Soạn bài Đất nước (Nguyễn Đình Thi, 1948 - 1955)

  • Đất nước (Nguyễn Đình Thi, 1948 - 1955) trang 1
  • Đất nước (Nguyễn Đình Thi, 1948 - 1955) trang 2
  • Đất nước (Nguyễn Đình Thi, 1948 - 1955) trang 3
  • Đất nước (Nguyễn Đình Thi, 1948 - 1955) trang 4
  • Đất nước (Nguyễn Đình Thi, 1948 - 1955) trang 5
Nguyễn Đình Thi
ĐẤT NƯỚC
KIẾN THỨC Cơ BẢN
Giới thiệu
Nguyễn Đình Thi (1924 - 2003), quê gốc ở Hà Nội. Ông là một người nghệ sĩ đa tài: sáng tác nhạc, viết truyện, viết kịch, làm thơ...Thơ Nguyễn Đình Thi đặc biệt giàu xúc cảm khi viết về quê hương đất nước trong vất vả gian lao. GS Nguyễn Đăng Mạnh đã nhận xét như sau: “Có lẽ Nguyễn Đình Thi là cây bút sinh ra để làm thơ, soạn nhạc hơn là viết văn xuôi. Và nhà thơ này (...) chỉ có thể viết hay về đất nước mình đẹp trong khổ đau, bất hạnh”.
Bài thơ Đất nước (1948 - 1955) in trong tập Người chiến sĩ, là bài thơ được Nguyễn Đình Thi ấp ủ trong nhiều năm kháng chiến chông Pháp, đúc kết quá trình suy ngẫm về đất nước từ Sáng mát trong như sáng năm xưa (1948), Đểm mít tinh (1949) đến Đất nước (1955). Dầu vậy, bài thơ vẫn là một chỉnh thể nghệ thuật thể hiện sự cảm nhận khái quát về đất nước và con người Việt Nam trong trường kì lịch sử từ trước Cách mạng tháng Tám qua những ngày kháng chiến chông Pháp đau thương mà anh dũng đến chiến thắng Điện Biên Phủ hào hùng.
Bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ Nguyễn Đình Thi: thơ như lời nói thường mà d"ạt dào cảm xúc, vừa tự do phóng khoáng, giàu hình ảnh và nhịp điệu, vừa hàm súc, sâu lắng, suy tư,...
Đọc - hiểu văn bản
Bài thơ có thể chia làm ba đoạn:
Đoạn 1: (7 câu đầu) là những hoài niệm về Hà Nội những ngày thu đã xa
Cảm xúc thơ mở ra từ một sáng mùa thu Việt Bắc năm 1948:
Sáng mát trong như sáng năm xưa Gió thổi mùa thu hương cốm mới
Không gian mùa thu trong trẻo, dịu mát, thoảng mùi hương côm mới trong gió thu nhè nhẹ, đó chính là hồn thu muôn đời của quê hương xứ sở. Thu xưa hay thu nay cũng vẫn đẹp như thế. Một chữ “như” làm hiện lên cả hai mùa thu. Mùa thu nay bâng khuâng gợi nhớ mùa thu xưa: “Tôi nhớ những ngày thu đã xa”.
“Những ngày thu đã xa” ấy là mùa thu Hà Nội:
Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội Những phô' dài xao xác hơi may Người ra đi đầu không ngoảnh lại Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy
Trong dòng hoài niệm của nhà thơ, cảnh thu Hà Nội hiện lên thật đẹp và buồn xa vắng. Nhà thơ miêu tả thật tinh tế cái chớm lạnh đậu thu, tả được cái hồn của những con phô' dài hun hút xao xác lá vàng nhẹ rơi trong gió (gió cũng mới chỉ là hơi may). Mùa thu thật đẹp nhưng cũng thật buồn bởi đây là mùa thu của biệt li. Trên cái nền của mùa thu, hiện lên hình ảnh người ra đi với dáng vẻ rất cương quyết. Người ra đi có thể là hình ảnh của tác giả lên đường đi kháng chiến, mà cũng có thể là hình ảnh của người trai Hà Nội lên đường theo tiếng gọi của cách mạng... Chỉ có thể’chắc rằng đó là người rất yêu Hà Nội, yêu mùa thu Hà Nội, nhưng phải chia tay với Hà Nội mùa thu để ra đi vì một lí tưởng lớn lao. Tư thế ra đi thật cương quyết, dứt khoát, nhưng tâm hồn thì xao xuyến bồi hồi. Đầu không ngoảnh lại nhưng trái tim đã ngoảnh lại lưu luyêh với mùa thu, vẫn thấy được cảnh lá vàng rơi đầy trên thềm nắng. Nhạc điệu đặc biệt của câu thơ Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy vừa diễn tả bước chân người ra đi, vừa là nhạc điệu của tâm trạng bâng khuâng thương nhớ. Hình ảnh người ra đi được tái hiện thật lãng mạn và bi tráng, gợi liên tưởng đến hình ảnh “li khách” trong bài thơ Tống biệt hành của Thâm Tẩm trước Cách mạng tháng Tám.
