Bài 62: Kể lại một lễ hội mà em được tham dự: Hội thề Đồng Cổ

  • Bài 62: Kể lại một lễ hội mà em được tham dự: Hội thề Đồng Cổ trang 1
Bài 62
Kể về một lễ hội dãn gian mà em đã được tham dự
Bài làm
Hội thề Đồng Cổ
Đền Đồng cổ, nay thuộc phường Bưởi, quận Ba Đình, Hà Nội, thờ thần Đồng Cổ. Đền Đồng cổ xa xưa vốn ở Đan Nê, tỉnh Thanh Hoá, về sau được tạo dựng ở kinh thành Thăng Long từ thời Lý.
Theo tục truyền thì Lý Thái Tông (1028-1054) khi được truyền ngôi (ngày 25 tháng 3 năm Mậu Thìn, 1028), đêm trước lên ngôi báu, mộng thấy thần Đồng Cổ báo mộng có loạn Tam Vương ( Đông Chinh, Đức Thánh và Vũ Đức). Vua bèn sai tướng quân Lê Phụng Hiểu phòng bị, và đã ngăn chặn được nội loạn. Lý Thái Tông cảm công đức của Thần, cho rước thần Đồng cổ từ Đan Nê về, lập đền thờ ở Thăng Long, phong cho Thần là Đại Vương Thiên Hạ Minh Chủ (người chủ trì việc thề ước trong nước).
Ngày 25 tháng 3 nãm đó, Lý Thái Tông sai đắp đàn, dựng cờ xí, bày lễ vật hương hoa, cùng bách võ bá quan trong triều đến miếu thờ Đồng cổ đọc lời thề: “Làm con bất hiếu, làm tôi bất trung, thần minh giết chết”. Sau lời thề, vua tôi cùng uống máu ãn thề, nguyện giữ yên xã tắc non sông.
Về sau, vua chọn ngày mùng 4 tháng 4 hằng năm làm lễ hội thề ở miếu Đồng Cổ và hội thề trong cả nước, trùng với ngày “cá đi ăn thề” để đến ngày Phật Đản (mùng Tám tháng Tư) “cá vượt Vũ Môn” hoá thành rồng.
Từ đó về sau, suốt mấy trăm năm, từ thời Lý, thời Trần, thời Lê, lễ hội Đồng Cổ là lễ hội thiêng liêng nhất, nêu cao truyền thống trung hiếu của dân tộc. Đúng ngày lễ hội, hàng vạn người khắp kinh kì Thăng Long đã đổ về đền Đồng cổ dự ngày hội Non Sông.
Hoàng Đức Khải, 4A
Trường Tiểu học Đông Anh - Hà Nội