cần gì phải dùng đến phép mới ? Nếu làm như vậy thì chẳng hóa ra biến dổi hết nề nếp văn hiến ngàn xưa để bắt chước cái mới, mới được ư ?
Than ôi ! Nếu quả như lời ấy thì dân trí nước ta đến chìm nghỉm tịt mù, không có bao giờ nảy nở ra được. [...] Than ôi ! Người ta đã tỉnh giấc rồi, ta còn mê ngủ ! Người đã qua đò, ta còn cắm sào ! Thì làm sao dứng nổi trên dài múa văn minh tiến bộ lớn này ĩ
(Trích Đông kinh nghĩa thục, Văn minh tân học sách)