Soạn bài Nhìn về vốn văn hóa dân tộc (Trần Đình Hượu, 1996)

  • Nhìn về vốn văn hóa dân tộc (Trần Đình Hượu, 1996) trang 1
  • Nhìn về vốn văn hóa dân tộc (Trần Đình Hượu, 1996) trang 2
  • Nhìn về vốn văn hóa dân tộc (Trần Đình Hượu, 1996) trang 3
  • Nhìn về vốn văn hóa dân tộc (Trần Đình Hượu, 1996) trang 4
  • Nhìn về vốn văn hóa dân tộc (Trần Đình Hượu, 1996) trang 5
NHÌN VỀ VỐN VĂN HÓA DÂN TỘC
(Trích Đến hiện tại từ truyền thống)
Trần Đình Hượu
I. KIẾN THỨC Cơ BẢN
A. Giới thiệu
1. Trần Đình Hượu (1927 - 1995) quê ở Võ Liệt, Thanh Chương, Nghệ An, tốt nghiệp Sư phạm cao cấp năm 1953, dạy học ở Nghệ An, sau đó giảng dạy tại Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (từ 1964 đến 1994).
Ông là chuyên gia về Nho giáo và các vấn đề tư tưởng, văn hóa Việt Nam, ông để lại nhiều công trình có giá trị như: Văn học Việt Nam giai đoạn giao thời 1900 - 1930 (1988), Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại (1995), Đến hiện đại từ truyền thống (1996), Các bài giảng về tư tưởng phương Đông (2001),...
Ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về khoa học năm 2000.
Văn bản về vấn đề tìm đặc sắc văn hóa dân tộc trích trong cuốn Đến hiện đại từ truyền thống (1996), thuộc phần về vấn đề tìm đặc sắc văn hóa dân tộc.
Ớ phần này, tác giả trình bày ba nội dung lớn:
ỉ. Khái niệm chung về văn hóa và đặc sắc văn hóa dân tộc.
Một số nhận xét về vài ba mặt của cái vốn văn hóa dân tộc Việt Nam.
Xây dựng văn hóa xã hội chủ nghĩa từ cái vốn văn hóa truyền thống.
Văn bản được trích trong mục 5 phần II và toàn bộ phần III. Tuy bài viết từ năm 1986, nhưng các vấn đề tác giả đặt ra vẫn có ý nghĩa cập nhật khi Đảng ta chủ trương xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
B. Đọc - hiểu văn bản
1. Những biểu hiện của đặc sắc văn hóa dân tộc Việt Nam
Khái niệm văn hóa
Theo Từ điển tiếng Việt, văn hóa là tổng thề nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử.
Văn hóa bao gồm tất cả những gì con người sáng tạo, không có sẵn trong tự nhiên, như văn hóa lúa nước, văn hóa cồng chiêng, văn hóa chữ viết,... Ngày nay, ta thường nói văn hóa ăn (ẩm thực), văn hóa mặc, văn hóa ứng xử, văn hóa đọc,... thì đó đều là những giá trị mà con người đã sáng tạo ra trong trường kì lịch sử.
Theo Trần Đình Hượu, “hình thức đặc trưng hay biểu hiện tập trung, vùng đậm đặc của nền văn hóa lại nằm ở đời sông tinh thần, nhất là ở ý thức hệ, ở vãn học, nghệ thuật, biểu hiện ở lô'i sông, sự ưa thích, cách suy nghĩ, ở phong tục, tập quán, ở bảng giá trị.” (Đến hiện đại từ truyền thống, tr. 235).
Những biểu hiện của đặc sắc văn hóa dân tộc Việt Nam
về quan niệm sống và quan niệm về lí tưởng: “Coi trọng hiện thế trần tục hơn thế giới bên kia”, “nhưng cũng không bám lấy hiện thế, không quá sợ hãi cái chết”; “ý thức về cá nhân và sở hữu không phát triển cao”; “mong ước thái bình, an cư lạc nghiệp để làm ăn cho no đủ, sông thanh nhàn, thong thả, có đông con nhiều cháu”; “yên phận thủ thường, không mong gì cao xa, khác thường, hơn người”; “Con người được ưa chuộng là con người hiền lành, tình nghĩa”; “Không ca tụng trí tuệ mà ca tụng sự khôn khéo”; “không chuộng trí mà cũng không chuộng dũng”; “Dân tộc chống ngoại xâm liên tục nhưng không thượng võ”; “Trong tâm trí nhân dân thường có Thần và Bụt mà không có Tiên”.
Quan niệm về cái đẹp-. “Cái đẹp vừa có ý là xinh, là khéo”; “không háo hức cái tráng lệ, huy hoàng, không say mê cái huyền ảo, kì vĩ. Màu sắc chuộng cái dịu dàng, thanh nhã, ghét sặc sỡ. Quy mô chuộng sự vừa khéo, vừa xinh, phải khoảng”; “Tất cả đều hướng vào cái đẹp dịu dàng, thanh lịch, duyên dáng và có quy mô vừa phải”.
