Bài 67: Giới thiệu và kể lại một vài nét về di tích lịch sử văn hoá mà em biết hoặc đã đến tham quan: Đền Đô

  • Bài 67: Giới thiệu và kể lại một vài nét về di tích lịch sử văn hoá mà em biết hoặc đã đến tham quan: Đền Đô trang 1
  • Bài 67: Giới thiệu và kể lại một vài nét về di tích lịch sử văn hoá mà em biết hoặc đã đến tham quan: Đền Đô trang 2
Bài 67
Giới thiệu và kể lại một vài nét vê di tích lịch sử văn hoá
mà em biết hoặc đã đến tham quan
Bài làm
Đền Đô
Đền Đô còn có tên gọi là cổ Pháp Điện, là nơi thờ tám vị vua triều Lý trên hương Cổ Pháp, Đình Bảng, Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, nên còn có tên là Đền Lý Bát Đế.
Đền Đô gần quốc lộ 1A, cách Hà Nội độ 16 - 17km, và cách thành phố Bắc Ninh khoảng 14km.
Triều đại nhà Lý trị vì đất nước 216 năm (1009 - 1225) với chín đời vua: Lý Thái Tổ (Lý Công uẩn), Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông, Lý Thần Tông, Lý Anh Tông, Lý Cao Tông, Lý Huệ Tông, Lý Chiêu Hoàng, là một trong những triều đại mở đầu nền độc lập, tự chủ và tự cường của đất nước, dân tộc ta sau một nghìn năm Bắc thuộc. Lý Chiêu Hoàng không được thờ ở cổ Pháp Điện.
Năm 1010, Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La, rồi đổi tên là kinh thành Thăng Long. Chiếu dời đô là một văn kiện lịch sử trọng đại.
Năm 1054, Lý Thánh Tông đặt quốc hiệu là Đại Việt.
Từ năm 1075 - 1077, dưới triều đại vua Lý Nhân Tông, Đại Việt đã đánh thắng giặc Tống xâm lược. Trang sử vàng chói lọi ấy đã được người anh hùng Lý Thường Kiệt thể hiện trong bài thơ Nam quốc sơn hà - được coi là bản “Tuyên ngôn Độc lập” đầu tiên của dân tộc ta.
Triều đại nhà Lý đã ban bố Hình thư - bộ luật pháp thành văn đầu tiên của Đại Việt, ban Chiếu khuyến nông, đắp đê Cơ Xá, mở cảng Vân Đồn, xây Văn miếu, lập Quốc Tử Giám, v.v... Công lao của triều Lý đối với dân tộc ta và đất nước ta thật to lớn, đã mở ra “kỷ nguyên Thăng Long” vô cùng tráng lệ.
Đền Đô là công trình lịch sử - văn hoá tiêu biểu của Kinh Bắc, của đất nước ta. Bia cổ đền cổ Pháp do Trạng nguyên Phùng Khắc Khoan biên soạn năm 1605 đã ghi rõ: "Dẫu thời vận đã hết, công đức Lý triều vẫn phải duy trì để người nước Nam đời đời ghi nhớ"...
Đền Đô đã trải qua nhiều biến đổi hoang tàn. Trong thế kỉ 15, giặc Minh tàn phá đền Đô. Nãm 1605, vua Lê Kính Tông đã cho xây dựng lại đền Đô hoành tráng. Năm 1949 - 1950, giặc Pháp đánh chiếm Bắc Ninh, đền Đô lại bị tàn phá tan hoang. Sau ngày đánh thắng giặc Pháp và giặc Mỹ xâm lược, đền Đô mới được xây dựng lại, ngày một đàng hoàng hơn, to đẹp hơn. Có thể nói, mãi đến năm 2006, công việc tái dựng và trùng tu đền Đô mới căn bản hoàn thành, mang tầm vóc lịch sử - văn hoá đáng tự hào của quê hương cổ Pháp - Đình Bảng, của đất nước và con người Việt Nam.
Ngày nay, du khách đến thăm đền Đô sẽ được ngắm nhìn, ngưỡng mộ các công trình như: hồ bán nguyệt và thuỷ đình, nhà Văn Chỉ, nhà Võ Chỉ, Ngũ Long Môn, tường thành, sân rồng, hai Voi thờ, hai nhà khách, hai nhà kiệu, đền vua Bà, nhà Phương Đình, hai cổng nội thành xưa, nhà Tiền tế, nhà để kiệu thờ, nhà Quyển bồng, hậu cung, nhà bia, .... Tất cả như những chứng nhân lịch sử, những ánh hào quang của một triều đại được sống dậy và chói lọi trong lòng người, trong dòng chảy lịch sử sau một nghìn nãm đằng đẵng.
Những bia đá, tượng đá, những hoành phi câu đối, tượng thờ sơn son thiếp vàng, những mái nhà, nóc điện cao vút như: phượng rồng tung cánh bay lên, những bức chạm tinh xảo, những cột nhà đồ sộ;... nơi đền Đô sẽ để lại dấu ấn không thể phai mờ cho bất cứ người nào đã một lần đến thăm thú đền Đô.