Đoạn hai (từ câu 8 đến câu 21) thể hiện những cảm xúc về mùa
thu mới với tình cảm yêu mêh và tự hào của người công dân được làm chủ đất nước, thể hiện những suy tư sâu sắc về truyền thống bất khuất của dân tộc.
Từ mùa thu cũ, cảm xúc thơ quay lại với hiện tại, với mùa thu nay - mùa thu Việt Bắc trong kháng chiến chông Pháp:
Mùa thu nay khác rồi Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi Gió thổi rừng tre phấp phới Trời thu thay áo mới Trong biếc nói cười thiết tha
Câu thơ Mùa thu nay khác rồi như một tiếng reo vui. Thu nay vẫn đẹp như thu xưa, nhưng không còn nét buồn của thu xưa. Cái khác chủ yếu là từ trong lòng người mà ra. Thu xưa buồn vì con người phải lặng lẽ ra đi, chia tay với Hà Nội đang bị kẻ thù xâm chiếm. Thu nay vui bởi con người được tự do, sảng khoái đứng trên tầm cao của núi đồi để niềm vui trong lòng tỏa vào không gian cảnh vật mùa thu. Cảnh vật reo vui cùng lòng người. Gió thu không xao xác buồn hiu hắt, gió thu thổi cả rừng tre phấp phới niềm vui. Mùa thu mới trong cảm nhận của Nguyễn Đình Thi không còn khoác chiếc áo mơ phai dệt lá vàng (Xuân Diệu) mà đã thay áo mới màu trời trong trẻo và xanh biếc. Câu thơ Trong biếc nói cười thiết tha thật mới lạ và gợi cảm. Thu của Xuân Diệu dìu dặt tiếng huyền, còn thu của Nguyễn Đình Thi rộn rã tiếng nói cười của đất trời trong biếc. Nhạc điệu của đoạn, thơ là nhạc điệu của niềm vui đang ngân vang dào dạt trong lòng người và trong cảnh vật.
Cảm xúc mùa thu chợt chuyển thành nguồn cảm hứng về đất nước. Niềm vui trước mùa thu có cội nguồn từ niềm tự hào được làm chủ đất nước:
Trời xanh đây là của chúng ta Núi rừng đây là của chúng ta Những cánh đồng thơm mát Những ngả đường bát ngát Những dòng sông đỏ nặng phù sa
Điệp ngữ đây là của chúng ta dõng dạc vang lên niềm tự hào của chứng ta, của những công dân được làm chủ đất nước. Những câu thơ này được viết năml949, lúc cuộc kháng chiến chông Pháp vẫn còn vô vàn gian khó. Tuy nhiên, sau chiến thắng Việt Bắc - Thu Đông năm 1947, cuộc kháng chiến đã khởi sắc và mở ra cho con người một cái nhìn lạc quan hơn. Trong niềm vui của nhà thơ, đất nước hiện ra với những hình ảnh thân thương và tươi đẹp vô ngần, rất đáng yêu và đáng tự hào.
