Soạn bài Thực hành một số phép tu từ ngữ âm

  • Thực hành một số phép tu từ ngữ âm trang 1
  • Thực hành một số phép tu từ ngữ âm trang 2
THỰC HÀNH MỘT số PHÉP TU TỪ NGỮ ÂM
I. TẠO NHỊP ĐIỆU VÀ ẢM HƯỞNG CHO CÂU
Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phía Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do ! Dân tộc đó phải được độc lập !
(Hó Chí Minh, Tuyên ngôn Độc lập)
Gợi ý .
Về nhịp điệu, hai câu văn chia làm bôn phần:
Hai vế đầu đài và có kết cấu song song với nhau, nhịp điệu dàn trải (Một dân tộc..., một dân tộc...).
Hai vế sau ngắn, cũng có kết cấu song song với nhau, nhưng nhịp điệu gọn, dứt khoát (dân tộc đó...! Dân tộc đó...!).
Ngoài ra, còn phối hợp với phép lặp từ ngữ, lặp kết cấu ngữ pháp, và bỗ" trí âm tiết đóng với thanh nặng (lập) ở nhịp cuối cùng (so với các âm tiết mở, hoặc nửa mở với thanh ngang ở cuối các nhịp trước - nay, do). Điều đó dẫn đến hiệu quả của sự lập luận đanh thép: hai bộ phận đầu nêu ra các tiền đề, hai bộ phận sau là những kết luận. Tiền đề được nêu ra chi tiết, cụ thể, còn kết luận thì ngắn gọn, dứt khoát.
Bất kì đàn ông, dàn bà, bất kì người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc, hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng, phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước.
(Hổ Chí Minh, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến)
Gợi ỷ
Nhiều kết cấu ngữ pháp lặp và sóng đôi, đôi xứng (Bất kì đàn ông, đàn bà / bất kì người già, người trẻ; Ai có súng dùng súng / Ai có gươm dùng gươm,...).
Câu ván xuôi nhưng có vần ở một đôi chỗ (bà - già, súng - dùng súng,..!).
Phôi hợp hài hòa giữa nhịp ngắn và nhịp dài, trong đó nhiều nhịp ngắn rắn rỏi, khỏe khoắn (Ai có súng dùng súng / Ai có gứơm / dùng gươm / không có gươm / thì dùng cuốc / thuổng / gậy gộc).
Tổng hợp các biện pháp trên đã mang lại cho câu văn sắc thái hùng hồn, thiêng liêng của lời kêu gọi cứu quốc.
Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, dại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động. Tre, anh hùng chiến đấu.
(Thép Mới, Cây tre Việt Nam)
Gợi ỷ
Phép nhân hóa về từ vựng và việc sử dụng nhiều động từ với nghĩa hoạt động (chống, xung phong, giữ, hi sinh, bảo vệ).
Nhiều nhịp ngắn, dứt khoát, mạnh mẽ.
Hai câu cuổì vừa lặp từ ngữ, vừa lặp kết cấu ngữ pháp, vừa ngắn gọn, lại không dùng động từ, và ngắt nhịp sau từ tre đầu câu. Điều đó tạo ấn tượng rõ rệt về một lời tuyên dương công trạng đối với tre.
II. ĐIỆP ÂM, ĐIỆP VẤN, ĐIỆP THANH
Phân tích tác dụng tạo hình tượng của việc điệp âm đầu trong các cầu sau:
Dưới trăng quyên đã gọi hè Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông.
(Nguyễn Du, Truyện Kiểu)
Làn ao lóng lánh bóng trăng loe
(Nguyễn Khuyến, uống rượu mùa thu)
Gợi ý
Âm đầu l được lặp lại 4 lần (lửa, lựu, lập, lòe) tạo ra hình tượng những bông hoa lựu đỏ lấp ló trên cành như những đóm lửa lập lòe. Ánh lửa phát sáng lung linh, lập lòe trên ngọn cây.
Trong câu thơ cũng có 4 lần xuất hiện phụ âm đầu l. Sự cộng hưởng của những lần đó tạo nên hình tượng bóng trăng lấp lánh và phát tán cả không gian rộng lớn trên mặt ao do phản chiếu của mặt nước.
Trong đoạn thơ sau, vần nào được lặp lại nhiều nhất ? Nêu tác dụng biểu hiện sắc thái ý nghĩa của phép điệp vần đó.
Lá bàng đang đỏ ngọn cây
Sếu giang mang lạnh đang bay ngang trời
Mùa đông còn hết em ơi
Mà con én đã gọi người sang xuân !
(Tố Hữu, Tiếng hát sang xuân)
Gợi ý: Trong 4 câu thơ, vần ang xuất hiện tới 7 lần. Đó là vần chứa một nguyên âm rộng, là vần gần như mở (kết thúc bằng phụ âm ng). vần ang này mang âm hưởng của sự rộng mở. Nó thích hợp với sắc thái miêu tả sự hiện hữu, tiếp diễn của mùa đông, tuy rằng đã có những dấu hiệu của mùa xuân. Điều đó cũng khắc họa nhịp điệu sôi động, hốì hả của cuộc sông.
Dốc lén khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây 'súng ngửi trời Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.
(Quang Dũng, Tây Tiến)
Gợi ý:
Các yếu tô' từ ngữ: từ láy (khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút), phép nhân hóa (súng ngửi trời), lặp từ ngữ (dốc, ngàn thước), phép đô'i (dốc lên khúc khuỷu / dốc thăm thẳm; ngàn thước lên cao / ngàn thước xuống).
Điệp cú pháp (ở câu 1 và 3), nhịp ngắt và đô'i xứng ở 3 câu thơ đầu.
Thanh: ở 3 câu đầu dùng nhiều vần trắc xen kẽ vần bằng, riêng câu cuốỉ toàn vần bằng. Câu cuối tạo nên một khung cảnh rộng mở ra trước mắt người lính khi đã trải qua nhiều hiểm trở, khó khăn trên con đường hành quân qua vùng núi rừng miền Tây khắc nghiệt, dữ dội.