Soạn bài Hồn Trương Ba, da hàng thịt (Lưu Quang Vũ, 1981 - 1984)

  • Hồn Trương Ba, da hàng thịt (Lưu Quang Vũ, 1981 - 1984) trang 1
  • Hồn Trương Ba, da hàng thịt (Lưu Quang Vũ, 1981 - 1984) trang 2
  • Hồn Trương Ba, da hàng thịt (Lưu Quang Vũ, 1981 - 1984) trang 3
  • Hồn Trương Ba, da hàng thịt (Lưu Quang Vũ, 1981 - 1984) trang 4
HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT
Lưu Quang Vũ
I. KIẾN THỨC Cơ BẢN
A. Giới thiệu
Lưu Quang Vũ (1948 - 1988) sinh ở huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ, quê gốc ở Đà Năng. Tuổi ấu thơ, Lưu Quang Vũ sông ở vùng trung du Phú Thọ, đến năm 1954 về học ở Hà Nội. Ông từng là bộ đội trong kháng chiến chông Mĩ.
Lưu Quang Vũ bắt đầu sáng tác thơ khoảng giữa những năm 60 của thế kỉ XX, và từ đó về saù đã có nhiều bài được bạn đọc yêu mến.
Đầu những năm 80, từ thơ và truyện ngắn ông chuyển hẳn sang lĩnh vực sân khấu. Lưu Quang Vũ nhanh chóng trở thành nhà viết kịch xông xáo, sung sức nhất, đạt nhiều thành công nhất trong đời sống sân khấu Việt Nam trong những năm 80. Chỉ chưa đầy 10 năm, ông sáng tác khoảng 50 kịch bản, hầu hết đã được dàn dựng.
Ngòi bút kịch của ông nhạy bén, sắc sảo, đề cập đến hàng loạt vấn đề có tính thời sự nóng hổi trong cuộc sông đương thời, đáp ứng được những đòi hỏi của đông đảo người xem trong thời kì xã hội đang chuyển động mạnh mẽ theo hướng đổi mới.
Kịch Lưu Quang Vũ hấp dẫn chủ yếu không phải bằng xung đột xã hội gay gắt mà bằng xung đột trong cách sông và trong quan niệm sông, qua đó khẳng định khát vọng hoàn thiện cuộc sông, hoàn thiện con người.
Tài năng nghệ thuật của Lưu Quang Vũ phong phú, đa dạng: tài dựng tình huống kịch, kết hợp tính thời sự và tính muôn thuở, tính kịch và chất thơ. Ngôn ngữ trau chuốt, gợi cảm, có chiều sâu cũng là một đặc điểm và thế mạnh của nhà viết kịch - nhà thơ này.
Lưu Quang Vũ đã được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về ỵăn học nghệ thuật năm 2000.
Hồn Trương Ba, da hàng thịt được viết từ năm 1981, đến 1984 mới ra mắt công chúng, được coi là vở kịch hay nhất của Lưu Quang Vũ, đã được biểu diễn trên sân khấu trong và ngoài nước. Từ cốt truyện dân gian, tác giả đã xây dựng được một vở kịch dài, đặt ra nhiều vấn đề mới mẻ, có ý nghĩa triết học và nhân văn sâu sắc.
Truyện cổ dân gian ngắn gọn, mang một tư tưởng triết học có phần cơ bản đúng, nhưng hơi đơn giản, đề cao linh hồn, tuyệt đô'i hóa linh hồn, không chú ý đến mốì quan hệ giữa thể xác và linh hồn.
Kế thừa tư tưởng của truyện cổ dân gian, Lưu Quang Vũ cũng nhấn mạnh vai trò của linh hồn đốì với thể xác. Tuy nhiên, Lưu Quang Vũ không dừng lại ở đó. Vở kịch cho thấy sự tồn tại của thể xác độc lập với linh hồn, sự chi phôi của thể xác đô'i với linh hồn cùng những phiền toái do sự không hòa hợp, không thông nhất giữa linh hồn và thể xác, hay nói một cách khác, sự bất ổn của việc mượn thân xác người khác khiến cho mình không còn là mình nữa. Một linh hồn dù tốt đẹp nhưng khi mượn sự sông của thân xác khác thì cũng không hạnh phúc bởi nó mang mặc cảm về sự giả dối.
B. Đọc - hiểu văn bản
Ý nghĩa ẩn dụ của đoạn đối thoại giữa hồn Trương Ba - xác hàng thịt
Cuộc đôi thoại giữa hồn Trương Ba và xác ,hàng thịt là một cuộc đôi thoạị sinh động, đầy ý nghĩa triết lí.
