Bài 23: Hãy kể lại hai mẩu chuyện về Yết Kiêu

  • Bài 23: Hãy kể lại hai mẩu chuyện về Yết Kiêu trang 1
  • Bài 23: Hãy kể lại hai mẩu chuyện về Yết Kiêu trang 2
Bài 23
Hãy kể lại hai mẩu chuyện về Yết Kiêu
Bài làm
Mùa hè năm 1257, cả Kinh thành Thăng Long náo động. Tin dữ lan truyền: đại binh Mông cổ sắp kéo sang xâm lấn bờ cõi Đại Việt. Tiếng tù và rúc thâu đêm. Các lò rèn đỏ lửa suốt đêm ngày hối hả rèn giáo, mác. Từng đoàn hào kiệt khắp nơi đổ về Giảng Võ - đại võ đường Thăng Long. Suốt đêm Yết Kiêu trằn trọc thao thức. Lời hịch “Dẫu cho trăm thân này phơi ngoại nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa ta cũng vui lòng” như ngọn lửa đốt cháy trái tim chàng trai làng chài.
Mờ sáng, Yết Kiêu lên nhà trên gặp thân phụ.
Thưa cha, con đi giết giặc đây!
Ngọn đèn trên án thư được khêu to. Ánh đèn lay động cả gian nhà. Người cha nhìn đứa con trai vạm vỡ đứng trước mặt, nhẹ cất tiếng ướm hỏi:
Con ơi! Gia cảnh nhà ta... mẹ con mất sớm... cha tàn tật, già yếu... sớm khuya biết lấy ai đỡ đần?
Yết Kiêu nghẹn ngào thưa:
Cha ơi! Sơn hà nguy biến! Nợ non sông đè nặng đôi vai. Kẻ nam nhi thời loạn không thể ru rú nơi xó nhà, không thể buộc chặt mình với con thuyền tay lưới. Cha ơi! Chí làm trai... Nước mất thì nhà tan!
Nước mắt già long lanh. Người cha đứng dây, đặt tay lên vai Yết Kiêu. Một giọng trầm cất lên:
Cha hiểu lòng con! Cha tin con! Hãy gấp bước lên đường!
Lần đầu tiên, Yết Kiêu mới đặt chân đến Kinh kì Thăng Long. Đại võ đường Giảng Võ đông nghịt các hào kiệt, các tráng sĩ từ rừng cao đến trung du miền biển, từ Hoan, Diễn đến Kinh Bắc, xứ Đông, xứ Đoài đổ về. Cánh tay người nào cũng thích đậm hai chữ “Sát Thát”.
Buổi sáng hôm ấy, Yết Kiêu mới được yết kiến vua Trần Nhân Tông, cũng là lần đầu tiên anh con trai làng chài được nhìn thấy vị Tiết chế thống lĩnh Trần Quốc Tuấn, oai phong lẫm liệt.
Nhìn Yết Kiêu, nhà vua cất tiếng nói:
Trẫm cho tráng sĩ tự chọn lấy một thứ binh khí.
Yết Kiêu quỳ xuống, hai tay đặt ngang trán, cung kính:
Muôn tâu Bệ hạ, thần chỉ xin một chiếc dùi sắt.
Để làm gì?
Muôn tâu Đức vua, để dùi thủng chiến thuyền của giặc, để đánh tan thuỷ quân Mông cổ. Thần là con rái cá vùng sông Cái có thể lặn hàng giờ dưới nước.
Nhà vua thoáng nghĩ “Trời đã cho ta một bậc kì tài”, nén xúc động hỏi tiếp tráng sĩ:
Ngươi là dân thường mà phi thường. Bậc thánh nhân đã dạy ngươi được như thế ư?
Yết Kiêu ngẩng cao đầu, thưa:
Muôn tâu Bệ hạ, người đó là cha thần.
Thế ai dạy thân phụ của tráng sĩ?
Muôn tâu Đức vua: Ông nội thần.
Vậy ai dạy lão gia của tráng sĩ?
Đôi mắt Yết Kiêu sáng long lanh. Chàng hướng về đức minh quân, kính cẩn tâu:
Muôn tâu Đức vua. Vì căm thù giặc phương Bắc và noi gương người xưa mà ông nội của thần đã dày công rèn luyện.
Lê Phương Anh, 4C
Trường Tiểu học Võ Thị Sáu - Hà Nội