Soạn bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí

  • Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí trang 1
  • Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí trang 2
NGHỊ LUẬN VỂ MỘT Tư TƯỞNG, ĐẠO LÍ
Đề văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí yêu cầu bàn luận về một tư tưởng, một đạo lí.
'Vi dụ-.
Đề ỉ: Anh (chị) hãy trả lời câu hỏi sau của nhà thơ Tố Hữu:
Ôi, sống đẹp là thế nào hỡi bạn ? (Một khúc ca)
Đề 2: Tình thương là hạnh phúc của con người. Anh (chị) hiểu vấn đề này như thế nào ?
Đề 3: Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động
Ý kiến trên của nhà văn Pháp M. Xi-xê-rông gợi cho anh (chị) những suy nghĩ gì về việc tu dưỡng và học tập của bản thân ?
Đề 4: Hãy phát biểu ý kiến của mình về mục đích học tập do UNESCO đề xướng: Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình.
Bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí thường có một số nội dung sau:
Giới thiệu, giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận.
Phân tích các mặt đúng, bác bỏ những biẻu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề bàn luận.
Nêu ý nghĩa, rút ra bài học nhận thức và hành động về tư tưởng, đạo lí.
Diễn đạt cần chuẩn xác, mạch lạc; có thể sử dụng một số phép tu từ và câu biểu cảm nhưng phải phù hợp và có chừng mực.
THựC HÀNH - LUYỆN TẬP
Đọc các đề văn sau và thực hiện các yêu cầu bê.n dưới:
Đề 1. Nhà văn Nga Sê-khốp nói: “Con người càng phát triển cao về trí tuệ và đạo đức thì càng tự do và cuộc sống càng đem lại cho anh ta nhiều thích thú hơn.”
Từ ý kiến trên của Sê-khôp, anh (chị) suy nghĩ thế nào về việc phấn đấu phát triển cao về trí tuệ và đạo đức để có cuộc sống ngày càng nhiều thích thú hơn ?
Đề 2.	Sống đẹp - đâu phải là những từ trống rỗng
Chỉ có ai bằng đấu tranh, lao động Nhân lên vẻ đẹp cuộc đời Mới là người sống cuộc sống đẹp tươi.
(G. Bê-khe - thi hào Đức)
Những câu thơ trên của Bê-khe gợi cho anh (chị) những suy nghĩ gì về cách sống và cuộc sống đẹp tươi của tuổi trẻ học đường trên đất nước ta hiện nay ?
Đề 3. Rô-manh Rô-lăng - một nhà văn lớn nước Pháp viết: “Niềm vui mà cuộc sông có được là niềm vui sáng tạo. Tình yêu, thiên tài, hành động,... tất cả đều sáng lên dưới ngọn đuốc của niềm vui ấy.”
Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào ? Với anh (chị), niềm vui nhất trong cuộc sông hiện nay là những gì ?
Đề 4. “Trong mơ ước có mặt tốt hơn thực tại. Trong thực tại có mặt tốt hơn mơ ước. Hạnh phúc đầy đủ là biết kết hợp cả mơ ước lẫn thực tại.” (L. Tôn-xtôi)
Qua ý kiến của L. Tôn-xtôi, anh (chị) rút ra được những bài học gì về việc xây dựng ước mơ và hành động thực tế để tạo ra hạnh phúc đầy đủ trong cuộc sông hiện nay ?
Đề 5. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Một năm khởi đầu từ mùa xuân, một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội”.
C.Mác cũng đã từng nhấn mạnh: “Thanh niên bao giờ cũng giữ vai trò quan trọng trong việc kế thừa và phát triển những thành tựu của người đi trước”.
Những ý kiến trên đã gợi cho anh (chị) những suy nghĩ gì về thế hệ trẻ học đường nước ta hiện nay ?
Đề 6. Bình luận câu nói của nhà văn Pháp Đi-đơ-rô:
“Nếu không có mục đích, anh không làm được điều gỉ cả. Anh cũng không làm được cái gì vĩ đại nếu mục đích tầm thường”.
Chú ý:
Tìm hiểu các đề văn trên, xác định yêu cầu về nội dung và cách thức nghị luận.
Lập dàn ý các đề văn và trao đổi với bạn hướng giải quyết vấn đề.
Từ một dàn ý mà mình thấy đã đầy đủ luận điểm và luận cứ, thử viết thành bài văn.
Trong các đề văn dưới đây, đề văn nào yêu cầu nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí ? Vì sao ?
Đề 1. Bình luận về câu: Đừng xin người khác con cá, mà hãy tìm học cách làm cần câu và cách câu cá.
Đề 2. Anh (chị) hãy phân tích cái hay của câu tục ngữ: Muốn ăn cá cả, phải thả câu dài.
Đề 3. Phân tích nỗi lòng của Nguyễn Khuyến trong hai câu thơ sau:
Tựa gối ôm cần lâu chẳng được Cá đâu đớp động dưới chân bèo
(Câu cá mùa thu)