Soạn bài Giữ gìn sự trong sáng trong Tiếng Việt

  • Giữ gìn sự trong sáng trong Tiếng Việt trang 1
  • Giữ gìn sự trong sáng trong Tiếng Việt trang 2
  • Giữ gìn sự trong sáng trong Tiếng Việt trang 3
GIỮ GÌN Sự TRONG SÁNG CỦA TIẾNG VIỆT
Sự trong sáng là một phẩm chất cao đẹp của tiếng Việt. Phẩm chất đó được biểu hiện ở các phương diện chủ yếu như:
Hệ thông các chuẩn mực, quy tắc chung và sự tuân thủ các chuẩn mực, quy tắc đó.
Không cho phép pha tạp, lai căng, nghĩa là không cho phép sử dụng tùy tiện, không cần thiết những yếu tô' của ngôn ngữ khác., trong khi vẫn dung hợp những yếu tô' tích cực đốì với tiếng Việt.
Tính văn hóa, lịch sự của lời nói.
Muốn đạt được sự trong sáng khi sử dụng tiếng Việt, mỗi cá nhân cần:
Có tình cảm yêu mến và quý trọng tiếng Việt.
Có hiểu biết về tiếng Việt.
Có ý thức và thói quen sử dụng tiếng Việt theo các chuẩn mực, các quy tắc chung, sao cho lời nói vừa đúng, vừa hay, vừa có tính văn hóa.
THựC HÀNH - LUYỆN TẬP
1. Bài tập 1, trang 34, SGK, tập 1
Phân tích tính chuẩn xác trong việc dùng từ ngữ của Hoài Thanh và Nguyễn Du khi chỉ ra nét tiêu biểu về diện mạo hoặc tính cách các nhân vật trong Truyện Kiều để thấy được sự trong sáng của đoạn văn.
Gợi ỷ-. Tính chuẩn xác là một biểu hiện về sự trong sáng của ngôn ngữ. Muốn thấy được tính chuẩn xác, cần đặt các từ trong mục đích lột tả tính cách các nhân vật trong Truyện Kiểu, đồng thời so sánh đối chiếu với các từ gần nghĩa, đồng nghĩa cùng biểu hiện tính cách đó nhưng hai nhà văn không dùng. Đó là các từ ngữ nói về các nhân vật:
Kim Trọng: rất mực chung tình
Thúy Vân: cô em gái ngoan
Hoạn Thư: người đàn bà bản lĩnh khác thường, biết điều mà cay nghiệt
Thúc Sinh: sợ vợ
Từ Hải: chợt hiện ra, chợt biến đi như một vì sao lạ
Tú Bà: “nhờn nhợt” màu da
Mã Giám Sinh: “mày râu nhẵn nhụi”
Sở Khanh: chải chuốt dịu dàng
Bạc Bà Bạc Hạnh: miệng thề “xoen xoét”
Các từ rắt mực chung tình dùng để nói về Kim Trọng là rất chính xác. Kim Trọng yêu say đắm Thúy Kiều nhưng vì tai họa giáng xuống gia đình Thúy Kiều
nên môì tình không được toại nguyện. Mặc dù được thay thế bằng mối tình của Thúy Vân, nhưng Kim Trọng vẫn không lúc nào nguôi tình cảm với Thuý Kiều, đã tìm mọi cách để tìm tung tích Thuý Kiều và cuối cùng đã tìm được nàng lưu lạc ở phương xa. Tìm được nàng Kiều, tình cảm của Kim Trọng vẫn đằm thắm như xưa, nghĩa là vẫn rất mực chung tình.
Bài tập 2, trang 35, SGK, tập 1
Đặt lại các dấu câu vào vị trí thích hợp trong đoạn văn của Chế Lan Viên để đảm bảo sự trong sáng của đoạn văn:
Gợi ý: Đoạn văn đã bị bỏ sót một sô' dấu câu, do đó lời không gãy gọn, mà ý không được sáng rõ. Muôn đạt được sự trong sáng, cần đặt những dâu câu cần thiết vào các vị trí thích hợp như sau:
Tôi có lấy ví dụ về một dòng sông. Dòng sông vừa trôi chảy, vừa phải tiếp nhận - dọc đường đi của mình - những dòng nước khác. Dòng ngôn ngữ cũng vậy - một mặt nó phải giữ bản sắc cố hữu của dân tộc, nhưng nó không được phép gạt bỏ, từ chối những gì mà thời đại đem lại. (Chế Lan Viên)
Có thể ở một sô' vị trí trong đoạn văn trên có những khả năng khác trong việc dùng dấu câu mà vẫn đảm bảo nội dung cơ bản mà tác giả định biểu hiện. Chẳng hạn:
Thay cho hai dấu gạch ngang ở câu 2 là hai dấu ngoặc đơn.
Thay cho dấu gạch ngang ở câu 3 là dấu hai chấm.
Đoạn văn sau đây có đạt được sự trong sáng không ? Vì sao ? Nếu chưa đạt được sự trong sáng thì cần viết lại như thế nào ?
