Soạn bài Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ

  • Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ trang 1
  • Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ trang 2
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT BÀI THƠ, ĐOẠN THƠ
Đôi tượng của bài nghị luận về thơ rất đa dạng (một bài thơ, một đoạn thơ, hình tượng thơ,...).
'Vi dụ :
Đề 1: Phân tích bài thơ “Mộ” (.Chiều tối) của Hồ Chí Minh.
Đề 2: Phân tích khổ thơ đầu bài “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử.
Đề 3: Phân tích bức tranh xuân trong bài thơ “Vội vàng” của Xuân Diệu.
Đề 4: Phân tích hình tượng người lữ khách trong bài thơ “Sa hành đoản ca” của Cao Bá Quát.
Tuy nhiên, với kiểu bài này, cần tìm hiểu từ ngữ, hình ảnh, âm thanh, nhịp điệu, cấu tứ,... của bài thơ, đoạn thơ đó.
Nội dung: Bài viết thường có các nội dung sau:
Giới thiệu khái quát về bài thơ, đoạn thơ.
Phân tích những giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ.
Đánh giá chung.
THựC HÀNH - LUYỆN TẬP
Tìm hiểu đề và lập dàn ý cho các đề văn sau:
Đề 1.	Người đi Châu Mộc chiều sương ẩy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ Có nhớ dáng người trên độc mộc Trôi dòng nước lữ hoa đong đưa
Bức tranh trên có đúng là “thi trung hữu họa” không ? Phân tích khổ thơ để làm nổi bật cảnh sông nước đầy chất thơ của miền Tây qua ngòi bút tài hoa, tinh tế của Quang Dũng.
Đề 2. Cảm nhận của anh (chị) về hai mùa thu đất nước trong đoạn thơ trích từ câu “Sáng mát trong như sáng năm xưa” đến câu “Những dòng sông đỏ nặng phù sa” trong bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi.
Đề 3. Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ
Hãy triển khai cảm hứng trên của cái tôi trữ tình Chế Lan Viên trong đoạn thơ trích từ câu “Con gặp lại nhân dân như nai về suôi cũ” đến câu “Nhưng trọn đời con nhớ mãi ơn nuôi” trong bài thơ Tiếng hát con tàu.
Đề 4.	Ta về mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ những hoa cùng người
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng
Ngày xuân mơ nở trắng rừng Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mỉnh Rùng thu trăng rọi hòa bình,
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.
(Tố Hữu,v/ệí Bắc)
Viết lại những ấn tượng sâu đậm về con người và núi rừng Việt Bắc được gợi lên từ những vần thơ trên.
Đề 5. So sánh gương mặt đất nước trong bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi và đoạn thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm.