Soạn bài Bắt sấu rừng U Minh Hạ (Sơn Nam, 1962)

  • Bắt sấu rừng U Minh Hạ (Sơn Nam, 1962) trang 1
  • Bắt sấu rừng U Minh Hạ (Sơn Nam, 1962) trang 2
  • Bắt sấu rừng U Minh Hạ (Sơn Nam, 1962) trang 3
  • Bắt sấu rừng U Minh Hạ (Sơn Nam, 1962) trang 4
BẮT SẤU RỪNG u MINH HẠ
(trích Hương rừng Cà Mau)
,	Sơn Nam
KIÊN THỨC Cơ BẢN A. Giới thiệu
Sơn Nam (bút danh khác là Phạm Anh Tài), tên khai sinh là Phạm Minh Tài, sinh năm 1926 tại làng Đông Thới, huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang; học tiểu học ở Rạch Giá, học trung học ở cần Thơ. Ông thàm gia cách mạng từ năm 1945 và hoạt động văn nghệ thời kháng chiến chông Pháp ở Khu IX. Từ năm 1954 đến năm 1975, ông làm báo - viết văn ở Sài Gòn. Sau năm 1975, ông là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, ủy viên Ban Chấp hành Hội liên hiệp Văn học nghệ thuật Thành phô' Hồ Chí Minh.
Tác phẩm chính của Sơn Nam:
Thời kì kháng chiến chống Pháp: Tây đầu đỏ, Bên rừng cù lao Dung (Giải thưởng văn nghệ Cửu Long);
Thời kì 1954 - 1975: Hương rừng Cà Mau, Hai cõi u Minh, Vọc nước giỡn trăng (tập truyện), Bà Chúa Hòn, Chim quyên xuống đất (tiểu thuyết), Tìm hiểu đất Hậu Giang, Văn minh miệt vườn (khảo cứu).
Thời kì sau 1975: Bến Nghé xưa, Đất Gia Định xưa, Đồng bằng sông Cửu Long - nét sinh hoạt xưa (biên khảo)...
Hương rùng Cà Mau (1962) gồm 18 truyện ngắn. Tập truyện đưa ta vào một thế giới bao la và kì thú của vùng rừng u Minh với những người dân lao động có sức sông mãnh liệt, đậm sâu ân nghĩa và cũng đầy tài ba, trí dũng, gan góc, can trường. Thấm đượm trong mỗi trang viết là tình yêu thiết tha của nhà văn với đất nước quê hương. Truyện Sơn Nam còn hấp dặn người đọc bằhg cách dựng truyện li kì, những chi tiết gợi cảm, nhân vật giàu chất sông, ngôn ngữ đậm màu sắc Nam Bộ.
Bắt sấu rừng u Minh Hạ là truyện ngắn tiêu biểu của tập Hương rừng Cà Mau, thể hiện rõ nét phong cách nghệ thuật của Sơn Nam.
B. Đọc - hiểu văn bản
Thiên nhiên và con người vùng u Minh Hạ
Thiên nhiên u Minh hoang sơ, u Minh đỏ ngòm - Rừng tràm xanh biếc, chốn nước đỏ rừng xanh nhiều sông rạch, những cánh rừng tràm bạt ngàn, lau sậy, dây cóc kèn, cây mô'p, hùm tha, sấu bắt, dữ dằn nhất là cá sấu nhiều như trái mù u chín rụng, cá sấu dám lên bờ rượt người ta giữa rừng mà ăn thịt.
Con người u Minh đôn hậu, trung thực; họ chất phác trong đời sống nhưng lại rất thông minh và dũng cảm trong cuộc đấu tranh với thiên nhiên khắc nghiệt để khai phá đất hoang. Con người và cá sấu giành nhau từng tấc đất.
Nhân vật Năm Hên
Tính cách Năm Hên tiêu biểu cho người nông dân Nam Bộ
Thật thà, chất phác: thấy bà con nghi ngờ về cách bắt sấu bằng tay không, Năm Hên thật thà bộc bạch “Tôi đây không tài giỏi gì hết, chẳng qua là biết mưu mẹo chút ít, theo như người khác thì họ nói đó là bùa phép để kiếm tiền”.
Trọng nghĩa khinh tài: “Nghề bắt sấu có thể làm giàu được, ngặt tôi không màng thứ phú quới đó”.
Yêu ghét mãnh liệt, đã nói là làm: "... cha mẹ tôi sanh ra chĩ có hai anh em tụi tôi... Sau được tin cho hay: ảnh bị sấu ở ngã ba Đình bắt mất. Tôi thề quyết trả thù cho anh”.
Tài nghệ:
Cách bắt sấu của Năm Hên thật tài tình: đào rãnh, đốt lửa cho cá sấu chịu không nổi phải bò lên bờ, cho sấu táp khúc mốp để khóa miệng, cắt gân đuôi, lấy dây cóc kèn trói hai chân sau,” chừa hai chân trước để nó bơi tiếp với mình”.
Cách bắt sấu ấy nói lên sự dũng cảm và thông minh, có năng lực quan sát và phán đoán sắc sảo của ông Năm Hên. Có người nhận xét rằng: “Những nhân vật của “Hương rừng Cà Mau” cũng nhiều nét khác thường độc đáo. Họ là những dị nhân sông trong một thời buổi giao thời, đơn giản bình dị nhưng nhiều khi cũng có trí phán đoán sâu sắc”.
Bài hát của ông Năm Hên
Bài hát thật buồn, gửi gắm tâm sự' của Năm Hên. Nó là tiếng gọi hồn người xa xứ, tìm manh áo chén cơm mà phải bỏ mạng nơi rừng thiêng nước độc. Bài hát ấy, cùng với lọn nhang trần và một hũ rượu trên xuồng, đó là hành trang của một con người ít bận lòng đến cuộc sông vật chất.
Giọng hát ảo não, rùng rạn-, tiếng hát như khóc lóc, nài nỉ, như phẫn nộ, bi ai cùng với hình ảnh ông Năm Hên đi ra khỏi mé rừng, áo rách vai, tóc rối nùi, mắt đỏ ngầu, bó nhang cháy đỏ quơ qua quơ lại trên tay vừa tô đậm thêm tính cách nhân vật - một con người mang tâm sự u uất - vừa gợi cảm thương về cuộc sông khóc liệt của những người đi mở đất.
Đặc sắc nghệ thuật
Nghệ thuật kể chuyện: nhà văn Sơn Nam có cách dựng truyện li kì; lối kể chuyện giản dị, tự nhiên mà sinh động. Lô'i kể này không thành công ở tiểu thuyết nhưng lại rất thành công ở truyện ngắn.
Ngôn ngữ đậm màu sắc Nam Bộ, từ ngôn ngữ kể và tả của người kể chuyện cho đến ngôn ngữ của nhân vật, có tác dụng làm hiện lên rõ cảnh vật và tính cách con người Nam Bộ: khảng khái mà ân nghĩa, cần cù mà hào phóng, hảo hớn mà trọng nghĩa hiệp.
Tổng kết
Truyện ngắn “Bắt sấu rừng u Minh Hạ” giúp ta hiểu về người nông dân buổi đầu đi khai phá dất rừng để mưu cầu cuộc sống; dù mưu trí, dũng cảm nhưng không tránh khỏi gặp những khó khăn, nguy hiểm, có khi cả những tổn thất đau xót.
II. TƯ LIỆU THAM KHẢO
... Vốn là nhà văn sông dưới chế độ cũ, để tồn tại cùng sự nghiệp văn chương, nhà văn Sơn Nam đã chọn cách viết văn theo kiểu dã sử hiện đại và khảo cứu lịch sử vùng đất khẩn hoang Nam bộ. Ông nói cách viết này được nhiều độc giả quan tâm, lại không khiêu khích chính quyền dương thời cũ. Tuy nhiên, người đọc tinh tế cũng dễ nhận ra sự đồng cảm, tinh thần yêu nước, tưởng nhớ cội nguồn tiên tổ trong những trang viết.
Tác phẩm đầu tay của nhà văn Sơn Nam là một tập thơ mang tựa đề Lúa reo, do Hội Vãn hoá kháng chiến Kiên Giang xuất bản năm 1948. Năm 1951- 1952, với hai truyện ngắn Bên rừng cù Lao Dung và Tây dầu đỏ, ông đã giành giải nhất trong cuộc thi do Uỷ ban Kháng chiến - Hành chính Nam bộ tổ chức. Tuy nhiên, ông lại nổi danh trên văn đàn là tập truyện ngắn Hương rừng Cà Mau, xuất bản năm 1962. Nói về tác phẩm của nhà văn Sơn Nam, bạn văn của ông là Nguyễn Trọng Tín nhận xét: "Trong số’ những sáng tác của nhà văn Sơn
Nam thì tôi thích nhất là truyện ngắn Hương rừng Cà Mau - đây là tập truyện ngắn được xếp ở vị trí cao trong số những tác phẩm văn học đặc sắc nhất của Nam Bộ. Hồi còn nhỏ, tôi đọc tác phẩm của ông là vì mình thích, lớn lên khi bước vào nghiệp văn chương tôi đọc tác phẩm của Sơn Nam như một cách học làm nghề. Tôi học ông về cách viết văn, về cách ứng xử của người viết văn Nam Bộ".
Ngoài truyện đã sử, truyện ngắn, nhà văn Sơn Nam còn thành công cả ở những công trình biên khảo có hệ thôhg như Lịch sử khẩn hoang miền Nam, Văn minh miệt vườn, Bất Gia Định xưa, Bến Nghé xưa... Và đây cũng là những đề tài mà ông đeo đuổi suốt sự nghiệp. Nhà văn Sơn Nam tâm sự: “Lịch sử Nam Bộ là lịch sử của công cuộc khẩn hoang trường kì và tự lực. Ý thức khẩn hoang mở đất ăn sâu vào máu thịt tôi. Đời ông nội rồi đời cha tôi lo khẩn hoang, mở đất. Nên những trang viết của tôi đành cho việc khẩn hoang mở đất và thế là viết về khẩn hoang trở thành sở trường của tôi. Hơn nữa đây cũng là đề tài mà người dân Nam Bộ rất quan tâm, bởi trong kí ức của những người Sài Gòn cũ, người Nam Bộ cũ vẫn còn lưu giữ nhiều ấn tượng trong việc vật lộn với thiên nhiên, chinh phục thiên nhiên trong những ngày đầu mở đất, mở nước.
Ngày nay, cho dù trong thế giới văn chương muôn màu muôn vẻ, nhưng trong lòng bạn đọc yêu văn chương vẫn giữ lại nét chân dung về Sơn Nam - đó là một nhà văn Nam Bộ với tính cách đặc biệt Nam Bộ. ông không giông ai, đi theo con đường mà mình đã chọn: quay về cội nguồn văn hoá dân tộc, mà chính xác là văn hoá Nam Bộ bằng lối văn mộc mạc, bằng chữ nghĩa giản dị gần gũi với đời sông thực tế.
í