Hành động kịch đẩy mâu thuẫn lên đến cao trào: xác hàng thịt tỏ ra lân lướt hồn Trương Ba, sỉ nhục hồn Trương Ba. Hồn Trương Ba đau khổ đêh tột độ và thấy không thể chịu đựng được nữa.
Xác hàng thịt - ẩn dụ về thể xác của con người.
Hồn Trương Ba - ẩn dụ về linh hồn con người.
Cuộc đốì thoại giữa xác hàng thịt và hồn Trương Ba là cuộc đấu tranh giữa thể xác và linh hồn trong một con người. Thể xác và linh hồn có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Thể xác có tính độc lập tương đôi của nó, có tiếng nói của nó, có khả năng tác động vào linh hồn, linh hồn phải đấu tranh với những đòi hỏi không chính đáng của thể xác để hoàn thiện nhân cách.
Sự thay đổi trong tính cách Trương Ba qua lớp Trương Ba và gia đình
Mang xác hàng thịt, hồn Trương Ba trở nên thô vụng hơn (làm gãy cây, gãy diều,...).
Hồn Trương Ba cảm thấy xa lạ hơn với những người thân (vợ muôn bỏ đi để “ông được thảnh thơi... với cô vợ người hàng thịt”; cháu nội không nhận ông vì “ông nội đời nào thô lỗ phũ phàng như vậy”; ngay cả con dâu, người thông cảm với hồn Trương Ba hơn cả, cũng thấy bôz chồng “mỗi ngày một đổi khác dần, mất mát dần”.
Hồn Trương Ba cũng nhận ra những điều đó, ông thấy không thể sông như thế được nữa, không thể khuất phục trước thể xác và tự đánh mất mình. Đoạn đốì thoại cuối lớp kịch này cho thấy rõ điều đó: “Mày đã thắng thế rồi đấy, cái thân xác không phải của ta ạ, mày đã tìm được đủ mọi cách để lấn át ta.. - Nhưng lẽ nào ta lại chịu thua mày, khuất phục mày và tự đánh mất mình ? “Chẳng cồn cách nào khác !” Mày nói như thế hả ? Nhưng có thật là không còn cách nào khác ? Không cần đến cái đời sông do mày mang lại ! Không cần !”.
Hồn Trương Ba từ chối nhập vào xác cu TỊ
Trước khi kết thúc, tác giả còn đưa nhân vật vào cuộc thử thách cuối cùng, lúc dối mặt với cái chết, trước một sự lựa chọn: nhập vào xác cu Tị, một em bé hàng xóm vừa chết. Hồn Trương Ba rất thương cu Tị vì đó là một đứa bé ngoan, bạn thân của cái Gái - cháu nội yêu quý của ông. Nhưng ông không thể tái diễn bi kịch sống trong thân xác mượn của người khác: “Không thể bên trong một đằng bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”. Vì thế ông đã xin cho cu Tị được sông lại, còn mình thì xin được chết.
Trương Ba trả xác cho anh hàng thịt và ý nghĩa của đoạn kết
Dù Đế Thích đã nói với ông về sự hư vô khủng khiếp của cái chết, hồn Trương ba vẫn kiên quyết xin trả lại thân xác cho anh hàng thịt và chấp nhận cái chết. Hành động này là sự thể hiện rõ nét nhất quan niệm sông của Trương Ba (Không thề bền trong một đằng bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn), đồng thời cũng nói lên nhân cách cao thượng của ông và tư tưởng nhân văn cao đẹp của tác phẩm.
c. Tổng kết
Qua đoạn trích trong vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”, Lưu Quang Vũ muốn gửi tới người đọc một thông điệp: Được sống làm người quý giá thật, nhưng được sống đúng là mình, sống trọn vẹn những giá trị mình vôn có và theo đuổi còn quý giá hơn. Sự sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi con người được sống tự nhiên với sự hài hòa giữa thể xác và tâm hồn. Con người phải luôn luôn biết đấu tranh với những nghịch cảnh, với chính bản thân, chống lại sự dung tục, để hoàn thiện nhân cách và vươn tái những giá trị tinh thần cao quý.
II. ĐỂ VĂN LUYỆN TẬP	
I Đềi Tưởng tượng một kết cục khác với vờ kịch và bình luận kết cục đó.