Đó là “văn hóa của dân nông nghiệp định cư, không có nhu cầu lưu chuyển, trao đổi, không có sự kích thích của đô thị; tế bào của xã hội nông nghiệp là hộ tiểu nông, đơn vị của tổ chức xã hội là làng”. Đó còn là “kết quả của ý thức lâu đời về sự nhỏ yếu, về thực tế nhiều khó khăn, nhiều bất trắc” của họ trong
cuộc sông. Và sau hết, còn có “sự dung hợp của cái vốn có, của văn hóa Phật giáo, văn hóa Nho giáo” “từ ngoài du nhập vào nhưng đều để lại dấu ấn sâu sắc trong bản sắc dân tộc”.
Tinh thần chung của văn hóa Việt Nam là thiết thực, linh hoạt, dung hòa
Theo Từ điển Tiếng Việt:	v
Thiêt thực là sát hợp với yêu cầu, với những vấn đề của thực tế trước mắt,
là có óc thực tế.
Linh hoạt là linh lợi và hoạt bát, là nhanh nhạy trong việc xử trí, ứng phó cho phù hợp với tình hình thực tế, không cứng nhắc về nguyên tác.
Dung hòa là làm cho có sự nhân nhượng lẫn nhau để đạt được những điểm chung, trở thành không còn đối lập nhau nữa.
Nhận định Tinh thần chung của văn hóa Việt Nam là thiết thực, linh hoạt, dung hòa là đúng với thực tế cuộc sông của nhân dân ta. Người Việt Nam chuộng những điều thiết thực hơn là mơ mộng, và khi gặp khó khăn, bất trắc trong cuộc sông thì biết linh hoạt tìm cách tháo gỡ; trong cuộc sóng cộpg đồng, trong cách làm ăn, giao tiếp,... thường có sự dung hòa với nhau. Tất cả là để mong tìm được sự bình ổn, thái bình, an cư lạc nghiệp. Tinh thần chung của văn hóa Việt Nam có nguồn gốc từ cuộc sống của những người dân nông nghiệp định cư với hộ tiểu nông, với đơn vị làng khép kín. Nền kinh tế ấy, cuộc sôngấy đã tạo ra gương mặt của văn hóa Việt Nam trong quá khứ.
Ưu điểm và nhược điểm của văn hóa dân tộc
Những đặc sắc văn hóa dân tộc Việt Nam có ưu điểm là đã tạo ra một cuộc sông thiết thực, bình ổn, lành mạnh với những vẻ đẹp dịu dàng, thanh lịch, những con người hiền lành, tình nghĩa, sông có văn hóa trên một cái nền nhân bản.
Tuy nhiên, nó cũng bộc lộ nhược điểm là không có khát vọng và sáng tạo lớn trong cuộc sống, không mong gì cao xa, khác thường, hơn người, trí tuệ không được đề cao. Những nhược điểm này sẽ được khắc phục dần trong thời đại ngày nay, đặc biệt là trong công cuộc đổi mới của đất nước: khát vọng đã bay cao cùng với sự sáng tạo và trí tuệ của con người ngày nay.
Những khó khăn trong việc xây dựng văn hóa xã hội chủ nghĩa
Khó khăn của việc xây dựng văn hóa xã hội chủ nghĩa từ cái vón văn hóa truyền thống có tính nông nghiệp, làng xã, “phương Đông”: quãng cách phải khắc phục thật xa, các vấn đề phải giải quyết để xây dựng cái mới rất nhiều và hết sức phức tạp. Bởi vì, tuy văn hóa truyền thông của ta là tốt đẹp và trong tương lai vẫn cần đến nó, nhưng trước mắt nó lại có những chỗ khác đến đối lập với văn hóa xã hội chủ nghĩa: nông nghiệp chứ không phải công nghiệp; làng xã chứ không phải đô thị, không phải thế giới; gia đình và nhà nước chứ không phải xã hội; cho nên quá trình gia nhập của nó vào đời sống xã hội chủ nghĩa không suôn sẻ.
Muốh giải quyết những khó khăn đó, việc cần làm trước nhất là phải tìm hiểu đặc sắc văn hóa dân tộc, hiểu cả mặt hay và mặt dở, để dự kiến con đường phát triển của nó trong việc xây dựng văn hóa xã hội chủ nghĩa.
c. Tổng kết
Bằng những hiểu biết sâu sắc về văn hóa dân tộc, với văn phong nghiên cứu rõ ràng, mạch lạc, dễ hiểu, tác giả đã nêu lên và phân tích thấu đáó những những đặc sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, trên cơ sở đó đề ra phương hướng xây dựng văn hóa xã hội chủ nghĩa từ cái vốn văn hóa truyền thống một cách khoa học, hạp lí.
II. ĐỂ VĂN LUYỆN TẬP
Đề: Văn hóa truyền thống của ta là tốt đẹp. Theo anh (chị), ta nên gìn giữ, phát huy những cái gì của văn hóa truyền thốhg để xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa hiện nay ?
