Soạn bài Số phận con người (Sô - lô - khốp, 1957)

  • Số phận con người (Sô - lô - khốp, 1957) trang 1
  • Số phận con người (Sô - lô - khốp, 1957) trang 2
  • Số phận con người (Sô - lô - khốp, 1957) trang 3
  • Số phận con người (Sô - lô - khốp, 1957) trang 4
  • Số phận con người (Sô - lô - khốp, 1957) trang 5
  • Số phận con người (Sô - lô - khốp, 1957) trang 6
số PHẬN CON NGƯỜI
M. Sô-lô-khốp
A. Giới thiệu
Mi-kha-in A-lếch-xan-đrô-vích Sô-lô-khôíp (1905 - 1984) là nhà văn Xô viết lỗi lạc, được vinh dự nhận giải Nô-ben về văn học năm 1965. Các tác phẩm của ông được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới. Là một nhà tiểu thuyết có tài, Sô-lô-khô P được liệt vào hàng những nhà vãn lớn nhất của thế giới thế kỉ XX.
Sô-lô-khốp sinh tại thị trấn Vi-ô-sen-xcai-a thuộc tỉnh Rô-xtốp trên vùng thảo nguyên sông Đông. Ông tham gia công tác cách mạng tại quê hương từ khá sớm: thư kí ủy ban thị trấn, nhân viên thu mua lương thực, tiễu phỉ.
Cuối năm 1922, Sô-lô-khôp đi Mát-xcơ-va, không tiếp tục theo học được, ông phải làm nhiều nghề để kiếm sông: thợ đập đá, khuân vác, kế toán. Thời gian rảnh rỗi, Sô-lô-khốp dành cả cho việc tự học và đọc văn học.
Năm 1925, Sô-lô khôP trở về quê.
Năm 1926, ở tuổi 21, Sô-lô-khốp in hai tập truyện ngắn là Truyện sông Đông và Thảo nguyền xanh, gồm 21 truyện ngắn. Đề tài chính của các truyện này là cuộc đấu tranh khóc liệt ở vùng sông Đông thời nội chiến.
Từ nẳm 1925, ông đã bắt tay viết tác phẩm tâm huyết nhất của đời mình: tiểu thuyết Sông Đông êm đềm. Cuốn tiểu thuyết được in dần từng phần, vượt qua nhiều trắc trở, hoàn thành vào năm 1940 (4 quyển, 8 phần) và lập tức được trao Giải thưởng Quốc gia. Nhà văn lão thành A. Xê-ra-phi-mô-vích vui mừng chào đón tài năng trẻ Sô-lô-khôp - “con đại bàng non tung cánh trong bầu trời vãn học”.
Truyện ngắn số phận con người (1957) của Sô-lô-khôp là cột mốc quan trọng mở ra chân trời mới cho văn học Xô viết. Dung lượng tư tưởng lớn của truyện khiến có người liệt nó vào loại tiểu anh hùng ca.
Tóm tắt cốt truyện
Mùa xuân năm 1946, trên đường đi công tác, tác giả gặp anh lái xe An-đrây Xô- cô-lốp 46 tuổi và bé Va-ni-a chừng 5-6 tuổi trên bến đò. Nhân dịp này, An-đrây Xô-cô-lốp đã kể cho tác giả nghe về cuộc đời đau khổ của mình.
Khi chiến tranh bùng nổ, anh ra trận, để lại vợ và ba con ở hậu phương. Chiến đấu chừng một năm, anh bị thương hai lần vào tay và chân. Tiếp đó là hai năm bị đọa đày trong các trại tập trung của phát xít Đức. Nấm 1944, bọn phát xít bị thua to trên mặt trận Xô - Đức, buộc phải dùng cả tù binh làm lái xe. Nhân cơ hội đó, An-đrây Xô-cô-lổp đã cướp xe, bắt sông tên trung tá phát xít chạy thoát về phía Hồng quân. Mãi lúc ấy anh mới biết vợ và hai con gái anh đã bị bom phát xít giết hại từ giữa năm 1942. A-na-tô-li, con trai anh, một học sinh giỏi toán, giờ là đại úy pháo binh. Hai cha con cùng tiến đánh Béc- lin, sào huyệt của bọn phát xít. Đúng ngày 9 tháng 5 năm 1945, ngày Chiến thắng, một tên thiện xạ Đức đã bắn chết A-na-tô-li, đứa con trai yêu quý, niềm hi vọng cuối cùng củạ An-đrây Xô-cô-lốp.