GỢI Ý
Từ những khả năng tiềm ẩn trong diễn biến cốt truyện, có thể tưởng tượng một số kết cục khác:
Nam Tào đọc lệnh của Ngọc Hoàng: “Cho phép hồn tên Trương Ba tiếp tục sông trong thân hàng thịt. Có nghĩa là từ nay việc đó được coi là hợp pháp không trái với lẽ trời nữa”. Trương Ba sung sướng vì lại được tiếp tục sông trên cõi đời, dù mình không còn là mình nữa, mình đang đần dần trở thành người khác. Trương Ba bỏ hẳn nhà mình, dần quên những người thân yêu của mình, quên làm vườn, quên đánh cờ, ngày càng say sưa vui thú với vợ anh hàng thịt, quen dần với chuyện buôn bán, tính toán, trở thành một kẻ cục cằn, thô bỉ. Trương Ba chỉ cần được sông, bằng mọi giá, dù có phải sông nhục nhã, sông thấp hèn. Đến lúc ấy Trương Ba đã hoàn toàn chết hẳn, không ai còn nhớ đã từng có một Trương Ba trên cõi đời. Đấy chính là ẩn dụ về sự chiến thắng của thể xác với linh hồn, sự phụ thuộc của con người vào hoàn cảnh, con người trượt dài trên cái dốc của sự tha hóa và hoàn toàn đánh mất mình.
Đế Thích nói với hồn Trương Ba: “Ngay bây giờ đây, ông sẽ trả cái thân thể này cho anh hàng thịt, tôi sẽ làm cho hồn ông nhập vào xác cu Tị. Như vậy là anh hàng thịt được sông, hồn ông vẫn có chỗ trú, mà cái thân thể bé nhỏ của cu Tị sẽ không bị mất đi”. Trương Ba sung sướng quá, thế là mình được tiếp tục sông một cuộc đời còn dài hơn nhiều đời anh hàng thịt, vì cu Tị mới chỉ là một đứa trẻ. Trương Ba cũng tưởng tượng thấy bao nhiêu là rắc rối khi sông trong thân xác cu Tị: “Thử hình dung xem nào... sẽ phải giải thích cho chị Lụa: Tôi không phải là con chị, chị ấy sẽ không nguôi thương nhớ con [...]. Có khi tôi còn phải sang nhà chị Lụa ở... Rồi còn hàng xóm, lí trưởng, trương tuần [...]. Bà vợ tôi, các con tôi sẽ nghĩ ngợi, xử sự thế nào, khi chồng minh, bô' mình mang thân một thằng bé lên mười...”. Dù vậy, lòng ham sông vẫn lớn hơn tất cả, Trương Ba bất chấp mọi sự rắc rối gây ra cho mọi người xung quanh, chĩ cần được sông. Đấy cũng là bi kịch con người tự đánh mất mình, hoàn toàn trở thành một kẻ ích kỉ đến tàn nhẫn.
Những kết cục trên đây đều dẫn đến việc con người không còn là mình, trở thành một kẻ hoàn toàn khác, %ch kỉ, tàn nhẫn, trái với bản chát vòn có của con người. Vì thế, để con người được sông thật là mình, để con người thực sự là Con Người, chỉ có kết cục trong kịch của Lưu Quang Vũ là duy nhất đúng.
Đề: Từ nội dung vở kịch và hình tượng Trương Ba, phát biểu khái quát về mô'i quan hệ giữa thể xác và linh hồn con người. Từ đó, suy nghĩ rộng thêm về quan hệ giữa nội dung và hình thức trong sự vật, trong đời sông.
GỢIÝ
Thể xác và linh hồn là hai phần gắn bó hữu cơ làm nên một con người. Thể xác là nơi trú ngụ của linh hồn; linh hồn tạo nên sự sống, sự hoạt động của thể xác và điều khiển thể xác. Tuy vậy, thể xác cũng có tình độc lập tương đối của nó, nếu linh hồn không giữ vững ý chí, thì những nhu cầu, những đòi hỏi của thể xác có thể tác động tới linh hồn, làm thay đổi bản chất của linh hồn. Cuộc đấu tranh giữa linh hồn với thể xác là để đạt tới sự hòa hợp, thống nhất, để con người làm chủ bản thân và hoàn thiện nhân cách.
Vấn đề quan hệ giữa linh hồn và thể xác trong đoạn trích có thể khiến người ta liên tưởng đến mối quan hệ giữa nội dung với hình thức trong mỗi sự vật của đời sốhg, cho dù đó là hai cặp phạm trù không đồng nhất, không thể suy cái này ra cái kia một cách tịnh tiến. Khi nội dung và hình thức phù hợp với nhau thì sự vật tồn tại và phát triển; khi nội dung và hình thức không phù hợp với nhau thì sự phát triển bị kìm hãm, thậm chí sự tồn tại của sự vật bị đe dọa. Hình thức là phương tiện biểu hiện của nội dung; nội dung đóng vai trò chủ đạo và quyết định, nó tạo nên ý nghĩa tồn tại của hình thức. Sự vật luôn cần sự thống nhất giữa hình thức và nội dung, cũng như con người luôn cần có sự hài hòa của thể xác và linh hồn.