Soạn bài Ông già và biển cả (Hê - minh - uê, 1952)

  • Ông già và biển cả (Hê - minh - uê, 1952) trang 1
  • Ông già và biển cả (Hê - minh - uê, 1952) trang 2
  • Ông già và biển cả (Hê - minh - uê, 1952) trang 3
  • Ông già và biển cả (Hê - minh - uê, 1952) trang 4
ÔNG GIÀ VÀ BIỂN CẢ
Hê-minh-uê
A. Giới thiệu
1. ơ-nít Hê-minh-uê (Ernest Hemingway) (1899 - 1961) là nhà văn Mĩ đã để lại một dấu ấh sâu sắc trong văn xuôi hiện đại phương Tây và góp phần đổi mới lối viết truyện, tiểu thuyết của nhiều thế hệ nhà văn trên thế giới nói chung. Ông được nhận giải thưởng Nô-ben về văn học năm 1954.
ở tuổi thanh niên, Hê-minh-uê bước vào đời với nghề viết báo và làm phóng viên mặt trận cho tới kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai.
Ồng nổi tiếng với những tiểu thuyết như: Mặt trời vẫn mọc (1926), Giã từ vũ khí (1929), Chuông nguyện hồn ai (1940),...
Song truyện ngắn của ông lại cũng được đánh giá là những tác phẩm mang phong vị độc đáo hiếm thấy, ngay từ một tập truyện đầu tay như Trong thời đại của chúng ta (1925),...
Dù viết về thể nghiệm của những nhân vật từng tham gia cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất và cuộc chiến tranh thế giới chông phát xít, hay viết về những trận đấu bò, săn thú dữ, đấu quyền Anh, dù viết về châu Phi hay châu Mĩ, ông đều nhằm ý đồ viết một áng văn xuôi đơn giản và trung thực về con người.
Tác phẩm Ông già và biển cả (1952) ra mắt bạn đọc trước khi Hê-minh-uê được nhận giải thưởng Nô-ben về văn học năm 1954, là một kết tinh tiêu biểu của những nét mới mẻ trong lối kể chuyện của Hê-minh-uê.
Tóm tắt cốt truyện
Ông lão đánh cá Xan-ti-a-gô thường đánh cá ở vùng nhiệt lưu ngoài khơi La-ha- ba-na. Đã nhiều ngày mà ông lão chẳng kiếm được con cá lớn nào, cho nên bô' mẹ cậu bé Ma-nô-lin không cho cậu bé đi biển với ông nữa. ông lão đánh ra khơi một mình.
Giữa biển cả, ông thả dây câu rất lâu, cho đến khi có một con cá lớn mắc mồi. Đó là một con cá kiếm to lớn mà ông hằng mơ ước. Sau một cuộc vật lộn căng thẳng và nguy hiểm kéo dài ba ngày trời, ông lão đã hạ được con cá kiếm, buộc nó vào mũi thuyền và giương buồm hướng về đất liền. Trên đường về, từng đàn cá mập hung dữ đuổi theo rỉa thịt con cá kiếm, ông lão lại phải đơn độc chiến đấu đến kiệt sức, cuối cùng cũng hạ được cả đàn cá mập. Nhưng con cá kiếm chỉ còn trơ lại bộ xương.
Giá trị tác phẩm
Thời gian, nhân vật trong tác phẩm được thu hẹp đến mức cực hạn, nhưng câu chuyện cực kì đơn giản ấy lại gợi mở nhiều tầng ý nghĩa cho người đọc:
Một cuộc tìm kiếm con cá lớn nhất, đẹp nhất đời;
Hành trình nhọc nhằn và dũng cảm của người lao động trong một xã hội vô tình;
Thể nghiệm về thành công và thất bại của người nghệ sĩ đơn độc khi theo đuổi ước mơ sáng tạo, rồi trình bày nó trước mắt người đời;
Mốỉ liên hệ giữa con người và thiên nhiên...
Đúng như hình ảnh về tác phẩm nghệ thuật mà Hê-minh-uê đã từng so sánh và phấn đấu để sáng tạo, tác phẩm Ông già và biển cả giông như một tảng băng trôi. Ông già và biển cả xuất hiện trên phần nổi của ngôn từ không nhiều, lối viết giản dị song phần chìm của nó râ't lớn, bởi đã gợi lên nhiều tầng ý nghĩa mà người đọc sẽ rút ra được tùy theo thể nghiệm và cảm hứng trước hình tượng - đó là biểu hiện của nguyên lí sáng tác do nhà văn đề ra: tác phẩm nghệ thuật như một tảng băng trôi.
Đoạn trích nằm ở cuối truyện, kể việc ông lão Xan-ti-a-gô đuổi theo và bắt được con cá kiếm.
Trong đoạn trích này, xuất hiện cả hai “nhân vật” chính của tác phẩm: ông lão và con cá kiếm.
B. Đọc - hiểu văn bản
1. Những vòng lượn của con cá kiếm
Sự lặp lại những vòng lượn gợi lên hình ảnh một ngư phủ lành nghề: chỉ bằng con mắt từng trải và cảm giác đau đớn nơi bàn tay, ông lão đã ước lượng được khoảng cách ngày càng gần tới đích vẽ lên qua vòng lượn từ rộng tới hẹp, từ xa tới gần của con cá.
Những vòng lượn cũng vẽ lên những cô' gắng cuô'i cùng nhưng hết sức mãnh liệt của con cá, cô' gắng thoát khỏi-sự níu kéo bủa vây của người ngư phủ: nó cũng dũng cảm, kiên cường không kém gì đô'i thủ của nó.
Những vòng lượn này là một phần biểu hiện sự cảm nhận của ông lão về con cá tập trungvào hai giác quan thị giác và xúc giác - song vẫn chỉ là gián tiếp: Xan-ti-a-gô chưa thể nhìn thấy con cá mà chỉ đoán biết nó qua vòng lượn.
-- Qua đoạn văn miêu tả những vòng lượn của con cá kiếm, cồ thể thấy rõ đặc điểm của hai nhân vật: ông lão và con cá kiếm.
+ Ông lão già nua, vô cùng mệt mỏi sau ba ngày hai đêm giong thuyền trên biển cả để đuổi theo con cá kiếm, bây giờ chuẩn bị đối mặt với nó, đối mặt một cách đơn độc, đô'i mặt bằng mưu trí và lòng dũng cảm.
+ Con cá kiếm là một đối thủ xứng tầm với ông lão, nó cũng có những nét tương đồng với ông: dũng cảm đối đầu với thử thách, đơn độc, mưu trí và cao thượng.
Đô'i tượng chinh phục càng cao cả, đẹp đẽ thì vẻ đẹp của người đi chinh phục càng được tôn cao lên.
Cảm nhận của ông lão về con cá kiếm
Cảm nhận của ông lão về con cá kiếm ngày càng mãnh liệt và trực tiếp hơn, đặc biệt từ đoạn “Đến vòng thứ ba, lão lần đầu tiên thấy con cá”.
Sự miêu tả diễn biến đúng như sự việc xảy ra trong cuộc sông thực:
Cảm nhận bằng thị giác: Trước một con cá lớn như vậy, người ngư phủ thoạt tiên chỉ nhìn thấy từng bộ phận, trước khi nó xuất hiện toàn thể trước mắt ông.
Cảm nhận qua xúc giác vẫn có phần gián tiếp (qua sợi dây, qua mũi lao) song rất mãnh liệt và ngày càng đau đớn.
Cảm nhận của ông lão về con cá không chỉ giới hạn trong hai giác quan - thị giác và thính giác - mà mở rộng trong nhiều hình thức:
Không chỉ bằng dộng tác mà cả bằng trái tim - sự cảm thông.
Không chỉ như quan hệ giữa người đi săn và con mồi, giữa hai đô'i thủ mà còn như liai người bạn.
Ông lão nghĩ về con cá và trò chuyện với con cá như một con người: “Đừng nhảy, cá... Đừng nhảy.”; “Mình phải giữ cho nó đừng đau quá... Nỗi đau của ta thì không thành vấn đề. Ta có thể chê' ngự. Nhưng nỗi đau của con cá thì có thể khiến nó cuồng lên.”; “Bây giờ mày cứ lượn đi, cá... Tao sẽ tóm mày ở đường lượn.”; “Cá ơi... Cá này, dẫu sao thì mày cũng sẽ chết. Mày muôn tao cùng chết nữa à ?”; “Mày đang giết tao, cá à... Nhưng mày có quyền làm như thế. Tao chưa bao giờ thấy bất kì ai hùng dũng, duyên dáng, bình tĩnh, cao thượng hơn mày, người anh em ạ. Hãy đến và giết ta đi. Ta không quan tâm chuyện ai giết ai.”
Chính tình cảm ấy, lối biểu hiện ấy đã biến con cá thành một “nhân vật”.