Niềm vui đang bay lên, chợt lắng đọng lại trong những câu thơ dồn nén suy tư:
Nước chúng ta
Nước những người chưa bao gi'ờ khuất Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất Những buổi ngày xưa vọng nói về
Ba chữ Nước chúng ta khẳng định mạnh mẽ quyền làm chủ đất nước. Từ niềm tự hào ấy, nhà thơ suy ngẫm về truyền thông bất khuất của dân tộc. Âm vang thiêng liêng,của truyền thông vọng về từ thẳm sâu của lịch sử, nôĩ kết truyền thống với hiện tại. Giọng thơ trầm lắng vừa gợi niềm ngưỡng vọng thiêng liêng về cội nguồn, vừa khẳng định sức mạnh của truyền thông vẫn đang được nối tiếp trong hiện tại của cuộc kháng chiến chông thực dần Pháp.
Đoạn ba (phần còn lại): tập trung khắc họa hình tượng Đất nước
Để khẳng định truyền thống bất khuất, Nguyễn Đình Thi đã xây dựng một chân dung đất nước đau thương mà anh dũng, hào hùng.
Hình ảnh đất nước đau thương được thể hiện trong bốn câu thơ đầy ấn tượng:
Ôi những cánh đồng quê chảy máu Dây thép gai đâm nát trời chiều Những đêm dài hành quân nung nấu Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu
Đoạn thơ này được khơi nguồn cảm xúc trong một chiều hành quân qua vùng Bắc Giang. Cảnh vừa thực vừa hư. Ráng chiều đỏ ôì chiếu xuông những rãnh cày, trông cánh đồng như đang ứa máu. Dây thép gai của đồn giặc giăng tua tủa như đâm nát cả bầu trời quê hương. Những đường nét và màu sắc tương phản tạo nên một cảm giác nhói buốt trong lòng người. Bức tranh thiên nhiên cụ thể ấy chợt trở thành biểu tượng về đất nước bị quân thù tàn phá trong chiến tranh. Niềm đau xót càng nung nấu nỗi cãm thù trong lòng người chiến sĩ suốt những đêm dài hành quân. Câu thơ cuối chợt mở ra một góc tâm hồn người chiến sĩ: “Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu”. Nỗi nhớ người yêu và nỗi đau về đất nước, tình cảm riêng của cá nhân và tình cảm chung đối với dân tộc đã kết hợp hài hòa trong lòng người chiến sĩ, tạo nên sức mạnh vượt qua mọi gian lao vất vả trên mọi nẻo đường hành quân.
Từ trong đau thương, nhà thơ nhận ra một gương mặt đất nước bình dị mà sôi sục căm thù:
Từ những năm đau thương chiến đấu Đã ngời lên nét mặt quê hương
Từ gốc lúa bờ tre hồn hậu Đã bật lên tiếng thét căm hờn
Điệp khúc “đã ngời lên”, “đã bật lên” thể hiện được tư thế và sức mạnh của một dân tộc bất khuất. Trong ba khổ thơ tiếp theo, tác giả đã sáng tạo nên một loạt hình ảnh vừa cụ thể vừa khái quát mang ý nghĩa biểu tượng để khắc họa hỉnh ảnh một dân tộc chưa bao giờ biết khuất phục. Đoạn thơ dồn nén những cảm xúc và suy ngẫm của nhà thơ về đất nước, về dân tộc trong một quá trình lịch sử từ thời thực dân phong kiến cho đến những năm kháng chiến chông thực dân Pháp. Những đau thương chất chồng trên thân phận “một cổ hai tròng” của người Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám, rồi những gian khổ hi sinh trên từng bước đường kháng chiến vẫn không thể khuất phục được tinh thần người Việt Nam. Sức mạnh vô tận của dân tộc là sức mạnh xuẩt phát từ tình yêu nước thương nhà, từ khát vọng hoà bình, từ niềm tin tưởng vững chắc vào tương lai. Câu thơ “Lòng ta bát ngát ánh bình minh" khép lại đoạn thơ, và người đọc nhận ra một gương mặt đất nước sáng dần lên trong đau thương, gian khổ và hi sinh được miêu tả trong suốt bốn khổ thơ trên.