Với màng lưới y tế cơ sở rộng khắp, trong những năm chống Mĩ cứu nước, y tế xã, phường, thị trấn đã đóng góp công sức to lớn vào cấp cứu chẩn thương tại chỗ, không quản hi sinh gian khổ, cán bộ y tể cơ sở, đã có mặt ngay sau những loạt bom vừa nổ, đi sát các trận địa pháo của bộ đội và nhân dân, đã cứu sống hàng vạn người, gương tiều biểu cho lớp cán bộ y tế cơ sở đó là anh Nguyễn Văn A...
Gợi ỷ: Đoạn văn không có sự trong sáng vì câu văn dài dòng, ôm đồm, ý không được sáng rõ, mạch lạc. Muôn cho trong sáng phải diễn đạt lại: ngắt thành một sô' câu, dùng dấu câu thích hợp sao cho các ý vừa sáng rõ, vừa có sự liên kết mạch lạc. Tham khảo cách sửa như sau:
Với một màng lưới y tế cơ sở rộng khắp, trong những năm kháng chiến chống Mĩ cứu nước, ngành y tế ở các xã, phường, thị trấn đã đóng góp công sức to lớn vào việc cấp cứu chấn thương tại chỗ. Cán bộ y tế cơ sở, không quản hi sinh gian khổ, đã có mặt ngay sau những loạt bom vừa nổ, đã đi sát các trận địa pháo của bộ đội và nhân dân, do đó đã cứu sống được hàng vạn người. Gương tiêu biểu cho lớp cán bộ y tế cơ sở đó là anh Nguyễn Văn A.
Các từ Hán Việt in đậm trong các câu sau đã sử dụng không đúng, vì thê' câu văn không đạt được sự trong sáng. Hãy phân tích cái sai và chữa lại cho đạt được sự trong sáng:
Vì mê chữ của Huấn Cao nên viên quản ngục mới ra vào trại giam luân hồi để giúp đỡ Huấn Cao.
Mọi người đều vui vẻ xin ra nhập liội.
Những điều mẹ dạy con, con xin ghi nhớ suốt hành trang của mình.
Từ xưa, dân tộc ta từng bị nhiều phong kiến và thuộc địa áp bức bóc lột.
Gợi ý: Các câu torng bài tập này không đạt được sự trong sáng do người
viết dùng sai một số từ:
Câu dùng sai từ luân hồi. Từ này có nghĩa là: xoay vần không thôi, do đó nó chỉ có một nét nghĩa phù hợp với câu văn này: liên tục, không ngừng, cần thay thế bằng một trong các từ: liên tục, không ngừng, nhiều lần,...
Câu có từ sai về âm thanh và chữ viết (gia nhập-, vào, thêm vào; chứ không phải ra nhập), vì vậy, câu này cũng không trong sáng. Có thể thay từ đó bằng từ thuần Việt: vào.
Tứ hành trang dùng sai. Hành trang-, đồ dùng của người đi đường. Có một từ gần âm với từ hành trang mà lại phù hợp với nghĩa của câu văn là từ hành trình (nghĩa gốc: đường đi, có thể có nghĩa chuyển là: cuộc đời). Vì thế, có thể và cần thay từ hành trang bằng một trong các từ: hành trình, đường đi, cuộc đời,...
Các từ dùng sai trong câu văn là phong kiến và thuộc địa.
Từ phong kiến thường dùng là tính từ, ít dùng một mình với nghĩa danh từ. Vì vậy, muôn dùng để chỉ người hay thế lực, thường phải kết hợp từ phong kiến với các từ khác như: giai cấp, thể lực, bọn, chế độ,...
Từ thuộc địa có nghĩa là: một nước thuộc quyền thông trị của nước khác. Muôn nói đến kẻ xâm chiếm và thống trị nước khác thì phải dùng từ thực dân.
Do đó câu (d) cần chữa thành: Từ xưa, dân tộc ta từng bị nhiều thế lực (bọn,...) phong kiến và thực dân áp bức bóc lột.
Hãy bình luận ý kiến sau đây:
Nếu tôi làm vua thì tôi sẽ ra một đạo luật rằng nhà văn nào dùng một từ mà chính mình lại không thể cắt nghĩa được, thỉ nhà văn đó sẽ bị tước quyền viết văn và bị đánh một trăm roi. (L. Tôn-xtôi)
Gợi ý-. Lời nói của đại văn hào người Nga L.Tôn-xtôi có sắc thái hài hước cốt để nhấn mạnh vào sự trong sáng trong việc sử dụng từ ngữ. Muôn đạt được sự trong sáng thì bản thân người nói hay người viết phải có nhận thức và suy nghĩ sáng rõ, phải lựa chọn đúng từ ngữ để biểu hiện được nội dung điều nhận thức, suy nghĩ, phải cắt nghĩa được các từ ngữ mà mình sử dụng. Ngay cả các nhà văn, những nghệ sĩ của ngôn từ, cũng không thể không đáp ứng yêu cầu đó. Nếu dùng một từ ngữ không rõ nghĩa thì lời nói hay câu văn sẽ không đạt được trong sáng.