Kết thúc chiến tranh, Xô-cô-lôp không dám trở lại quê nhà. Anh đến chỗ của một đồng đội cũ, xin làm lái xe cho một đội vận tải. Tình cờ, anh gặp chú bé Va-ni-a. Bô' mẹ đều chết trong chiến tranh, chú bé bơ vơ không nơi nương tựa. Anh nhận Va-ni-a làm con. Chú bé thơ ngây tin rằng Xô-cô-lốp là bô' đẻ của mình. Xô-cô-lô'p yêu thương chăm sóc chú bé thật chu đáo và xem nó là nguồn an ủi, là niềm vui lớn của đời mình. Tuy nhiên, anh vẫn bị ám ảnh bởi nỗi đau trong chiến tranh. Đêm đêm, anh vẫn mơ thấy vợ và các con của mình, thức giấc thì gối đẫm nước mắt... Một chuyện rủi ro xảy ra, anh lái xe đụng phải con bò nên bị thu hồi bằng lái xe, phải chuyển sang làm thợ mộc. Nỗi đau buồn trong chiến tranh cứ ám ảnh khiến anh phải thay đổi chỗ ở, hai cha con cứ cuốc bộ khắp nước Nga. Dù vậy, anh vẫn cô' giấu không cho bé Va-ni-a biết được tâm trạng đau khổ của mình.
Giá trị tác phẩm
Tác phẩm thể hiện cách nhìn cuộc sống chiến tranh một cách toàn diện, chân thực, sự đổi mới cách mô tả nhân vật, khám phá tính cách Nga, khí phách anh hùng và nhân hậu của người lính Xô viết.
Mô tả toàn diện chiến tranh với bộ mặt thật của nó. Trong khi lên án chiến tranh xâm lược, biểu dương khí phách anh hùng của nhân dân chiến đấu chông xâm lược, nhà văn đã không ngần ngại nói lên cái giá rất đắt của chiến thắng, những đau khổ tột cùng mà con người phải chịu đựng do chiến tranh.
Mô tả con người bình thường, thậm chí “nhỏ bé”, với tất cả các quan hệ phức tạp, đa dạng. Từ bỏ lối mô tả khuôn sáo, nông cạn, hời hợt về con người.
Chú ý tới giá trị nhân đạo của văn học, nâng cao sức biểu cảm của hình tượng nghệ thuật, trong khi vẫn chú ý đầy đủ tới vai trò giáo dục của nó.
B. Đọc - hiểu văn bản
1. Nhân vật An-đrây Xô-cô-lô'p
Hoàn cảnh và tâm trạng của An-đrây Xô-cô-lốp sau khi chiến tranh kết thúc và trước khi gặp bé Va-ni-a
Sô-lô-khô'p thuật lại câu chuyện mà ông đã nghe vào mùa xuân đầu tiên sau chiến tranh”, nghĩa là vào năm 1946. Nhà văn tình cờ gặp anh lái xe An-đrây Xô-cô-lô'p trên bến đò qua sông E-lan-ca. Chỉ nhìn vào cặp mắt của anh, chúng ta có thể biết con người này đã trải qua tấn thảm kịch khủng khiếp như thê' nào: “không biết đã có lúc nào các bạn thấy đôi mắt như bị phủ tro, chan chứa nỗi buồn thê thảm khôn nguôi đến nỗi ta không dám nhìn vào đó chưa ?”.
Đoạn trích này là phần cuối, kết thúc câu chuyện. Tại đây chúng ta được biết những mất mát tưởng như quá sức chịu đựng của con người: “Tôi đã chôn trên đất người, đâ't Đức, niềm vui sướng và niềm hy vọng cuối cùng của tôi”.
Bản thân anh đã chịu trăm nghìn cay đắng và những mất mát trong chiến tranh
Niềm hi vọng cuối cùng giúp anh bám víu vào cuộc đời này là A-na-tô-li, chú học sinh giỏi toán, đại úy pháo binh, đứa con trai yêu quý đang cùng anh tiến đánh Béc-lin. Và hi vọng cuối cùng đó cũng bị dập tắt: “Đúng ngày 9 tháng 5, ngày Chiến thắng, một thằng thiện xạ Đức đã giết chết mất A-na-tô-li của tôi..”.