- Bốn câu thơ cuối cùng khắc họa hình ảnh một đất nưóc hào hùng tỏa sớ- ■?: Súng nổ rung trời giận dữ Người lên như nước vợ bờ Nước Việt Nam từ máu lửa Rũ bùn dứng dậy sáng lòa
Đoạn thơ được hình thành từ cảnh những đoàn quân bất ngờ từ lòng đất xông lên nã đạn vào đầu kẻ thù trên chiến trường Điện Biên Phủ. Hình ảnh thơ vừa hiện thực vừa mang tính biểu tượng, vừa cụ thể vừa giàu sức khái quát. Âm điệu chắc khỏe, hào hùng của những câu thơ sáu chữ kết hợp với những hình ảnh phóng đại tạo nên một bức tranh hoành tráng, đậm tính sử thi. Đoạn thơ tạc vào lịch sử một chân dung Đất Nước với hai tiếng “Việt Nam” đầy tự hào, sáng ngời trên cái nền của bùn lầy và máu lửa.
c. Tổng kết
Bài thơ “Đất nước” thể hiện những cảm nhận của Nguyễn Đình Thi về đất nước Việt Nam hiển hòa, đau thương nhưng đã anh dũng đứng lên chiến đấu và chiến thắng trong cuộc kháng chiến chổng thực dân Pháp xâm lược.
Bài thơ có nhiều thành công trong cách gieo vần, chọn lựa hình ảnh và cách tạo nhịp điệu, giọng điệu,...
ĐỀ VẤN LUYỆN TẬP	a	
Đềz Hãy nêu tác dụng của những câu thơ dài ngắn khác nhau
trong bài thơ.
GỢI Ý
Bài thơ có những câu thơ dài ngắn khác nhau. Có câu chỉ có 3 tiếng, lại có câu 5, 6, 7 tiếng.
Câu dài thường tạo nên nhịp điệu khoan thai để diễn tả những nghĩ suy thâm trầm hoặc khắc họa tâm trạng thương nhớ bâng khuâng, tình cảm tha thiết.
Những câu thơ ngắn thường muôn cô đúc lại, tạo âm hưởng gân guô'c. Có những câu rất ngắn xuất hiện đột ngột như là cái bản lề để chuyển ý, chuyển mạch thơ. Ví dụ:
Mùa thu nay khác rồi
Nước chúng ta
Đề: Nhiều nhà nghiên cứu đã khẳng định, thơ Nguyễn Đình Thi có những cách tân trong cả nội dung lẫn hình thức. Theo anh (chị), sự
cách tân đó đã được thể hiện như thế nào ở bài “Đất nước” ?	
GỢI Ý
Nguyễn Đình Thi là cây bút suốt đời tìm cái mới cho nội dung và hình thức tác phẩm. Theo ông, “thơ của một thời đại mới trong những bước đầu ít khi chịu những những hình thức đều đặn cố định. Nó chạy tung về những chân trời mở rộng để tìm kiếm, thử sức mới của nó”. Bài thơ Đất nước là một minh chứng tiêu biểu.
Mới về nội dung, chẳng hạn:
Viết về mùa thu, nhưng Nguyễn Đình Thi không viết về mùa thu ở nông thôn hay miền núi mà viết về mùa thu ở một thành phô' cụ thể (Hà Nội). Hơn nữa, mùa thu trong thơ ông tuy cũng có phần đẹp và buồn như trong thơ cổ, nhưng không phải chỉ có thế. Mùa thu trong thơ Nguyễn Đình Thi còn là một mùa thu hào sảng, tươi vui có thể nói chưa từng có trong thơ xưa.
Nguyễn Đình Thi cũng là một nhà thơ hiện đại sớm nhận thức được những “giá trị truyền thông” (Trần Văn Giàu) đốì với hiện tại và tương lai của dân tộc.
Nhà thơ cũng là một trong số ít người nói về sự đau xót, mất mát vì chiến tranh.
Mới về hình thức, chẳng hạn:
Cách diễn dạt lời thơ như lời nói thường mà hàm súc.
Cách gieo vần rất tự do, cách lựa chọn hình ảnh vừa chân thật vừa có giá trị tượng trưng.
Cách phối hợp giọng điệu (khi thì đằm thắm thiết tha, khi thì dồn dập hào sảng).