Soạn bài Tự do (Ê - luy - a, 1942)

  • Tự do (Ê - luy - a, 1942) trang 1
  • Tự do (Ê - luy - a, 1942) trang 2
  • Tự do (Ê - luy - a, 1942) trang 3
  • Tự do (Ê - luy - a, 1942) trang 4
Tự DO
p. Ê-luy-a
A. Giới thiệu
Pôn Ê-luy-a (1895 - 1952), nhà thơ Pháp, tên thật là Pôn ơ-gien Granh-đen, sinh ở Xanh Đơ-ni, một thị trấn nhỏ ở phía bắc Pa-ri.
Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, ông bị động viên vào lính và bị thương. Năm 1919, ông tham gia trào lưu siêu thực nhưng dần dần, ông nhận thức được rằng nghệ thuật không thể tách rời mà phải tham gia bảo vệ cuộc sông. Các sáng tác thơ của ông trong thời kì này mang nội dung chông chiến tranh đế quốc và giàu tính nhân đạo. Ông thoát li hẳn trào lưu siêu thực, tham gia mặt trận chông chủ nghĩa phát xít, bảo vệ nền Cộng hòa Tây Ban Nha non trẻ. Năm 1942, ông trở lại Đảng Cộng sản Pháp. Ông viết: “Mùa xuân 1942, tôi vào Đảng Cộng sản và bởi vì đó là Đảng của nước Pháp, tôi phụng sự bằng mọi sức lực và cả cuộc đời tôi. Tôi muốn cùng mọi người trong nước tôi tiến lên phía trước, đến tự do, đến hòa bình, cuộc sống chân chính”.
Với hơn 60 thi phẩm, ông đã tạo ra một hình thức mới mẻ, giàu chất trí tuệ, tràn đầy khát vọng nhân văn. Thơ ông không chú trọng xây dựng các hình ảnh như thơ truyền thông mà hàm chứa suy luận trữ tình triết lí. Dấu ấn của chủ nghĩa siêu thực thể hiện khá đậm nét ở quan niệm về mối tương quan hữu cơ giữa các mặt đô’i lập trong thực tế như sông - chết, thực - ảo, cái có thực - cái tưởng tượng, cái cao cả - cái thấp hèn, cái quá khứ - cái tương lai,... và đó là đặc điểm riêng của thơ ông.
Bài thơ Tự do ra đời trong thời kì nước Pháp bị quân đội phát xít Đức xâm lược, in trong tập Thơ ca và chân lí, 1942 (1942) và được coi là thánh ca của thơ ca kháng chiến Pháp. Đây là một trong ba bài thơ của p. Ê-luy-a viết về tự do. Bài thứ nhất được viết vào mùa hè nám 1941 với ý định kết thúc bằng tên của người phụ nữ mà ông yêu quý. Song thời giạn này, ông tham gia nhiều hoạt động chông phát xít Đức, đòi tự do cho nước Pháp, và khát vọng mãnh liệt về tự do đã khiến ông đổi ý định ban đầu: từ tự do trở thành điệp khúc kết thúc bài thơ.
- Nguyên văn bài thơ gồm 21 khổ thơ, không kể chữ “Tự do” kết thúc. Bài thơ không có loại dấu châm câu nào, trừ dấu chấm sau chữ “Tự do” ở cuổì bài.
Trong nguyên văn, mỗi khổ thơ gồm bôn câu, trong đó ba câu đầu mỗi câu có 7 âm tiết, câu thứ tư chỉ có 4 âm tiết; bản dịch giữ nguyên 4 âm tiết ở cầu thứ tư, còn ba câu trước, mỗi câu 6 âm tiết.
Nguyên văn là thơ không vần; trong bản dịch, ta cảm thấy có vần, đó là do cố ý của người dịch để dễ đọc.
Bản dịch có lược bớt một số khổ thơ rải rác ở giữa bài.
B. Đọc - hiểu văn bản
Tứ thơ bao trùm toàn bài là tình yêu tha thiết đối với Tự do. Tự do được nhân hóa trở thành một người con gái (e?n), chủ thể trữ tình viết tên Tự do lên khắp nơi khắp chốn (11 khổ thơ) và suốt đời gắn bó với Tự do (khổ thơ cuối cùng).