Những gì đang đợi ohờ An-đrây Xô-cô-lốp sau chiến tranh ? Anh sống như một người lao động bình thường. Tất nhiên anh đã quen mượn chén rượu để giải sầu: “Thường cứ chạy xe xong trở về thành phố’, việc đầu tiên cũng dễ hiểu thôi, là tôi vào hiệu giải khát, nhấm nháp chút gì đó và tất nhiên có uống một li rượu lử người. Phải nói rằng tôi đã quá say mê cái món nguy hại ấy.”. Như vậy, một nguy cơ rình rập anh: cái vực thẳm của nạn nghiện rượu. BỊ đẩy vào tình cảnh bi đát như Xô-cô-lôp, người thiếu bản lĩnh dễ rơi vào ngõ cụt bế tắc.
An-đrây Xô-cô-lốp nhận bé Va-ni-a làm con nuôi
Đây là chân dung của chú bé Va-nì-a - chừng năm, sáu tuổi - trong con mắt An-đrây Xô-cô-lốp: “[...] thằng bẻ rách bươm xơ mướp. Mặt mủi thì bê bết nước dưa hấu, lem luốc, bụi bặm, bẩn như ma lem, đầu tóc rối bù, nhưnh cặp mắt - cứ như những ngôi sao sáng ngời sau trân mưa đêm !”. Những chi tiết nghệ thuật được chọn lọc để bộc lộ cả sự xót thương và lòng yêu mến của An-đrây Xô-cô-lôp đối với chú bé. Nét nổi trội nhất ở chú bé khiến An-đrây Xô-cô-lôp xúc động, ấy là sự thơ ngây tội nghiệp, không nơi nương tựa, mồ côi cả cha lẫn mẹ, ai cho gì thì ăn nấy, bạ đâu ngủ đó.
Không phải ngẫu nhiên An-đrây Xô-cô-lốp ba lần dùng hình ảnh con chim để nói đến chú bé và ví chú với con dè con, ngọn cỏ trước gió.
An-đrây Xô-cô-lốp cảm thấy nhói đau trong tim vì tiếng thở dài của bé Va-ni-a. “Một con chim non nớt như thế mà đã học thở dài ư ? Đấy đâu phải việc của nó ?”. Xô-cô-lốp không nén được xúc động, anh cũng không muôn che giấu xúc động: “Những giọt nước mắt nóng hổi sôi lên ở mặt tôi và lập tức tôi quyết định: “Không thể để cho mình với nó chìm nghỉm riêng rẽ được ! Mình sẽ nhận nó làm con.”. Ngay lúc ấy, tâm hồn tôi bỗng nhẹ nhõm và bùng sáng lên”.
Hai trái tim cô đơn lạnh giá bất chợt ấm lên vì được chụm lại bên nhau. Tình người ấm áp. Cả hai đều choáng váng: ‘Nó áp sát vào người tôi, toàn thân cứ run lên như ngọn cỏ trước gió. Còn mắt tôi thì cứ mờ đi, cả người cũng run lên, hai bàn tay lẩy bẩy...”.
Hai vợ chồng bác chủ nhà không có con hết sửc đồng tình với việc làm nhân ái cao thượng của An-đrây Xô-cô-lốp và xúc động chia sẻ niềm vui với anh: “Bà chủ múc xúp bắp cải vào đĩa cho nó, rồi đứng nhìn nó ăn ngấu nghiên mà nước mắt chảy ròng ròng. Bà đứng cạnh lò sưởi lấy tạp dề che mặt khóc.”.
Đọc đoạn văn tiếp theo ta dễ dàng nhận ra sự săn sóc chí tình của An-đrây Xô-cô-lốp đôi với Va-ni-a. Nhưng ở đây tác giả đã khéo nhấn mạnh sự vụng về của người đàn ông để làm nổi bật tình thương bộc trực, mộc mạc của An-đrây Xô-cô-lôp đốì với bé Va-ni-a.
Chỉ có tình thương mới chữa lành vết thương trong trái tim - đó là quy luật tâm lí mà nhiều nhà vẳn đã khám phá.
Do đã quên bản thân mình và nỗi khổ của mình, đem tình thương ấp ủ bé Va-ni-a côi cút, An-đrây Xô-cô-lôp có được niềm vui bất ngờ: “Tôi thức giấc, thấy nó rúc vào nách tôi như con chim sẻ dưới mái rạ, ngáy khe khẽ, tôi thấy lòng vui không lời nào tả xiết !”, “Đêm đêm khi nhìn nó ngủ, khi thì thơm mái tóc xù của nó, trái tim tôi đã suy kiệt, đã bị chai sạn và đau khổ, nay trở nên êm dịu hơn...”. Sung sướng biết bao khi lòng nhân ái có thể giúp cho trái tim con người
không chai đá trước khổ đau mà êm dịu tình người. Chính lòng nhân ái đã giúp cho hai con người côi cút có thể vượt qua sự cô đơn.