GỢI Ý
Văn hóa truyền thống của ta là tốt đẹp. Ễ)ể xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghía hiện nay, ta cần gìn giữ, phát huy những mặt sau đây của văn hóa truyền thông:
Cái nền nhân bản đã tạo ra những con người hiền lành, tình nghĩa, sống có văn hóa, biết yêu thương, cưu mang giúp đỡ lẫn nhau.
Cái tinh thần thiết thực, linh hoạt, dung hòa đã tạo ra một cuộc sông bình ổn, lành mạnh, biết khắc phục khó khăn và biết dung hòa với nhau trong cuộc sông cộng đồng, trong cách làm ăn, giao tiếp,...
Cái màu sắc dịu dàng, tươi mát, cái đẹp thanh lịch, duyên dáng, cái không khí thanh bình, yên vui đã tạo ra bản sắc riêng của cuộc sống Việt Nam.
Những mặt trên đây là cái nền của văn hóa dân tộc cần gìn giữ và phát huy để trên cơ sở đó, có thể tiếp thu tinh hoa của văn hóa nhân loại theo đường lối của Đảng: xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Đề: Bình luận ý kiến của tác giả: Cải hiện đại, cái thế giời cũng không phải hay cả, nhưng nếu dùng cải dân tộc đóng cửa chính lại thì cái dở nhất của nó sẽ chui vào cửa sổ và chứng minh bằng thực tế cuộc sông hiện nay.
GỢI Ý
Đây là một ý kiến đúng đắn nói lên mốì tương quan hợp lí nhất giữa tính dân tộc và tính thế giới trong việc xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam hiện nay. Cách nhìn nhận vân đề sâu sắc, tinh tế. Cách viết có hình ảnh, hóm hỉnh.
Trước hết, tác giả khẳng định: Cái hiện đại, cái thế giới cũng không phải hay cả. Điều đó là đúng và cần thiết vì không phải không có người vẫn cho
rằng cái gì của thế giới - nhâ't là các nước phương Tây - cũng đều hay, đều tô't cả. Thực tế đã chỉ rõ cái hiện đại, cái thế giới cũng có nhiều điều xấu, dở.
Nhưng nếu dùng cái dân tộc đóng cửa chính lại thì cái dở nhất của nó sẽ chui vào cửa sổ.
Đóng cửa chính lại có nghĩa là làm cho đặc sắc dân tộc thành một thứ hàng rào ngăn cản cái hiện đại thì cái dở nhắt của nó sẽ chui vào cửa sổ. Đó là hậu quả tát yếu, bởi khi đã dùng cái dân tộc đóng cửa chính lại thì cái hay của thế giới sẽ không vào được,nhưng cái dở nhất thì lại vào bằng một con đường khác, mà . thường là con đường “lén lút” (chui vào cửa sổ) theo quy luật của cuộc sống hiện đại ngày nay. Thực tế cho thấy có những ông bố nghiêm khắc nhất đã ngăn cấm con cái bằng đủ mọi cách mà không hiểu vì sao chúng vẫn lén lút tìm đến với những loại văn hóa phẩm đồi trụy từ thế giới phương Tây tràn sang.
Đềi Học xong bài này, anh (chị) thử hình dung một mẫu người có sự kết hựp hài hòa giữa bản sắc văn hóa dân tộc với tinh hoa văn hóa nhân loại. Theo anh (chị), ở nước ta có mẫu người như thế không ? GỢIÝ
Mẫu người có sự kết hợp hài hòa giữa bản sắc văn hóa dân tộc với tinh hoa văn hóa nhân loại:
Vừa giữ gìn và phát huy được những bản sắc vãn hóa tốt đẹp của dân tộc; vừa biết tiếp thu những tinh hoa của văn hóa nhân loại để làm phong phú thêm sắc thái văn hóa của mình..
Hai yếu tô” văn hóa dân tộc và văn hóa nhân loại có sự kết hợp hài hòa, nhuần nhị với nhau để làm nên một con người mang nét vãn hóa dân tộc - hiện đại.
Mẫu người như thế đã xuất hiện ở nước ta, ngày càng nhiều trong xu thế hội nhập và giao lưu với thế giới hiện nay, nhưng nếu tìm một con người tiêu biểu, đẹp đẽ nhất cho sự kết hợp hài hòa ấy thì đó chính là Chủ tịch Hồ Chí Minh, ở Người có sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại. Tiếp thu nhiều nền văn hóa trên thế giới, “nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lốì sông bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại” (Lê Anh Trà). Có phải vì thế mà ngay từ năm 1923, một nhà thơ Xô viết gặp Bác lần đầu, đã tiên tri: “Từ Nguyễn Ái Quốc đã tỏa ra một thứ văn hóa, không phải văn hóa Âu châu, mà có lẽ là một nền văn hóa tương lai” (Ô-xíp Man-đen-xtam).