Soạn bài Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học

  • Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học trang 1
  • Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học trang 2
  • Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học trang 3
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT Ý KIÊN BÀN VỀ VĂN HỌC
Đô'i tượng nghị luận về một ý kiến bàn về văn học rất đa dạng (về vãn học sử, về lí luận văn học, về tác phẩm văn học,...).
Ví dụ-.
Đề 1: Trong bài Nhận đường, Nguyễn Đình Thi viết: “Văn nghệ phụng sự kháng chiến, nhưng chính kháng chiến đem đến cho văn nghệ một sức sống mới. Sắt lửa mặt trận đang đúc nên văn nghệ của chúng ta”.
Hãy bày tỏ suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến trên.
Đề 2: Nhà nghiên cứu Đặng Thai Mai cho rằng: “Nhìn chung, văn học Việt Nam phong phú, đa dạng; nhưng nếu cần xác định một chủ lưu, một dòng chính, quán thông kim cổ, thì đó là văn học yêu nước.” (Dẫn theo Trần Văn Giàu tuyển tập, NXB Giáo dục, 2001).
' Hãy trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến trên.
Đề 3: Bàn về thơ Tô' Hữu, nhà phê bình Hoài Thanh viết: “Thái độ toàn tâm toàn ý vì cách mạng là nguyên nhân chính đưa đến sự thành công của thơ anh.” {.Tuyển tập Hoài Thanh, NXB Văn học, Hà Nội, 1982).
Hãy bày tỏ ý kiến của anh (chị) về nhận xét trên.
Đề 4: Trình bày suy nghĩ của anh (chị) đô'i với ý kiến sau đây của nhà vãn Thạch Lam: “Văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tô' cầo và thay đổi một thế giới giả dô'i và tàn ác, vừa làm cho lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn.”.
Nội dung: Nghị luận về một ý kiến văn học thường tập trung vào giải thích, nêu ý nghĩa và tác dụng của vấn đề đó đối với văn học và đời sống.
THÚC HÀNH - LUYỆN TẬP
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
... Trong lĩnh vực văn thơ, yêu quý nhau là một chuyện, yêu quý văn thơ của nhau lại là chuyện khác. Có những người, ta hết sức yèu quý nhưng nếu nhỡ người ấy có thơ thì không chắc thơ của họ đã được sự yêu quỷ của chúng ta. Nói thế là để nói chúng ta yêu thơ Bác, chủ yếu là vì thơ Bác hay.
Mà củng chưa thể nói tâm trí ta đã thấm được đầy đủ tiếng thơ tuyệt vời của Bác. Thơ Bác luôn luôn bình dị, nhưng thường bình dị mà sâu. Đọc lên ai củng hiểu nhưng tìm hiểu mãi vẫn không cùng. Lưu Trọng Lư viết: “Lắm lúc ở Bác tôi không tách thơ ra khỏi sự sống đứợc. Từ thơ, ý thơ của Bác bình dị như sự sống, lẩn đi trong sự sống hằng ngày. Có lúc tôi vừa thoáng thấy một tứ thơ, lơ đãng một chút mắt ngay, phải đọc đi đọc lại tìm mãi mới ra”. Lưu Trọng Lư dẫn bài “Hàng cháo”:
I	Ven đường nấp dưới bóng lùm cây,
Một túp lều tranh “quán rượu” đây.
Chỉ có cháo hoa và muối trắng,
Đường xa, khách tạm nghỉ nơi này.
Thật là xúc động, thật là nền thơ, nhưng không phải dễ mà chỉ ra được thơ ở đây chính là trong cái nhìn binh dị mà chan chứa yèu thương của Bác đối với những người khách nghèo trong cảnh trời nắng, đường xa.
Xuân Diệu cũng nói: “Có những câu có thể coi là quá giản dị, nhưng tại sao tôi đọc đi đọc lại vẫn cứ thấy một cái gì trong đó mà mình rút chưa hết”, và anh dẫn bài “Cảnh chiều tối”:
Hoa hồng nở, hoa hồng lại rụng,
Hoa tàn, hoa nở cũng vô tình Hương hoa bay thấu vào trong ngục,
Kể với tù nhân nỗi bất bình.
Có thể nhận xét như thế về nhiều bài thơ khác nữa. Ví dụ về bài này Bác làm trong những ngày đầu mới bị bắt:
Trong lao tù cũ đón tù mới Trên trời mây tạnh đuổi mây mưa.
Mây mưa mây tạnh bay đi hết Còn lại trong tù khách tự do.
Tôi đã nghe nhiều lời bỉnh về bài tha này. Có những lời rất thích như mấy lời này của Đặng Thai Mai: “Người đọc chú ý tới hai chữ “nghênh (đón rước) và “trục” (xô đuổi) nhẹ nhàng và tế nhị mà chua chát: người đón rước nhau vào để ngồi tù, còn mây thì xô đuổi nhau đi... tự do ! Giữa mây và người (tù) mối quan hệ nếu như có chút ít ý nghĩa thì chính là ở chỗ đối chiếu giữa đời sống phóng khoáng của tạo vật và cảnh ngộ oái oăm của con người. Và ỷ nghĩa cuối cùng của bài thơ đã là một lời phản kháng: tự do là luật của thiên nhiên thì sao con người lại có thể bị tù, bị tội ?”. Tôi cũng đã đọc đi đọc lại nhiều lần bài thơ này. Nhưng càng đọc, càng ngẫm nghĩ càng thấy vẫn có những gì trong bài thơ mình chưa hiểu.
Hoặc củng có thể chọn làm ví dụ bài “Hoàng hôn”. Một kiều bào ở Pa:ri, Lê Minh, viết trên tạp chí Văn hóa nghệ thuật, chú ý đến lời tha sang sảng như gươm giáo va nhau trong hai câu thơ đầu:
Gió sắc tựa gươm mài đá núi,
Rét như dùi nhọn chích cành cây.
Và giọng thơ bâng khuâng trong hai câu thơ cuối:
Chùa xa chuông giục người nhanh bước,
Trẻ dắt trâu về tiếng sáo bay.
Hoàng Xuân Nhị mượn hai câu đầu bài thơ đề chứng minh thiên nhiên qua tha Bác mang sự mãnh liệt của tư tưởng Bác. Xuân Diệu nhận thấy tiếp theo hai câu thơ nói đến cái ác liệt của mùa đông xứ lạnh là hai câu thơ rất thanh thoát, thanh thoát tiểng chuông ngân, tiếng sáo thổi, và có chân người bước, có tay trẻ em dắt trâu, làm cho rét đâm gió chém củng không phải là đáng ghê sợ một chiều. Tòi rất thích những lời bình ấy. Rất có thể là có tất cả những điều ấy trong bài thơ. Nhưng trong cái cảnh chiều đông chợt hiện lên giữa hồn thơ của Bác, hình như vẫn còn những gì rất nhiều nữa, những gị như rất xa xưa mà lại vô cùng gần gũi.
Củng cần nhớ “Nhật kí trong tù” vốn viết bằng chữ Hán, những lời thơ ta quen đọc, quen nghe là lời thơ dịch. May mắn là ta đã có một bản dịch tốt, nhưng tránh sao khỏi những chỗ yếu ở câu-này, câu nọ trong bản dịch.
Cho nên muốn hiểu cho thật đúng ý thơ của Bác, nhiều khi phải tìm đến nguyên văn.
Cũng có khi phải đi xa hơn nữa. Có người nói nhiều bài thơ của Bác nếu để lẫn với thơ Đường thơ Tống thì cũng khó mà phân biệt được. Có đúng như vậy không ? Dầu sao đằng sau những câu thơ chữ Hán của Bác đây đó vẫn thấp thoáng nhiều bài thơ chữ Hán của thời xưa.
(Tuyển tập Hoài Thanh, tập 1, NXB Văn học, Hà Nội, 1982)
Câu hỏi:
Ý kiến đưa ra bình luận trong bài này là gì ?
Hoài Thanh đã bình luận ý kiến đó như thế nào ? (Khía cạnh ông đồng ý, khía cạnh không đồng ý. Lí lẽ nêu lên).
Việc viện dẫn nhiều nhà văn có tác dụng gì ? (Hãy nhận xét chung về các nhà văn được viện dẫn).
Nhận xét nghệ thuật bình luận của Hoài Thanh (có rõ ràng, uyển chuyển, có sức thuyết phục không, cần đưa ra những dẫn chứng cụ thể về cách dùng từ, cách đặt câu để làm rõ nhận xét của mình).