Soạn bài Rèn luyện kĩ năng mở bài, kết bài trong bài văn nghị luận

  • Rèn luyện kĩ năng mở bài, kết bài trong bài văn nghị luận trang 1
  • Rèn luyện kĩ năng mở bài, kết bài trong bài văn nghị luận trang 2
RÈN LUYỆN KĨ NĂNG MỞ BÀI, KẾT BÀI
TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
Mở bài thông báo chính xác, ngắn gọn về đề tài; hướng người đọc (người nghe) vào đề tài một cách tự nhiên và gợi sự hứng thú với vân đề trình bày trong văn bản.
Kết bài thông báo về sự kết thúc của việc trình bày đề tài, nêu đánh giá khái quát của người viết về những khía cạnh nổi bật nhất của vấn đề; gợi liên tưởng rộng hơn, sâu sắc hơn.
THựC HÀNH - LUYỆN TẬP
Dưới đây là những lời mà nhà văn Nguyễn Đình Thi đã dùng để mở đầu bài Hành trình vào thế kỉ mới:
Nắng rét buổi chiều năm mới trên những phố Hà Nội nghìn tuổi như trầm ngâm đưa người đến những khoảng xa, chưa nhìn thấy được rõ. Còn vài năm nữa là đến năm 2000 rồi.
Tôi bước đi bâng khuâng. Một chặng đường trăm năm đã sắp hết, sắp bước sang một trăm năm khác. Và theo dương lịch thỉ vừa chẵn một kỉ nguyên nghìn năm cũng sắp đi qua, để loài người bước đến một kỉ nguyên mới, một nghìn năm nữa.
Sang thế kỉ tới, sẽ như thế nào đây ?
(Nguyễn Đình Thi, Tiểu luận - Bút kí)
Anh (chị) hãy cho biết:
Đây là mở bài trực tiếp hay mở bài gián tiếp ?
Trong phần mở bài trên, nhà văn nghĩ đến tương lai, nhưng lại bắt đầu quá trình suy tư từ hiện tại. Vì sao có thể cho đó là cách dẫn dắt rất thích hợp với bản chất của việc mở bài ?
Có một phần mở bài được viết như sau:
Trong văn học Việt Nam đã có không ít tác phẩm mang tên gọi truyền kì hoặc mang tính chất truyền kì. Song được tôn vinh là “thiên cổ kì bút” (áng văn kì lạ của nghìn đời) thì cho đến nay mới có một “Truyền kì mạn lục”.
Công trình nghệ thuật văn xuôi này của nhà văn Nguyễn Dữ, đúng như tên gọi của nó, đã ghi chép lại nhiều câu chuyện lạ kì có nguồn gốc trong cổ tích vặ dã sử của Việt Nam. “Chuyện người con gái Nam Xương” chính là một trong những câu chuyện lạ kì như thế.
Có bạn cho rằng phần mở bài trên quá dài dòng, nên viết gọn lại thành:
Nguyễn Dữ là một nhà văn lớn của văn học Việt Nam thời trung đại. Ông đã viết tác phẩm “Truyền kì mạn lục” để ghi lại nhiều câu chuyện lạ kì trong dã sử và cổ tích. “Chuyện người con gái Nam Xương” là một trong những câu chuyện đó.
Anh (chị) nghĩ như thế nào về hai phần mở bài trên ?
Tập viết nhiều phần mở bài khác nhau cho cùng một đề văn.
Dưới đây là phần kết bài trong bài văn của một bạn học sinh:
Tóm lại, “Những dứa con trong gia đình” là một truyện ngắn hay. Cám ơn nhà văn Nguyễn Thi đã giúp ta hiểu thêm về một nguyên nhân làm nên phẩm chất anh hùng của dân tộc và suy nghĩ sâu xa hơn về truyền thống gia đình.
Anh (chị) đánh giá thế nào về lời kết đó ? Hãy thử tìm cách làm cho phần kết bài đó trở nên hay hơn, có sức gợi suy nghĩ và gợi cảm nhiều hơn.
Hãy tập viết phần kết bài theo các hướng sau:
Tập viết nhiều phần kết bài khác nhau cho cùng một đề văn.
Tập kết thúc nhiều bài văn khác nhau bằng một vài câu viết giống nhau.
Tập viết phần mở bài và phần kết bài của một bài văn sao cho hai phần đó vừa phân biệt rõ rệt với nhau lại vừa thống nhất, tưong ứng với nhau.