Giới từ trên chỉ địa điểm
Mỗi khổ thơ là một câu hoàn chỉnh, tuy không có dấu chấm câu, với bộ phận chính nằm ở câu thơ thứ tư. Giới từ trên xuất hiện rất nhiều lần trọng bài thơ ở ba câu đầu của mỗi khổ thơ, thuộc bộ phận bổ ngữ để chỉ địa điểm viết tên em lên đâu.
Tên em (Tự do) được viết lên những vật cụ thể, hữu hình (khổ thơ 1, 2, 3 theo trật tự trong văn bản). Những hỉnh ảnh rực vàng son, gươm đao người lính chiến, mũ áo các vua quan (khổ thơ 3) có thể hiểu là ở trong một cuốn sách lịch sử tô màu hoặc trong viện bảo tàng. Đây chỉ là để thể hiện tình cảm tha thiết với tự do, chứ trong thực tế, nhiều khi không nên (viết trên bàn học, viết trên cây) hoặc không thể làm như thế được (viết trên gươm đao, mũ áo...).
Tên em còn được viết lên những cái trừu tượng, vô hình (khổ thơ 4, 5, 6...). Làm sao có thể viết tên tự do lên thời thơ ấu âm vang, lên điệu huyền diệu đêm đêm, lên những mảnh trời trong xanh, lên ao mặt trời ẩm mốc, lên hồ vầng trăng lung linh,... Điều đó chỉ càng nói lên nỗi niềm tha thiết đối với tự do mà thôi. Mấy câu thơ Trên ao mặt trời ẩm mốc - Trên hồ vầng trăng lung linh có thể hiểu nhiều cách khác nhau đều chấp nhận được: mặt ao giông vầng mặt trời ẩm mốc, mặt hồ giống vầng trăng lung linh; hoặc mặt trời in bóng dưới đáy ao trông như bị mốc, mặt tràng in bóng dưới đáy hồ trong sáng lung linh.
Giới từ trên chỉ thời gian
Trong ngôn ngữ thông thường, giới từ trên chỉ được dùng khi muốn xác định địa điểm: viết tên em lên cái gì như đã phân tích trên kia, hoặc viết tên em lúc đang ở đâu (Trên sa mạc trên rừng hoang, Trên đại dương trên tàu thuyền...).
Trong bài thơ này, dường như Ê-luy-a còn cô' tình sử dụng giới từ trên theo nghĩa thời gian, tương đương với khi (kèm theo ý hàm ẩn: đang ở đâu, đang làm cái gì đấy). Như ta đã biết, chủ nghĩa siêu thực quan niệm không có sự phân cách giữa những phạm trù tưởng chừng như đôĩ lập hoặc khác biệt nhau. Hơn nữa, giới từ trên hiểu theo nghĩa uiếí tên em lúc đang ở đâu đã là cầu nô'i giữa hai phạm trù không gian và thời gian rồi.
Có thể hiểu toàn bài thơ với giới từ trên hiểu theo nghĩa ấy.
+ Những ý thơ đã nêu trên có thể chuyển từ phạm trù không gian sang phạm trù thời gian: Tên em (Tự do) được viết lên những vật cụ thể, hữu hình, có thể hiểu là viết tên em khi đang ngồi học, khi đang chơi (khổ thơ 1), khi đang đọc sách, khi đang viết lách,... hoặc tham quan (khổ 2, 3)...
+ Viết tên em lên những cái trừu tượng, vô hình, có thể hiểu là “viết tên em” khi đang tuổi ấu thơ (khổ 4), ban đêm cũng như ban ngày, khi đang nằm mơ, khi đang ăn uô'ng (khổ 5), khi đang ngắm trời xanh, ao hồ hay lúc bão dông (khổ 6, 8), khi ở ngoài đại dương mênh mông hay trên vùng núi non hiểm
trở, lúc ban mai, buổi hoàng hôn hoặc khi đêm khuya thanh vắng,... (khổ 7, 8, 9), lúc gặp cơn nguy biến hay khi tai qua nạn khỏi nhưng chẳng còn hi vọng gì (khổ 10, 11),...
