Soạn bài Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh (1890 - 1969)

  • Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh (1890 - 1969) trang 1
  • Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh (1890 - 1969) trang 2
  • Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh (1890 - 1969) trang 3
  • Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh (1890 - 1969) trang 4
  • Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh (1890 - 1969) trang 5
VĂN HỌC VIỆT NAM 1945 - 1954
NGUYỄN ÁI QUỐC - Hồ CHÍ MINH (1890 - 1969)
KIẾN THỨC cơ BẢN
Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh không chỉ là nhà cách mạng vĩ đại, người anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, mà còn là nhà vàn, nhà thơ lớn.
Quan niệm sáng tác văn chương
Sinh ra và lớn lên trong buổi lầm than của đâ't nước, lí tưởng lớn lao duy nhất của Bác là cứu dân, cứu nước. Bác tâm sự: “Cả đời tôi chỉ có một ham muôn, ham muôn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Vì ham muốn ấy mà Bác đã bôn ba ra nước ngoài tìm đường cứu nước, và công hiêh cả đời mình cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc. Trên con đường'hoạt động cách mạng, Người lại thấy rõ văn học là một vũ khí sắc bén, lợi hại, phục vụ đắc lực cho chính trị, cho sự nghiệp đấu tranh cách mạng. Bác đã mài giũa ngòi bút của mình, sáng tác văn chương để làm cách mạng. Mục đích chính trị đã chi phối quan niệm sáng tác nghệ thuật của Bác.
Người xem văn nghệ là một vũ khí chiến đấu lợi hại phụng sự cho sự nghiệp cách mạng, nhà văn phải góp phần vào nhiệm vụ đấu tranh phát triển xã hội.
Người quan niệm tác phẩm văn chương phải có tính chân thật về cả nội dung lẫn hình thức nghệ thuật. Nội dung tác phẩm phải miêu tả chân thực đời sông cách mạng, có tính khuynh hướng rõ ràng. Hình thức tác phẩm phải trong sáng, hấp dẫn, ngôn từ phải chọn lọc. Tác phẩm văn chương phải đậm tính dân tộc và tính nhân dân.
Trong sáng tác, Bác bao giờ cũng xuất phát từ mục đích, đôi tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức của tác phẩm. Người luôn tự đặt câu hỏi: Viết để làm gì?, Viết cho ai?, từ đó, đi đến trả lời câu hỏi Viết cái gì ? Viết như thê' nào? (tức là xác định nội dung và hình thức viết). Trong thực tiễn hoạt động cách mạng, vì cần hướng đến nhiều đô'i tượng khác nhau và nhiều mục đích khác nhau, nên nội dung và hình thức các tác phẩm của Bác hết sức phong phú, tạo nên một phong cách đa dạng.
Thực tiễn sáng tác của Bác đã thể hiện quan niệm trên một cách nhất quán.
Sự nghiệp văn chương
Nguyễn Ái Quốc — Hồ Chí Minh đã để lại một di sản văn học lớn lao về tầm vóc, phong phú đa dạng về thể loại và ngôn ngữ, đặc sắc về phong cách sáng tạo.
Về văn xuôi, có thể chia thành hai mảng: văn xuôi chính luận và văn xuôi nghệ thuật (truyện và kí).
Văn chính luận
Những tác phẩm văn chính luận của Bác được viết chủ yếu với mục đích đấu tranh chính trị nhằm tiến công trực diện kẻ thù hoặc thể hiện nhiệm vụ cách mạng của dân tộc qua những chặng đường lịch sử.
Tác phẩm tiêu biểu-, những bài văn chính luận viết bằng tiếng Pháp đăng trên báo Pháp từ những thập niên đầu thế kỉ XX, Bản án chế độ thực dân Pháp (1925), Tuyên ngôn Độc lập (1945), Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946), Không có gì quý hem độc lập tự do (1966), Di chúc (1969)...
Phong cách nghệ thuật văn chính luận: Văn chính luận của Người thường ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng đầy thuyết phục, giàu tính luận chiến và đa dạng về bút pháp. Văn chính luận mà vẫn thấm đượm tình cảm, giàu hình ảnh. Giọng văn chính luận cũng đa dạng: khi ôn tồn, thấu tình, đạt lí; khi đanh thép, mạnh mẽ, hùng hồn.
Truyện và kí (văn xuôi nghệ thuật)
Khoảng 1922 - 1925, Bác viết những truyện ngắn và kí bằng tiếng Pháp, tiến công kẻ thù bằng sức mạnh của những hư cấu nghệ thuật.
Tác phẩm tiêu biểu-. Pari (1922), Lời than vãn của bà Trưng Trắc (1922), Con người biết mùi hun khói (1922), Đồng tâm nhất trí (1922), Vi hành (1923), Những trò lô' hay là Va ren và Phan Bội Châu (1925), Con rùa (1925)...
Phong cách nghệ thuật truyện kí: Truyện và kí của Người rất hiện đại, thể hiện tính chiến đấu mạnh mẽ và nghệ thuật trào phúng sắc bén. Tiếng cười trào phúng của Nguyễn Ái Quốc tuy nhẹ nhàng, hóm hỉnh nhưng thâm thúy, sâu cay.
Thơ ca
Nhật kí trong tù. Đây là tập thơ nổi bật nhất, Bác viết từ mùa thu năm 1942 đến mùa thu năm 1943, khi bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam ở Quảng Tây (Trung Quốc).
Nội dung
Nhật kí trong tù là tập thơ có giá trị hiện thực sâu sắc. Nhiều bài thơ đã ghi lại một cách chân thực bộ mặt đen tối và nhem nhuốc của chế độ nhà tù cũng như của xã hội Trung Quốc thời Tưởng Giới Thạch (bài Lai Tân, Tiền đèn, Đánh bạc, Gia quyến người bị bắt lính, Cháu bé trong nhà lao Tân Dương..).
Sức hấp dẫn chủ yếu của tác phẩm chính là vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách cao đẹp của người tù - thi sĩ - chiến sĩ cộng sản Hồ Chí Minh:
+ Một tâm hồn yêu thương thiết tha và trân trọng những kiếp người bị đọa đày đau khổ {Một người tù cờ bạc vừa chết, Vạ người bạn tù đến thăm chồng, Người bạn tù thổi sáo, Phu làm đường,..)-,
+ Một tâm hồn luôn khao khát tự do, một tấm lòng yêu nước mãnh liệt hướng về đất nước và nhân dân với nỗi nhớ thiết tha và bồn chồn lo lắng IKliông ngủ được, Ôm nặng, Nhớ bạn, Tức cảnh, Đêm thu,..)-,
+ Một tầm nhìn xa trông rộng {Trời hửng, Học đánh cờ, Nghe tiếng giã gạo,...);
+ Một tinh thần gang thép (lời đề từ, Bốn tháng rồi, Giải đi sớm,..);
+ Một phong thái ung dung tự tại, một hồn thơ hết sức tinh tế, nhạy cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên và sự sông {Chiều tối, Hoàng hôn, Giữa đường đáp thuyền đi Ung Ninh, Trên đường đi, Ngắm trăng, Mới ra tù tập leo núi,...).
Nghệ thuật
Nhật kí trong tù là một tập thơ giàu giá trị nghệ thuật, có phong cách đa dạng, độc đáo với nhiều giọng điệu, nhiều bút pháp khác nhau. Nét phong cách đặc sắc nổi bật nhất của tập thơ là ở chỗ kết hợp hài hoà chất cổ điển với tinh thần hiện đại, hoà quyện giữa tâm hồn thi nhân và tư thế chiến sĩ.
Ngoài ra, còn phải kể đến những bài thơ Bác viết trong thời kì hoạt động bí mật (1941 - 1945) ở Việt Bắc và trong kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954).
Bên cạnh những bài thơ giản dị, mang màu sắc dân gian hiện đại được viết nhằm mục đích tuyên truyền như Dân cày, Công nhân, Ca binh lính, Ca sợi chỉ,... là những bài thơ nghệ thuật vừa có màu sắc cổ điển vừa mang tinh thần hiện đại như:
+ Pác Bó hùng vĩ, Tức cảnh Pác Bó (viết trước Cách mạng);
+ Thướng sơn (Lên núi), Đối nguyệt (Với trăng), Nguyên tiêu (Rằm. tháng giêng), Thu dạ (Đêm thu), Báo tiệp (Tin thắng trận), Cảnh khuya,... (viết trong kháng chiến chông Pháp).
Nổi bật trong thơ Người là hình ảnh nhân vật trữ tình mang nặng “nỗi nước nhà” mà phong thái vẫn ung dung, tâm hồn luôn hòa hợp với thiên nhiên, thể hiện bản lĩnh của một nhà cách mạng luôn luôn làm chủ tình thế, tin vào tương lai tất thắng của cách mạng, tuy trước mắt còn biết bao gian nan thử thách.
Phong cách nghệ thuật'. Hầu hết là những bài thơ tứ tuyệt bằng chữ Hán, thể hiện một hồn thơ tinh tế, nhạy cảm, giàu lòng yêu nước và tinh thần lạc quan, kết hợp được chất cổ điển với chất trữ tình cách mạng và cảm hứng anh hùng của thời đại.
Phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh
Ớ mỗi thể loại, Bác đều thể hiện phong cách riêng, độc đáo, hấp dẫn (như đã trình bày ở trên).
Nhìn chung, ở thể loại nào, phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh đều hết sức phong phú, đa dạng mà thông nhất. Đó là cách viết ngắn gọn, trong sáng, giản dị, sử dụng linh hoạt các thủ pháp và bút pháp nghệ thuật khác nhau nhằm thể hiện một cách nhuần nhị và sâu sắc nhất tư tưởng củà người cầm bút.
c. Kết luận
Văn thơ Hồ Chí Minh là di sản vô giá, là một bộ phận gắn bó hữu cơ với sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Người. Hồ Chí Minh quan niệm văn học là vũ khí sắc bén phục vụ sự nghiệp cách mạng. Phương châm viết của Người là luôn tự hỏi: Viết cho ai ?, Viết để làm gì ?, sau đó mới quyết định: Viết cái gì ? và Viết như thế nào ?.
Phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh độc đáo mà đa dạng. Văn chính luận của Người thường ngắn gọn, súc tích, lập luận sắc sảo, chặt chẽ, bằng chứng giàu sức thuyết phục và đa dạng về bút pháp. Truyện và kí của Người rất hiện đại, có tính chiến đấu mạnh mẽ và nghệ thuật trào phúng sắc bén. Thơ nghệ thuật của Hồ Chí minh có sự hòa hợp độc đáo giữa bút pháp cổ điển và bút pháp hiện đại; giữa chất “tình” và chất “thép”; giữa sự trong sáng, giản dị và sự hàm súc, sâu sắc.
ĐỀ VĂN LUYỆN TẬP
Đề: Phân tích và làm rõ tính phong phú, đa dạng và tính thống nhất trong phong cách nghệ thuật của văn thơ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh.
GỢI Ý
Bài tập yêu cầu phân tích và làm rõ tính phong phú, đa dạng và tính thông nhất trong phong cách nghệ thuật của văn thơ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh.
Phong cách văn thơ Nguyễn Ai Quốc - Hồ Chí Minh độc đáo mà đa dạng, ơ mỗi thể loại văn học, Người đều tạo được những nét phong cách riêng:
Văn chính luận của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh thường ngắn gọn, súc tích, tư duy sắc sảo, lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng đầy sức thuyết phục, giàu tính luận chiến và đa dạng về bút pháp. Giọng văn chính luận cũng đa dạng: khi thì ôn tồn, điềm đạm, khi thì đanh théo hùng hồn. Những áng văn chính luận tiêu biểu như Bản án chế độ thực dân Pháp, Tuyên ngôn Độc lập thể hiện rất rõ điều đó.
Những tác phẩm truyện và kí của Nguyễn Ái Quốc rất hiện đại, thể hiện tính chiến đấu mạnh mẽ và nghệ thuật trào phúng sắc bén. Tiếng cười trào phúng của Nguyễn Ái Quốc tuy nhẹ nhàng thoải mái, hóm hỉnh nhưng rất sâu cay. Những truyện ngắn Vi hành, Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu thể hiện rất rõ những nét phong cách đó.
Thơ của Hồ Chí Minh có thể chia làm hai loại, mỗi loại lại có những nét phong cách riêng.
Những bài thơ tuyên truyền cách mạng thường được viết bằng hình thức bài ca, lời lẽ giản dị, mộc mạc, dễ nhớ, mang màu sắc dân gian hiện đại:
Thương ôi ! Những bạn dân cày,
Thân bùn tay lấm suốt ngày gian lao.
(Dân cày)
Hai tay cầm khẩu súng dài,
Ngắm đi ngắm lại, bắn ai thế này ?
(Ca binh lính)
+ Thơ nghệ thuật của Hồ Chí Minh có sự hòa hợp độc đáo giữa bút pháp cổ điển và bút pháp hiện đại; giữa chất tình và chất “thép”; giữa trong sáng, giản dị và hàm súc, thâm trầm, sâu xa. Những bài thơ như Chiều tối; Giải đi sớm; Mới ra tù, tập leo núi {Nhật kí trong tu”); Cảnh khuya; Rằm tháng giêng (thơ chông Pháp)... thể hiện rất rõ những nét phong cách đó.
Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh hết sức phong phú, đa dạng mà thống nhất. Đó là cách viết ngắn gọn, trong sáng, giản dị, sử dụng linh hoạt các thủ pháp và bút pháp nghệ thuật khác nhau nhằm thể hiện một cách nhuần nhị và sâu sắc nhất chủ đề của tác phẩm. Nét phong cách chung này thể hiện trong toàn bộ sáng tác của Người, từ tác phẩm chính luận, truyện, kí đến thơ ca.