Soạn bài Đò Lèn (Nguyễn Duy, 1983)

  • Đò Lèn (Nguyễn Duy, 1983) trang 1
  • Đò Lèn (Nguyễn Duy, 1983) trang 2
  • Đò Lèn (Nguyễn Duy, 1983) trang 3
  • Đò Lèn (Nguyễn Duy, 1983) trang 4
VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ 1975 ĐEN HET thế kỉ XX
ĐÒ LÈN
Nguyễn Duy
I. KIẾN THỨC Cơ BẢN
Giới thiệu	,
Nguyễn Duy sinh năm 1948, tên khai sinh là Nguyễn Duy Nhuệ, quê làng Quảng Xá, xã Đông Vệ, thị xã Thanh Hóa (nay là thành phố Thanh Hóa).
Nguyễn Duy là một gương mặt tiêu biểu trong lớp nhà thơ trẻ trưởng thành từ thời kì kháng chiến chông Mĩ và tiếp tục bền bỉ sáng tác ở những năm về sau.
Thơ Nguyễn Duy có sự kết hợp tài hoa giữa cái duyên dáng, trữ tình với chất thế sự đậm đặc, nhiều bài là tiếng nói khẳng khái, bộc trực, đầy ngang tàng mà trầm tĩnh, giàu chiêm nghiệm và mang tinh thần công dân sâu sắc. Ông là một trong số’ không nhiều cây bút hiện nay đã góp phần làm mới thể lục bát bằng những tìm tòi theo hướng hiện đại, tạo nên nét độc đáo, hấp dẫn trong cấu trúc, hình ảnh và ngôn ngữ của thể thơ truyền thông này.
Bài Đò Lèn được viết năm 1983, trong một dịp nhà thơ trở về quê hương, sông với những hồi ức đan xen nhiều buồn vui thời thơ ấu.
Đò Lèn là một địa danh nổi tiếng ở Thanh Hóa, quê hương tác giả. Bài thơ viết về người bà cùng những kí ức tuổi thơ gắn liền với địa danh thân thiết ấy cho thấy cảm hứng về cội nguồn là một nét đẹp trong xúc cảm thơ của tác giả.
Đọc - hiểu văn bản
Kí ức tuổi thơ hiện lên trong tâm tưởng nhà thơ rất sông động, rưng rưng cảm xúc, vừa riêng tư, vừa gần gũi với mọi người. Cuộc sông ở làng quê qua cảm nhận của một cậu bé hồn nhiên, nhiều mơ mộng rất yên bình, đẹp đẽ. Cậu say mê những trò chơi con trẻ (câu cá, bắt chim, theo bà đi chợ, hái trộm nhãn,...). Đặc biệt, cậu say mê thế giới hư ảo của tiên Phật, thánh thần: chơi đền Cây Thị, xem lễ đền Sòng. Ân tượng sâu đậm nhất trong cậu là mùi thơm hương trầm, hương huệ và điệu hát văn của cô đồng; đó là nét tâm lí rất điển hình cho lứa tuổi thiếu nhi.
Hình tượng người bà có sức ám ảnh, cuôn hút người đọc do tính chân thực của đời sông và do cái nhìn trìu mêh, xót xa, pha hối hận của người cháu.
Cuộc đời thực của người bà là như thế nào? - Bà mò cua xúc tép, bà xuôi ngược buôn bán với bước chân thập thững những đêm giá rét. Bà ăn củ dong riềng luộc sượng cho qua cơn đói khát. Giữa thời buổi chiến tranh ác liệt, bom thổi bay nhà, bà phải đi bán trứng ở ga Lèn. Đấy là hình ảnh tảo tần lam lũ, cũng là biểu tượng của lòng thương yêu con cháu, của bản lĩnh sống kiên cường mà thầm lặng giữa hoàn cảnh khó khăn. Hình tượng này giản dị mà lớn lao, thân thiết mà gợi nhiều xót xa thương cảm.	/
Từ láy thập thững là một từ rất dân dã, có giá trị tạo hình cao. Nó diễn tả bước chân khó nhọc, không chắc chắn, không tự chủ được của người đi (hoặc do đường gập ghềnh, hoặc do tối tàm không nhìn rõ, hoặc do kiệt sức). Nhất là khi diễn tả bước chân người già, từ thập thững có tính biểu cảm đặc biệt.
Nguyễn Duy dùng từ thập thững để nói cái bước chân khó nhọc của người bà và cũng gợi lên sự thương cảm xót xa. Từ thập thững nghiêng về sắc thái cụ thể (gợi cả ấn tượng về thị giác lẫn thính giác). Hai thanh trắc của từ như đặc tả sức nặng đè trên đôi vai người bà.