Hình ảnh con cá kiếm và ý nghĩa biểu tượng của nó
* Do vẻ đẹp, sự cao quý của con cá kiếm, do thái độ, quan hệ giữa người đi săn và con mồi, con cá là đô'i tượng bị săn đuổi đã hàm chứa một ý nghĩa rộng lớn hơn, trừu tượng hơn: nó là hình ảnh của ước mơ, của lí tưởng mà mỗi con người thường theo đuổi trong đời.
Sự khác biệt của hình ảnh con cá kiếm trước và sau khi ông lão chiếm được nó:
Hình ảnh đẹp đẽ của con cá kiếm trước khi bị chiếm lĩnh: “Cái đuôi lớn hơn cả chiếc lưỡi hái lớn, màu tím hồng dựng trên mặt đại dương xanh thẫm”; “thân hình đồ sộ và sọc màu tím trên mình”; “con cá lại tiếp tục lượn vào theo vòng tròn của nó, trông điềm tĩnh và tuyệt đẹp, chỉ có cái đuôi đồ sộ cử động”; “con cá rướn thẳng mình, lại chầm chậm bơi xa, cái đuôi đồ sộ lắc lư trong không trung”; “con cá tiến gần mạn thuyền, từ từ bơi nghiêng, mõm nó gần như chạm vào ván thuyền và sắp sửa vượt qua, dài, sâu, rộng, ánh bạc, vằn tía và bất tận trong dòng nước”; “cái vây ngực đồ sộ, vươn cao trong không trung”...
Và đây là hình ảnh đẹp đẽ cuô'i cùng của nó: “Khi ấy, con cá, mang cái chết trong mình, sực tỉnh, phóng vút lên khỏi mặt nước phô hết tầm vóc khổng lồ, vẻ đẹp và sức lực. Nó dường như treo lơ lửng trong không trung phía trên ông lão và chiếc thuyền”.
Hình ảnh con cá sau khi bị chiếm lĩnh: “con cá nằm ngửa phơi cái bụng ánh bạc của nó lên trời”; “con cá trắng bạc và thẳng đơ và bồng bềnh theo sóng”; “Da cá chuyển từ màu gốc, màu tía ánh bạc, sang màu trắng bạc và những cái sọc phô cùng màu tím nhạt như đuôi nó. Những đường sọc ấy lớn hơn cả bàn tay người xòe ra, còn mắt nó trông dửng dưng như những tấm kính trong kính viễn vọng hay như một vị thánh trong đám rước”. 1
Sự khác biệt đó phải chăng là sự chuyển biến từ ước mơ sang hiện thực: khi ước mơ đã thành hiện thực, nó không còn xa vời, khó nắm bắt và củng chính vì thế, nó không còn đẹp đẽ, huy hoàng như trước ?
Ý nghĩa biểu tượng' của con cá kiếm
+ Con cá kiếm là đại diện cho hình ảnh thiên nhiên. Qua miêu tả, có thể thấy nó tiêu biểu cho vẻ đẹp, tính chất kiêu hùng, vĩ đại,... của tự nhiên.
+ Con cá kiếm tiêu biểu cho thiên nhiên trong quan hệ phức tạp với con người: con người và thiên nhiên có thể vừa là bạn, vừa là đốì thủ,...
+ Con cá kiếm là biểu tượng của ước mơ vừa bình thường, giản dị nhưng đồng thời cũng rất khác thường, cao cả mà mỗi con người đều từng theo đuổi ít nhất một lần trong đời.
+ Ước mơ khi đã biến thành thực tế thì không còn vẻ đẹp của lí tưởng, khát vọng nên con người có ước mơ, hoài vọng sẽ tiếp tục mãi mãi trên con đường đạt tới đỉnh cao mới.
+ “Ông già và biển cả” là một tuyên ngôn về lôi viết của Hê-minh-uê. Kết hợp với hình ảnh chú bé Ma-nô-lin thường đi theo học nghề đánh cá của ông lão, một số nhà bình luận cho rằng: “Ông già và biển cả” là một di chúc của Hê-minh-uê (Xan-ti-a-gô) cho thế hệ trẻ (Ma-nô-lin).
c. Tổng kết
Hình ảnh ông lão đánh cá đan độc dùng cảm săn đuổi con cá lớn nhất đời mình là một biểu tượng về vẻ đẹp của ước mơ và hành trình gian khổ của con người để biến ước mơ thành hiện thực. Sự chuyển hóa từ bức tranh với những nét trần trụi, chân thực, giản dị sang một lớp nghĩa hàm ẩn, rộng lớn - đó chính là phong cách của Hê-minh-uê.