Theo cách hiểu nào đối với giới từ trên, bài thơ vẫn toát lên tình yêu tha thiết đôi với tự do.
Cái tôi - thi sĩ trong bài thơ
Bài thơ ra đời năm 1942, lúc nước Pháp đang bị phát xít Đức giày xéo.
Trước hết có thể khẳng định chủ thể trữ tình “tôi” trong bài thơ đồng nhất với tác giả Ê-luy-a. Tư tưởng, tình cảm tha thiết đôi với tự do của đất nước đang bị quân thù giày xéo, dù không nói ra một cách cụ thể, vẫn toát lên ở mọi lớp nghĩa của bài, với hai tiếng Tự do được nhân cách hóa như một người thân yêu.
Tư tưởng tình cảm ấy chất chứa bao nỗi niềm của thi sĩ với tứ thơ Tôi viết tên em được lặp đi lặp lại thành điệp khúc ở tất cả các khổ thơ như dòng máu nóng từ trong tim tuôn chảy ra đầu ngọn bút.
Đến khổ thơ cuối cùng, cách sắp xếp không còn giông với các khổ thơ trước, từ viết thay bằng từ gọi, nỗi niềm ấy đã thốt lên thành lời. Hai tiếng Tự do kết thúc bài thơ đưa ta về với nhan đề Tự do của bài thơ, tạo thành kết cấu vòng tròn, khiến bài thơ như dài ra vô tận, tình yêu đôi với tự do như tuôn chảy không bao giờ ngừng. Nhà thơ sinh ra để viết tự do, để gọi tên tự do, sẵn sàng bắt đầu lại cuộc đời để đến với tự do.
Bài thơ đã được in ra hàng vạn bản, dùng máy bay rải xuông vùng phát xít Đức chiếm đóng để kêu gọi nhân dân kháng chiến.
Vượt ra ngoài hoàn cảnh lịch sử cụ thể, bài thơ còn nói lên tình yêu tha thiết của tác giả đôl với tự do nói chung.
Đại từ nhân xưng tôi và động từ viết
Không nên hiểu tôi là chủ thể trữ tình thi sĩ Ê-luy-a. Hơn nữa, nếu chỉ hiểu như thế, ta sẽ khó lí giải bài thơ dường như không triển khai theo thời gian tuổi tác của nhà thơ, và ta cũng không hình dung đứợc nhà thơ đang làm gì qua các khổ thơ, khi ở nơi này, khi ở nơi khác... Tôi trong bài thơ là cái tôi ứng với nhiều chủ thể. Tôi là từng độc giả, với tuổi tác khác nhau, đang làm những công việc khác nhau, ở những nơi chôn khác nhau khi đọc bài thơ.
Nhiều người dịch đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất số ít này là ta. Ta có thể hiểu là tôi, mà cũng có thể hiểu là chúng ta, là bất cứ ai. Có lẽ nên dịch là tôi vừa đúng với nguyên văn hơn, vừa thân mật hơn. Cái “tôi” nhiều chủ thể như phân tích ở trên là bất cứ người nào, nhưng vẫn cứ là một cá nhân riêng biệt. Ê-luy-a xưng tôi, nhưng ở mỗi ý thơ, mỗi khổ thơ, dường như cái “tôi” ấy nhập vào người khác.
Trong bài thơ, từ viết được lặp lại ở tất cả các khổ thơ, trừ khổ cuối cùng. Đây là một động từ chỉ hành động cụ thể. Viết là hành động của nhà văn, nhà thơ,... của Ê-luy-a. Nhưng khi tôi trong bài thơ đã là cái “tôi” nhiều chủ thể, thì cũng không nên hiểu hành động viết theo nghĩa đen. Mỗi người viết (hành động) theo
cách của minh, tùy theo người đó là trẻ em hay người lớn, là công nhân, nông dân hay người lính...	*
Đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất số ít tôi và động từ viết hiểu như vậy phù hợp với biện pháp nghệ thuật được sử dụng phổ biến trong bài thơ, đồng thời cũng lí giải sức rung động mạnh mẽ của bài thơ khi đến tay người đọc trong hoàn cảnh đặc biệt mà nó ra đời.