Hai câu thơ Tôi trong suốt giữa hai bờ hư - thực / giữa bà tôi và tiên, Phật, thánh, thần là sự tự nhìn lại của nhân vật “tôi”, cần làm rõ ý nghĩa tượng trưng trong các từ: trong suốt, hai bờ, hư, thực. Hai bờ là ranh giới phân định: bên hư - thế giới của tiên Phật, thánh thần, thế giới huyền thoại, cổ tích; bên thực - cuộc đời vất vả của bà. Trong suốt là trạng thái nhận thức thơ ngây, trong trẻo của trẻ nhỏ, là tâm hồ;n vô tư của trẻ nhỏ. Cậu bé đã bình yên sống trong niềm tin về sự gần gui, tương đồng giữa hai thế giới thực và ảo. Niềm tin dẫu đẹp đến đâu nhưng phi thực tế cũng bắt con người phải trả giá: cậu bé đã không nhìn rõ được nỗi vất vả của bà nên thành ra kẻ vô tâm (yêu bà mà không biết thương bà).
Đền Sòng bay, bay tuốt cả chùa chiền / thánh với Phật rủ nhau đi dâu hết. Các từ bay tuốt, rủ nhau mang sắc thái hài hước, dí dỏm có pha cả chút mỉa mai. Hiện thực trần trụi phơi bày ngay trước mắt, đập vỡ mọi điều mơ mộng hão huyền: bom không chỉ thổi bay mái nhà nghèo của bà mà còn làm bay tuốt cả chùa chiền, đền miếu. Thần, Phật chẳng cứu nổi mình còn cứu được ai ? Cái vỏ huyền thoại vỡ ra để lộ sự thật cay đắng. Khổ thơ là bài học nhẹ nhàng mà thấm thìa: đừng tự ru mình trong những ảo ảnh ngọt ngào, sông giữa cõi thực hãy nhìn bằng con mắt tỉnh táo. Không thể chông lại cái xấu, cái ác bằng niềm tin thơ ngây được.
Mạch liên kết cảm.xúc của bài thơ như sau: Người cháu nay là lính, xa quê ngoại đã lâu - sau bao trải nghiệm, trưởng thành về nhận thức, có một lúc nhớ tới bà ngoại, kí ức tuổi thơ sông đậy. Hình ảnh bà hiện về cùng với khung cảnh thân thiết của quê hương. Cháu thương bà trong nỗi ân hận muộn màng vì khi ấu thơ được sông cạnh bà đã không hiểu được cuộc đời cơ cực, nghèo khổ của bà do cháu cứ mải thả hồn vào cõi mộng ảo. Cảm thông, thương mến bà mình cũng là cảm thông, thương mến quê hương.
Một tình yêu dựa trên cơ sở sự thấu hiểu có giá trị hơn nhiều so với một tình yêu thuần cảm tính. Người ta sống trong hiện tại bằng cả ý thức về quá khứ' và tương lai. Đó là sự gợi nhắc nhỏ nhẹ mà thấm thìa.
c. Tổng kết
“Đò Lèn” tập trung những nét tiêu biểu nhất trong phong cách thơ Nguyễn Duy: mối quan tâm đến những giá trị vĩnh hằng, sự thiết tha hướng đến sô' phận nhân dân, chất triết lí thâm trầm kết hạp với chất hóm hlnh dân dã, ...
Nhân vật trữ tình trong thơ Nguyễn Duy dường như lúc nào cũng thường trực một nỗi niềm “thương nhớ đồng quê”, ý thức về mình của cái tôi Nguyễn Duy không khi nào tách khỏi ý thức về nguồn cội.