An-đrây Xô-cô-lốp đã nén nỗi đau riêng để đem lại niềm vui cho chú bé, để cho tâm hồn thơ ngây của bé Va-ni-a được thanh thản.
Điểm nhìn của nhân vật An-đrây Xô-cô-lôp hoàn toàn trùng khớp với điểm nhìn của tác giả: “Cái chính ở đây là phải biết kịp thời quay mặt đi. Cái chính ở đây là đừng làm tổn thương trái tim em bé, đừng để cho em thấy những giọt nước mắt đàn ông hiếm hoi nóng bỏng lăn trên má anh”. Cái chính ở đây là phải tổ chức cuộc sông như thế nào để trẻ em được sung sướng, hạnh phúc; phải chăm sóc cho bao đứa trẻ bất hạnh vì chiến tranh.
An-đrây Xô-cô-lốp vượt lên nỗi đau và sự cô đơn
Trong thời bình, An-đrây Xô-cô-lốp vẫn phải lo kiếm kế sinh nhai. Ớ vào tuổi 46, anh vẫn phải tự minh xoay xở giữa đời thường đầy những eo sèo. Câu chuyện xe ô tô của anh quệt phải con bò chứng tỏ điều đó: “Con bò đứng dậy, ve vẩy đuôi rồi chạy vào ngõ hẻm, còn tôi thì bị tước bằng lái”. Nụ cười hóm hỉnh vẫn để lại một dư vị chua chát!
Thế là anh phải ra đi. Phiêu bạt là sô' kiếp của anh. Đau khổ khiến anh ngồi không yên ổn, ở không vững vàng: “Nỗi đau buồn không cho tôi ở lâu mãi một chỗ được”. Sự xê dịch, những cảnh đời khác lạ ở các phương trời khác nhau có lẽ sẽ giúp nhanh chóng hàn gắn vết thương lòng còn rỉ máu trong anh.
Qua đôi ba lời ít ỏi, ta hiểu rằng, ngay thể chất anh cũng yếu đi nhiều: “trái tim tôi đã suy kiệt, đã bị chai sạn vì đau khổ...”, “nhưng mà quả tim tôi đã rệu rã lắm rồi, đến phải thay pít-tông thôi... Có khi tự nhiên nó nhói lên, thắt lại, và giữa ban ngày mà tối tăm mặt mũi. Tôi chỉ sợ lúc nào đó đang ngủ mà tôi chết luôn làm cho con trai tôi phải khiếp sợ.”.
Nỗi đau ám ảnh An-đrây Xô-cô-lốp không dứt. Tất cả còn nóng hổi, quá mới mẻ. Anh phải chịu đựng gian khổ như một con người bình thường. Không chút lên gân, anh thành thật tâm sự: “Và đây là một điều rất kì lạ: ban ngày bao giờ tôi cũng trấn tĩnh được, không hở ra một tiếng thở dài, một lời than vãn, nhưng ban đêm thức giấc thì gổì đẫm nước mắt”. Ngoài ý muôn của con người kiên cường đó, anh đã khóc trong mơ. Biết như vậy ta càng quý trọng anh vì anh đã cứng cỏi nuốt thầm giọt lệ để cho bé Va-ni-a không phải khóc.
Thái độ của người kể chuyện - Ý nghĩa của lời trữ tình ngoại đề
Truyện ngắn số phận con người được xây dựng theo lối truyện lồng trong truyện. Ở đây có hai người kể chuyện: người thứ nhất là An-đrây Xô-cô-lốp, người thứ hai là tác giả, người thuật lại câu chuyện của Xô-cô-lốp.
Người kể chuyện phải khuôn theo cách nói năng, tâm tính, giọng điệu, tâm trạng của Xô-cô-lô'p, qua đó trực tiếp bộc lộ tính cách của nhân vật này. Trên kia ta đã phân tích nhiều nét tính cách của Xô-cô-lốp. Ớ đây ta nói thêm về cách nói bỗ bã, xen nhiều từ ngữ bình dân và biệt ngữ của người lái xe: chả mẩy chốc, Uống li rượu lử người, chìm nghỉm, tước hằng lái,... Đồng thời ta cũng thấy rõ thái độ tin cậy, cởi mở, có phần hồn nhiên, bộc trực, dễ xúc động của An-đrây Xô-cô-lốp, một người lao động, khi dốc bầu tâm sự.
Người kể chuyện còn trực tiếp miêu tả bô'i cảnh và thời gian gặp gỡ của nhân vật chính, khung cảnh thiên nhiên, chân dung các nhân vật, những ấn tượng và đánh giá về nhân vật đó.
Sô-lô-khốp không che giấu thiện cảm đặc biệt với An-đrây Xô-cô-lốp, người khách lạ đã trở thành thăn thiết đối với mình. Nhà văn xúc động mãnh liệt trước số phận con người: “Với một nỗi buồn thấm thìa, tôi nhìn theo hai bô" con”.
Thái độ của người kể chuyện thể hiện trong tất cả các biện pháp nghệ thuật vừa nêu. Thái độ trữ tình đó được đúc kết trong đoạn trữ tình .ở ngoại đề cuối truyện: “Hai con người côi cút, hai hạt cát đã bị sức mạnh phũ phàng của bão tô" chiến tranh thổi bạt đến những miền xa lạ... Cái gì đang chờ đón họ ở phía trước ? Thiết nghĩ rằng con người Nga đó, con người có ý chí kiên cường, sẽ đứng vững được và sông bên cạnh bô", chú bé kia một khi lớn lên sẽ có thể đương đầu với mọi thử thách, sẽ vượt qua mọi chướng ngại trên đường nếu như Tổ quốc kêu gọi.”.
Trữ tình ngoại đề là sự giãi bày cảm xúc, ấn tượng chủ quan của nhà văn về những gì mà nhà văn đã mô tả, phơi bày một cách khách quan trước bạn đọc. Với đoạn trữ tình ngoại đề này, Sô-lô-khốp bày tỏ lòng khâm phục và tin tưởng ở tính cách Nga kiên cường. Đồng thời, xa lạ với lô"i tô hồng hiện thực, với kết thúc có hậu, Sô-lô-khốp báo trước vô vàn khó khăn, trở ngại mà con người phải vượt qua trên đường vươn đến tương lai, hạnh phúc.
Suy nghĩ của tác giả về sô" phận con người
Xuyên suô"t cả truyện là câu hỏi mà An-đrây không giải đáp được về sô' phận cá nhân mình: “Đời ơi là đời, sao người lại làm ta sưt mẻ đến thê" ? Sao người lại hành hạ ta đến thê" ?”. Đó cũng là niềm băn khoăn của nhà văn về sô' phận con người.
Truyện ngắn số phận con người cũng thể hiện ước vọng của Sô-lô-khốp: “Tôi mong muôh các tác phẩm của tôi giúp cho con người trở nên tô"t đẹp hơn, tâm hồn trong sáng hơn, giúp họ thức tỉnh lòng thương yêu con người, khát vọng đấu tranh vì lí tưởng nhân đạo và sự tiến bộ của loài người”.
Truyện ngắn Sô' phận con người khám phá, ngợi ca tính cách Nga, con người có ý chí kiên cường. Tính cách đó hòa hợp trong con người đó hai phẩm chất tưởng chừng trái ngược nhau: đó là sự cứng rắn và mềm dịu của tâm hồn, ý chí kiên cường và lòng nhân ái.
Sô-lô-khô"p nhắc nhở, kêu gọi sự quan tâm của toàn xã hội đô"i với cá nhân con người. Nhà văn không chỉ miêu tả cá nhân góp phần tạo nên lịch sử, ông còn nhấn mạnh trách nhiệm của lịch sử đô'i với mỗi cá nhân.
Mặt khác, với truyện ngắn Số phận con người, Sô-lô-khô"p góp tiếng nói lên án hão tố chiến tranh phi nghĩa và sức mạnh phũ phàng của nó.
Sô-lô-khô'p dũng cảm nói lên sự thật, không sợ màu sẫm và gai góc. Ong đã trình bày cương lĩnh nghệ thuật của mình khi nhận giải Nô-ben: “Nói với
bạn đọc một cách trung thực, nói cho mọi người biết sự thật - đôi khi khắc nghiệt nhưng bao giờ cũng táo bạo, củng cố trong lòng người niềm tin ở tương lai, tin ở sức mạnh của mình có khả năng xây dựng tương lai đó.”, c. Tổng kết
Bản lĩnh kiên cường và nhân hậu của con người Xô viết.
Sô-lô-khốp là nhà văn dũng cảm khám phá sự thật.