II. Tư LIỆU THAM KHẢO
... Câu thơ giản dị nhất, đau xót nhất: “Khi tôi biết thương bà thì đã muộn” mang tất cả linh hồn của bài thơ. Và tôi coi Đò Lèn là bài thơ hay nhất, mang trọn vẹn phong cách thơ Nguyễn Duy.	1
Bài thơ như một câu chuyện kể, có côt truyện, có nhân vật, có không gian và thời gian... và được vào đề rất hồn nhiên. Thoạt đầu, nhà thơ kể về sự gắn bó của minh với quê ngoại. Người xưa nói: “Cháu ngoại vác mai qua mồ”. Nhưng với bé Duy, quê ngoại gắn bó với toàn bộ thời thơ ấu của anh. Chỉ bằng việc anh kể ra một loạt địa danh của vùng Đò Lèn, Hà Trung (Thanh Hoá), người đọc đã hiểu và tin nhà thơ gắn bó máu thịt với quê ngoại và bà ngoại như thế nào. Mười hai địa danh được liệt kê một cách đầy nghệ thuật bởi mỗi địa danh đều được thổi vào tâm trạng, tâm hồn, nông nỗi của bà ngoại anh, đến nỗi nếu không có những địa danh ấy, ta không hình dung ra gương mặt tinh thần của bà ngoại anh được. Đây nhé: “Thuở nhỏ tôi ra Cóng Na câu cá, níu váy bà đi chợ Bình Lâm..”. Rồi nào là: “Bắt chim sẻ ở vành tai tượng Phật, và đôi khi ăn trộm nhãn chùa Trần...”. Nguyễn Duy kể tên những cống, những chợ, những đền, những chùa., một cách hết sức tự nhiên mà xiết bao hoài niệm. Trong mạch hồi ức miên man của mình, anh còn kể tiếp:
Thuở nhỏ tôi lên chơi đền Cây Thị chân đát đi đêm xem lễ đền Sòng mùi huệ trắng quyện khói trầm thơm lắm điệu hát văn lảo đảo bóng cô đồng
Đến khổ thơ thứ ba, tâm thế của nhà thơ chuyển đột ngột như một thắt nút đầy kịch tính. Những trò chơi hồn nhiên, vô tư đến vô tâm của thời thơ ấu sáng trong đã đập mặt vào thực tế đầy khắc nghiệt. Nhà thơ sực tỉnh và bỗng lớn vượt lên như một sự giã từ tuổi thơ để bước sang tuổi thành niên. Những lời thơ ở khổ thơ này, vì thế đã mang màu suy ngẫm:
Tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế bà mò cua xúc tép ở đồng Quan bà đi gánh chè xanh Ba Trại
Quán Cháo, Đồng Giao thập thững những đêm hàn
Nếu ai từng biết hoặc đã từng qua những địa danh mà Nguyễn Duy vừa kể, sẽ hiểu được nỗi gian truân trong cuộc mưu sinh gian khó của bà anh. Hình ảnh người bà thân cò lặn lội hiện lên trước mắt người đọc như những thước phim quay chậm, chỉ đọc thôi đã muôn trào nước mắt. Rồi qua quãng mô tả đầy sức gợi của tâm cảm ấy, khúc trữ tình độc thoại trong sâu thẳm tiềm thức nhà thơ bỗng cất lên, cao vút rồi trầm lắng, bình tĩnh mà xót xa! Có thể đây là một thú nhận, mọt ăn năn vì mình có lỗi với bà,, vì mình quá trong sáng và thơ ngây, vì mình quá vô tâm nữa:
Tôi trong suốt giữa hai bờ hư thực giữa bà tôi và tiên, Phật, thánh, thần cái năm đói, củ dong riềng luộc sượng cứ nghe thơm mùi huệ trắng, hương trầm
Sau tất cả hồn nhiên, vô tư và thức ngộ ấy, nhà thơ đã biến thành chàng trai, một chàng trai khác. Hiện thực khắc nghiệt của đời sông, cuộc chiến tranh chông Mĩ ập tới, làm đảo lộn tất cả, một đảo lộn vừa đau đớn vừa xót xa. Nhà thơ kể bằng một giọng rất thản nhiên,' rất tỉnh, rất văn xuôi mà đầy giông bão, như nghiên răng mà kể, rằng:
Bom Mỹ giội, nhà bà tôi bay mất đền Sòng bay, bay tuốt cả chùa chiền thánh với Phật rủ nhau đi đâu hết bà tôi đi bán trứng ở ga Lèn
Những động từ bay mất, bay, bay tuốt, đi đâu hết... nghe tưng tửng, thản nhiên mà trào nước mắt, vi sau tất cả là bà tôi đi bán trứng ở ga Lèn. Hình ảnh cuối cùng in vào tâm khảm nhà thơ là hình ảnh người bà ngoại đang bán trứng ở ga Lèn. Anh mang hình ảnh đó vào chiến trường, làm “lương khô” cho mỗi trận đánh và suốt cả đời mình. Nỗi xa xót cuối cùng của người cháu thi sĩ ấy là ngày trở lại, ngày chiến thắng trở về, anh không còn được gặp lại người bà thân yêu, mà chỉ gặp một nấm cỏ trên mộ bà:
Tôi đi lính lâu không về quê ngoại dòng sông xưa vẫn bên lở, bên bồi khi tôi biết thương bà thì đã muộn bà chỉ còn là một nấm cỏ thôi.
Trịnh Thanh Sơn